quy hoạch, bồi dưỡng giáo viên gặp nhiều khó khăn.
2.2.3. Về kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên
Thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra của nhà trường xây dựng từ đầu năm học. Về công tác kiểm tra của Ban giám hiệu được thực hiện như sau: 1/3 giáo viên được tham gia kiểm tra toàn diện, ngoài ra còn thực hiện kiểm tra theo chuyên đề và công tác kiêm nhiệm. Thời gian kiểm tra thực hiện từ tháng 9 đến cuối tháng 4 năm sau (theo năm học).
Nhà trường thành lập ban kiểm tra theo đúng với tinh thần chỉ đạo của thanh tra Sở GD& ĐT Hà Nội. Tổ trưởng và nhóm trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu về việc kiểm tra nền nếp chuyên môn; dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm và tư vấn cho các thành viên trong tổ. Việc kiểm tra nội bộ kết hợp cả 2 hình thức: kiểm tra theo kế hoạch (đã báo trước) và hình thức kiểm tra đột xuất (không báo trước).
Kết quả kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên luôn công khai, khách quan và công bằng, tạo được niềm tin của đội ngũ nhà giáo, có tác dụng kích thích giáo viên thường tự học, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình dộ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Tuy nhiên việc kiểm tra đội ngũ giáo viên chưa thật sự thường xuyên, liên tục. Đôi lúc, trong khâu đánh giá chưa thật sự khách quan, còn e dè, nể nang.
2.2.4. Về chính sách đãi ngộ, khen thưởng, môi trường làm việc cho giáo viên viên
Hoàn cảnh sống của cán bộ, giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của nhà trường. Vì vậy, người lãnh đạo cần phải có sự quan tâm các chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên.
Những năm gần đây, nhà trường phối hợp với Công đoàn chăm lo đời sống về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tổ chức các hoạt động chuyên môn, văn nghệ, TDTT để chào mừng các ngày
lễ lớn trong năm, cụ thể là: tổ chức hội giảng, thi viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học, thi nữ cán bộ, giáo viên nhân viên khéo tay, thi đấu TDTT. Tổ chức gặp mặt truyền thống giữa CB-GV-NV đã nghỉ hưu và CB- GV-NV đang công tác nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; tổ chức gặp mặt CB-GV-NV đã từng công tác trong quân đội và CB-GV-NV có thân nhân đã và đang công tác trong quân đội nhân dịp 22/12 để giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta: “Uống nước nhớ nguồn”. Tổ chức thăm hỏi bản thân cán bộ, giáo viên, nhân viên; thân nhân, tứ thân phụ mẫu, con cái cán bộ, giáo viên, nhân viên khi gặp khó khăn, hoạn nạn, thưởng cho con CB, GV, NV đạt thành tích cao trong học tập. Nhà trường đã chú ý đến trang bị các phương tiện dạy học hiện đại, tài liệu giảng dạy, tủ đựng, hỗ trợ văn phòng phẩm, phòng nghỉ cho giáo viên. Nhà trường đã từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CB, GV, NV; Có chế độ tuyên dương, khen thưởng kịp thời như thưởng tiền, tăng lương sớm, tuyên dương trong các hội nghị tổng kết, đã được xây dựng rất chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường. Chính những hoạt động trên đã tạo không khí phấn khởi trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên, góp phần tích cực nâng cao chất lượng công tác.
Tuy nhiên, các chính sách của nhà trường vẫn chưa thực sự đáp ứng được hết trước yêu cầu, công sức mà viên chức nhà trường đã cống hiến. Ngân sách, các nguồn huy động còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
Tóm lại, đây là vấn đề đòi hỏi các cấp quản lý cần phải quan tâm, tính toán điều chỉnh xây dựng kế hoạch chiến lược sát với thực tế tình hình địa phương và nhà trường. Làm tốt hơn nữa công tác tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương và ngành về chính sách đãi ngộ cho CB, GV, NV làm công tác giáo dục. Nhà trường cần phải kích thích động cơ phấn đấu học tập, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo viên trường THCS Uy Nỗ Qua phân tích thực trạng trường THCS Uy Nỗ, công tác quản lý giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp có những điểm mạnh và những khó khăn, tồn tại như sau: