Dòng thông tin

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HẢI SẢN CỦA CÔNG TY TNHH TM BẢO LONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 40)

- Nhân viên bán hàng: hỗ trợ bán hàng, bảo quản, kiểm tra chất lượng hàng của

c) Dòng thông tin

Thông tin giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh, hoạt động phân phối diễn ra nhanh hay chậm, hiệu quả hay không hiệu quả nó phụ thuộc rất nhiều vào thông tin.

Dòng chảy thông tin trong hoạt động phân phối của công ty Bảo Long được chia làm hai dòng: dòng thông tin từ công ty đến khách hàng và ngược lại.

Hình 4.4. Dòng Thông Tin Trong Hoạt Động Phân Phối Của Công Ty

Nguồn tin: Thông tin tổng hợp  Dòng thông tin từ công ty đến khách hàng

Dòng thông tin từ công ty đến khách hàng chủ yếu mang tính chất triển khai các kế hoạch. Thông tin từ ban lãnh đạo đến các nhân viên như thông báo về kế hoạch, chỉ tiêu doanh số, các chương trình khuyến mãi, giảm giá, thông tin về sản phẩm mới, các chính sách chế độ mới áp dụng cho công nhân viên, mục tiêu phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh. Thông tin này được thực hiện thông qua, email, fax, điện thoại, trực tiếp, văn bản; ngoài ra ban lãnh đạo trực tiếp thông tin cho nhà phân phối về các chính sách, các thoả thuận mới,…của công ty và ban lãnh đạo sẽ nhận thông tin phản hồi từ

nhà phân phối. Kế tiếp là nhân viên bán hàng sẽ thông báo cho khách hàng biết về các chương trình được phổ biến từ ban lãnh. Luồng thông tin rất quan trọng trong tất cả các doanh nghiệp. Các thành viên trong kênh luôn phải nắm bắt tất cả các thông tin từ các cấp chuyển qua. Việc nắm bắt thông tin kịp thời sẽ thể hiện một doanh nghiệp thành đạt, nếu thông tin không được cập nhập kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Hệ thống thông tin trong hệ thống phân phối là công cụ để các nhà lãnh đạo thực hiện quyền hạn của mình một cách có hiệu quả.

Dòng thông tin từ khách hàng đến Công ty

Dòng thông tin từ khách hàng đến công ty mang tính chất thống kê tập hợp thông tin. Nhân viên bán hàng sẽ thu thập, tiếp nhận thông tin từ khách hàng như là thông tin về nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng, thông tin về đối thủ cạnh tranh, về thị trường,…sau đó nhân viên bán hàng sẽ tổng hợp thông tin và báo cáo trực tiếp cho nhà phân phối về tình hình tiêu thụ, sự thỏa mãn, những khó khăn, hay các khiếu nại của khách hàng, thông tin về người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, những áp lực của khách hàng đối với công ty. Còn khách hàng cung cấp thông tin cho nhà phân phối các thông tin như là cách thức làm việc của nhân viên bán hàng của công ty. Từ đó, nhà phân phối có những biện pháp giải quyết kịp thời cho khách hàng và có những điều chỉnh đối với nhân viên. Cuối cùng, cấp quản lý sẽ thống kê tập hợp thông tin cho ban lãnh đạo xử lý, đánh giá, kiểm soát hoạt động phân phối của hệ thống thông qua các cuộc họp định kỳ, đột xuất giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết định, các điều chỉnh kịp thời cũng như làm dữ liệu để ban lãnh đạo lập các kế hoạch hành động cho hoạt động sắp tới.

Nhìn chung, công ty có cấu trúc kênh phân phối ngắn nên thông tin được truyền tải trong hoạt động phân phối tương đối nhanh vì vậy thông tin được cập nhật nhanh, ít sai lệch, dễ kiểm soát thông tin, xử lý kịp thời thông tin. Thông tin trong hệ thống phân phối của công ty chủ yếu qua điện thoại, fax, trực tiếp,email. Đôi lúc xảy ra tình trạng sai lệch thông tin làm tăng chi phí trung gian như chi phí vận chuyển, chi phí hoá đơn, mặt khác làm giảm lòng tin đối với khách hàng. Công ty cần tối ưu hoá thông tin để hoạt động lúc nào cũng diễn ra thông suốt, hiệu quả hơn.

Tình hình tài chính của công ty là yếu tố quan trọng giúp ban lãnh đạo biết được thực trạng của doanh nghiệp, nắm vững được tiềm năng, thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay chưa tốt đồng thời cũng thấy được những rủi ro hoặc triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai, nó còn ảnh hưởng đến các thành viên kênh.

Qua bảng 4.3, ta thấy tài sản năm 2007 tăng 68,12% so với năm 2006. Nguyên nhân chính là do vốn bằng tiền tăng 1.229.128.914 đồng, tương đương tăng 1056,95% so với năm 2006 các khoản phải thu giảm chứng tỏ chính sách tín dụng và công tác thu hồi vốn của công ty có hiệu quả. Hàng tồn kho năm 2007 tăng 575,32% so với năm 2006, cho thấy công tác tồn kho của công ty chưa hiệu quả. Ngoài ra, trong tổng nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả năm 2006 là 569.886.198 nghìn đồng, năm 2007 là 800.000.000 đồng tăng 230.113.802 đồng (tăng 40,38%) là do sự gia tăng nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu (năm 2007 là 1.006.235.117 đồng) cao hơn so với nợ phải trả (năm 2007 là 800.000.000 đồng) cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp tăng.

Bảng 4.3. Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2006 - 2007

Khoản mục Năm 2007 Năm 2006

Chênh lệch (2007/2006) ±∆ (%) TÀI SẢN 1.806.235.11 7 1.074.371.61 2 731.863.505 68,12 A. Tài sản ngắn hạn 1.806.235.11 7 1.074.371.61 2 731.863.505 68,12 I. Tiền 1.345.419.391 116.290.477 1.229.128.914 1056,95

II. Các khoản phải thu 288.457.734 889.966.016 -601.508.282 -67,59 III. Hàng tồn kho 157.195.393 23.377.114 133.918.279 575,32 IV. Tài sản ngắn hạn khác 15.162.559 44.838.005 -29.575446 -65,96 B. Tài sản dài hạn NGUỒN VỐN 1.806.235.11 7 1.074.371.61 2 731.863.505 68,12 A. Nợ phải trả 800.000.000 569.886.198 230.113.802 40,38 I. Nợ ngắn hạn 800.000.000 569.886.198 230.113.802 40,38 B.VCSH 1.006.235.11 7 504.485.414 501.749.703 99,46 ĐVT: đồng

Nguồn tin: Phòng kinh doanh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HẢI SẢN CỦA CÔNG TY TNHH TM BẢO LONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w