thập thông tin, số liệu để nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu. Trong phạm vi khóa luận này, phương pháp được sử dụng để đánh giá số liệu thứ cấp thu thập được, đồng thời thông qua đó đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống phân phối của công ty. Các số liệu được xử lý thông qua phần mềm Excel.
- Phỏng vấn trực tiếp các nhà phân phối, khách hàng và thu thập ý kiến đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm thông qua nhận viên hỗ trợ bán hàng của công ty tại siêu thị.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: tức tham khảo các thông tin có liên quan đến ngành thuỷ hải sản thông qua sách, báo, internet.
- Khóa luận có sử dụng ma trận SWOT nhằm phân tích các mặt mạnh, yếu, thuận lợi và thách thức đối với ngành thuỷ hải sản, từ đó giúp ích cho việc đề xuất các giải pháp có liên quan.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng hệ thống phân phối trên thị trường Việt Nam
Hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta vừa mang yếu tố truyền thống và hiện đại. Sự xuất hiện và tham gia vào hệ thống phân phối của một số tập đoàn thương mại bán buôn, bán lẻ đa quốc gia trên thị trường Việt Nam mặc dù với số lượng ít, nhưng đã có những tác động tích cực đến quá trình phát triển hệ thống phân phối hiện đại.
Hiện nay các đại gia phân phối lớn đã vào Việt Nam như Metro, Big C, Parkson. Các tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới khác như Wal-Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp), Lotte Shopping (Hàn Quốc), Tesco (Anh), Dairy Farm (Singapore) sắp tới có thể vào Việt Nam. Với sức mạnh tài chính, kinh nghiệm phân phối hàng hóa hiện đại, các công ty này khi tràn vào Việt Nam sẽ đẩy hoạt động kinh doanh bán lẻ trên cả nước đi vào bước ngoặc mới của cuộc cạnh tranh.
Trước một thị trường tiềm năng và mối đe doạ cạnh tranh từ bên ngoài, hệ thống cửa hàng phân phối bán lẻ của Việt Nam đang có những thay đổi mạnh mẽ và căn bản với việc xuất hiện những nhà phân phối bán lẻ chuyên nghiệp cùng hệ thống bán hàng tiện lợi, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Dẫn chứng là: Co.opMart nhà phân phối hiện đại hàng đầu trong nước, MaxiMark, Citimart,…
Khởi động cho hệ thống cửa hàng bán lẻ mới là sự ra đời của các cửa hàng Coop. Một "đại gia" khác ra đời sau Saigon Coop Mart nhưng sức cạnh tranh xem chừng không kém đó là G7Mart. Chuỗi cửa hàng bán lẻ Small Mart 24/7 do công ty Phạm Trang (TP.HCM) đầu tư. Cửa hàng tiện ích Citimart B&B do Công ty Đông Hưng chủ đầu tư hệ thống siêu thị Citimart (TP.HCM),… Nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng đã mở hệ thống phân phối trực tiếp sản phẩm của mình chẳng hạn như công ty chế biến thực phẩm Vissan.
Một hệ thống phân phối bán lẻ nội địa văn minh, hiện đại đang dần hình thành rộng rãi, hầu khắp các vùng miền trên cả nước. Để cạnh tranh với tập đoàn phân phối lớn nước ngoài thì các doanh nghiệp phân phối hàng đầu Việt Nam gồm Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), Công ty TNHH Phú Thái (Phu Thai Group) đã liên kết thành lập Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển hệ thống Phân phối Việt Nam nhằm tập trung liên kết xây dựng mạng lưới các siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại trong cả nước với một nguồn lực tài chính mạnh. Sự ra đời của sự liên kết này sẽ mang đến cho thị trường phân phối Việt Nam sôi động hơn và các nhà sản xuất sẽ có thêm sự lựa chọn người phân phối cho mình.
4.2. Sơ lược thị trường thủy hải sản Việt Nam
Đất nước Việt Nam có lợi thế là có bờ biển dài, nhiều sông ngòi, ao hồ nên
việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đã mở ra triển vọng lớn về việc cung cấp thủy sản cho nhu cầu đời sống nhân dân, cho xuất khẩu.
Cá và động vật thủy sản được sử dụng để ăn tươi hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhằm cung cấp tức thời hoặc để dự trữ trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, nguyên liệu thủy sản rất dễ ươn hỏng, vì vậy công việc bảo quản phải được đặt lên hàng đầu của khâu chất lượng. Một khi nguyên liệu đã giảm chất lượng thì không có kỹ thuật nào có thể nâng cao chất lượng được.
Sản phẩm chế biến từ thủy sản rất đa dạng như: tươi sống, khô, hun khói, muối, đông lạnh, đồ hộp, sản phẩm ăn liền, dạng phile hay surimi…
Kinh tế càng phát triển, thu nhập tăng và cuộc sống được cải thiện thì con người càng quan tâm đến nhu cầu ăn ngon mặc đẹp.Do đó, thủy hải sản được tiêu thụ mạnh tại các chợ, siêu thị, các cửa hàng ăn nhỏ trên phố và tại các nhà hàng, khách sạn, đáp ứng nhu cầu từ bình dân đến cao cấp.
Hiện nay trên thị trường các mặt hàng thủy hải sản rất đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã, trọng lượng. Bên cạnh các nhà sản xuất trong nước với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã có thương hiệu mạnh trên thị trường thì còn có những nhà nhập khẩu trong cùng lĩnh vực đã góp phần tạo nên một thị trường sôi động và tính cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.
Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 300 DN chế biến thủy hải sản , trong đó có 182 DN đạt tiêu chuẩn VSATTP đáp ứng yêu cầu chất lượng cao và nằm trong danh sách XK thủy sản vào thị trường EU, Mỹ. Một số công ty chuyên kinh doanh và chế biến thủy hải sản trong nước như: Công ty TNHH Hải Nam là một trong những công ty hàng đầu xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU, Công ty TNHH Hải Thuận chuyên chế biến các mặt hàng thủy hải sản đông lạnh, Công ty XNK chế biến thủy sản đông lạnh Cà Mau, Công ty TNHH hải sản Thoại An, An Vĩnh, Cholimex, Agifish… Các công ty này đang chiếm thị phần lớn ở hầu hết các siêu thị trong nước như Maximark, Parkson, Metro, CoopMark, Big C… với đa dạng các sản phẩm như: chả cá thu, chả mực, trứng cá thu, cá ngừ đông lạnh, tôm đông lạnh, lẩu hải sản, đầu cá hồi, cá hồi phile, cá viên chiên, tôm viên chiên, cá bò tươi, cá cơm sấy, mực một nắng, mực ống làm sạch, cua, ốc, cồi sò điệp…
4.3. Tổng quan hoạt động phân phối của công ty4.3.1. Mô hình kênh phân phối của công ty 4.3.1. Mô hình kênh phân phối của công ty
Công ty được xây dựng và phát triển chủ yếu tại TpHCM, đây thị trường chủ lực của công ty. Hiện công ty chỉ có một văn phòng chính, là nơi điều hành mọi hoạt động của công ty và bộ phận kho xưởng đặt ở gần sân bay, là nơi sơ chế, trữ nguyên liệu, sản phẩm.
Công ty đang sử dụng loại hình kênh phân phối ngang Công ty Siêu thị NTD Công ty Horeca NTD
4.3.2. Cấu trúc kênh phân phối của công ty
Hiện nay, công ty chủ yếu phân phối qua các trung gian phân phối như: siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể.
Hình 4.1. Sơ Đồ Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của Công Ty
Nguồn: thông tin tổng hợp
Với mô hình phân phối như hình 4.1, mạng lưới phân phối của công ty hầu như bao phủ khắp các quận, tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, Metro và siêu thị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Bởi vì tốc độ tăng của kênh siêu thị ngày càng cao trên khắp cả nước và được người tiêu dùng ngày càng tín nhiệm nên kênh siêu thị là mục tiêu chủ yếu mà công ty nhắm tới.
Theo hình 4.1, công ty chỉ bố trí nhân viên bán hàng của công ty hổ trợ bán hàng cho Metro để tránh trường hợp thiếu hàng bán cho người mua, chăm sóc sản phẩm vì sản phẩm ở đây chủ yếu là hải sản tươi nên cần có chế độ bảo quản tốt và đây cũng là nơi đem lại doanh số cao nhất cho công ty. Công ty trực tiếp phân phối hàng đến siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể và những nơi này trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
Những ưu điểm và nhược điểm thông qua mô hình phân phối của công ty:
- Ưu điểm:
+ Kênh phân phối ngắn nên công ty dễ quản lý.
+ Giúp sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất, phân phối trên diện rộng bao trùm các khu vực địa lý.
+ Phân phối với số lượng lớn nên giảm thiểu các chi phí về vận chuyển, giao hàng, chi phí lưu kho, tăng được vòng quay của vốn lưu động, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Công Ty Nhà Hàng, Khách Sạn Metro (bán sỉ) Bếp ăn tập thể Siêu thị (bán lẻ) NVBH của Cty
+ Việc tổ chức hoạt động phân phối đơn giản nên thông tin về sản phẩm, chính sách của công ty nhanh chóng đến các nhà phân phối và người tiêu dùng.
+ Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sẵn sàng giao hàng 24/24.