TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 40)

3.2.1 Trồng trọt

Lúa được xem là cây lương thực truyền thống lâu đời. Hàng năm, diện tích lúa luôn có sự biến động nhưng sản lượng và năng suất sản xuất được luôn cao hơn so với năm gốc 2004.

Bảng 3.6: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa ở huyện Phong Điền

Khoản mục Đơn vị tính 2011 2012 2013

Diện tích Ha 10.654 11.145 10.916

Sản lượng Tấn 53.535 62.743 62.065

Năng suất Tấn/ha 5,25 5,63 5,69

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013 và Báo cáo về tình hình sản xuất nông nghiệp của Phòng NN & PTNT huyện Phong Điền năm 2013.

Qua bảng số liệu 3.6 diện tích gieo trồng lúa có sự thay đổi không đáng kể qua các năm 2011 đến năm 2013. Năm 2012, diện tích 11.145 ha tăng 491 ha so với năm 2011 là 10.654 ha. Tuy nhiên, năm 2013, diện tích này lại giảm 229 ha chỉ còn 11.256 ha nên sản lượng cũng giảm 678 tấn còn 62.743 tấn so với năm 2012. Sản xuất tập trung chủ yếu vào vụ Đông Xuân và Hè Thu.

Giá trị sản xuất lúa (Theo giá hiện hành) đạt 283.154 triệu đồng giảm 11.474 triệu đồng so với năm 2012. So với giá năm 2010, đạt 250.025 triệu đồng giảm 6.955 cùng kì năm trước.

Theo báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 của phòng NN & PTNT huyện Phong Điền, diện tích gieo trồng lúa cả năm được 10.910 ha, đạt 108,02% so với kế hoạch (10.100 ha), giảm 2,11% so với năm 2012 (11.145,2 ha). Sản lượng lúa đạt 62.065 tấn/53.245 tấn, đạt 116,56% so với kế hoạch, giảm 1,08% so với cùng kỳ (62.743 tấn), năng suất bình quân cả năm đạt 5,7 tấn/ha.

Tính đến tháng 6 năm 2014, diện tích xuống giống vụ Đông Xuân là 3.741/3.740 ha, đạt 100,03% kế hoạch, năng suất bình quân 7,24 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 27.086 tấn. Diện tích xuống giống vụ Hè Thu là 3.406,85/3000 ha, đạt 113,56% kế hoạch. Diện tích thu hoạch được 248 ha, năng suất đạt 4,7 tấn/ha, ước sản lượng hai vụ là 42.076/54.091 tấn, đạt 77,79% kế hoạch năm.

3.2.1.2 Rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày

Năm 2013, diện tích xuống giống cả năm đạt 2.235 ha/2.900 ha, đạt 77,06% kế hoạch, tăng 15,95% so với cùng kỳ năm 2012 (1.927,6 ha). Trong đó bắp các loại 200 ha, đậu các loại 26,9 ha, các loại rau, màu khác 2.004,7 ha, mè 3,4 ha. Tuy nhiên, diện tích đậu các loại giảm mạnh từ 150 ha năm 2012 xuống còn 26,9 ha năm 2013, mè giảm 4,6 ha còn 3,4 ha năm 2013. Thay vào đó, diện tích gieo trồng rau tăng 409 ha lên 2000 ha năm 2013. Tổng sản lượng khoảng 31.180 tấn, đạt 95,21% kế hoạch, tăng 46,28% so với cùng kỳ

2012 (21.315 tấn). Trong đó, sản lượng rau các loại chiếm 95,69%. Tổng giá trị sản xuất đạt 82.845 triệu đồng, giá trị sản xuất được nâng lên 16.591 triệu đồng so với năm 2012.

Tính đến tháng 6 năm 2014, rau màu xuống giống mới là 1.508,15/3.100 ha, đạt 48,65% kế hoạch, thu hoạch 1.071 ha, sản lượng khoảng 14.777/34.534 tấn đạt 42,79% kế hoạch.

3.2.1.3 Cây ăn trái

Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện hiện có 6.015 ha/5.964 ha, đạt 100,9% kế hoạch trong đó diện tích cây ăn trái cho thu hoạch là 4.556,7 ha. Tổng sản lượng thu hoạch cả năm đạt khoảng 62.235 tấn, đạt 108,19% so với kế hoạch, tăng 6,45% so với cùng kỳ năm 2012 (58.465 tấn). Tổng giá trị sản xuất đạt 177.778 triệu đồng.

Trong năm 2013, nhân dân trên địa bàn đã tiến hành cải tạo diện tích vườn bị suy thoái, kém hiệu quả đạt khoảng 200 ha, đồng thời triển khai xây dựng các mô hình vườn cây ăn trái chuyên canh gắn với du lịch sinh thái, mô hình vườn kiểu mẫu.

Tính đến tháng 6 năm 2014, toàn huyện hiện có 6.015 ha diện tích cây ăn trái, diện tích thu hoạch là 4.556,7 ha. Diện tích vườn cây ăn trái được cải tạo, trồng mới là 164,5 ha. Tổng sản lượng thu hoạch đạt khoảng 42.000/63.495 tấn, đạt 66,15% kế hoạch được đề ra.

3.2.2 Chăn nuôi

Năm 2013, tổng đàn heo là 8.588 con giảm 3.612 con so với năm 2012. Trâu, bò 200 con giảm 82 con so với năm 2012. Tổng đàn gia cầm là 187.230 con trong đó gà 86.740 con chiếm 46,33%, vịt 100.490 con chiếm 53,67%. Đàn gia cầm tăng 7.230 con so với năm 2012, trong đó đàn gà tăng mạnh 6.740 con so với năm trước đó.

Theo báo cáo Tổng kết nhiệm vụ năm 2013 của phòng NN & PTNT huyện Phong Điền, tổng đàn gia súc 9.210 con đạt 50,74% kế hoạch (18.150 con), giảm 23,63% so với cùng kỳ năm 2012 (12.060 con); tổng đàn gia cầm 187.230 con, đạt 114,02% kế hoạch (164.000 con), tăng 0,52% so với cùng kỳ năm 2012 (186.260 con). Đến tháng 6 năm 2014, tổng đàn gia súc toàn huyện hiện có 7.575 con, tổng đàn gia cầm có 142.353 con.

Công tác thú y được triển khai liên tục. Kiểm tra, phòng tránh vệ sinh dịch tể đối với các hộ chăn nuôi. Tiêu hủy các ổ dịch truyền nhiễm, cúm ở gia cầm, heo tai xanh. Tiến hành tiêu độc sát trùng chuồng trại, tiêm phòng thường xuyên cho gia cầm, gia súc, vật nuôi nhằm phòng tránh bùng phát, lây lan các

ổ dịch gây tổn thất trong sản xuất. Tăng cường công tác kiểm soát giết mổ tại 05 lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, kiểm dịch thú y tại các chợ, kiểm tra giám sát kiểm dịch động vật, kiểm tra đàn gia cầm vận chuyển. Quản lý 04 cơ sở ấp trứng thủy cầm và bố trí nhân viên thú y chuyên trách kiểm dịch thường xuyên tại các lò ấp. Quản lý, thu hồi và đổi các sổ vịt chạy đồng nhằm kiểm soát chặt chẽ phòng tránh dịch bệnh lây lan.

3.2.3 Thủy sản

Tuy thủy sản không phải là thế mạnh của vùng nhưng vẫn sản xuất để tạo ra sự đa dạng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện.

Diện tích xuống giống thủy sản năm 2013 là 704,5 ha/682 ha, đạt 103,3% kế hoạch năm, tăng 32,43% so với cùng kỳ (532 ha). Trong đó, cá ao 454 ha, cá nuôi chuyên 127 ha, cá ruộng 121 ha, tôm càng xanh 2,5 ha. Sản lượng đạt khoảng 7.279,4 tấn, đạt 101,29% so với kế hoạch, tăng 9,81% so với cùng kỳ (6.629 tấn). Tổng sản lượng thủy sản đạt 7.279,5 tấn tăng 650,5 tấn so với năm 2012. Tổng giá trị sản xuất đạt 207.995 triệu đồng. Hoạt động nuôi trồng thủy sản chủ yếu theo thành phần sản xuất cá thể với giá trị năm 2013 là 163.646 triệu đồng.

Đến tháng 6 năm 2014, diện tích nuôi toàn huyện 477/700 ha, đạt 68,14% kế hoạch, thu hoạch 251 ha. Tổng sản lượng khoảng 3667/7.602 tấn đạt 48,24% kế hoạch.

3.3 MỨC SỐNG - THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA HUYỆN

Trên địa bàn toàn huyện Phong Điền, vẫn còn có các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn mức thu nhập rất thấp, không có điều kiện, vốn sản xuất. Đến tháng 8 năm 2013, xã còn 129/2.738 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 4,7% theo tiêu chí mới. Để đánh giá được mức thu nhập chuẩn đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện ta dựa vào chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 (Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg) như sau:

- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (Từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.

- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (Từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.

- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.

- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

Bảng 3.7: Thu nhập bình quân đầu người ở huyện Phong Điền

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 (Kế hoạch)

Thu nhập bình quân 17,065 20,544 23,645 26,543 29,743

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phong Điền.

Thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng dần qua các năm. Năm 2012, thu nhập bình quân là 23,645 triệu đồng/người tăng 3,101 triệu đồng/người so với năm 2011. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người là 26,543 triệu đồng/người. Tuy mức tăng thu nhập bình quân tăng ít hơn 2012 là 1,203 triệu đồng/người nhưng vẫn đạt 100,81% kế hoạch đề ra, tăng 1,898 triệu đồng so với năm 2012 so với kế hoạch đề ra cho năm 2014, tăng 3,200 triệu đồng/người.

Bảng 3.8: Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng theo nguồn thu của thành phố Cần Thơ Đơn vị: Nghìn đồng Năm Chung Tiền lương, tiền công Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản Phi Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản Khác 2008 1.130,8 362,6 264,1 348,1 156,0 2010 1.540,4 642,3 282,2 436,2 179,7 2012 2.342,9 932,8 410,9 620,1 361,1 Nguồn: Tổng cục thống kê.

Mức thu nhập bình quân đầu người của toàn huyện qua các năm đều tăng tuy nhiên vẫn thấp hơn thu nhập bình quân của thành phố. Năm 2012, mức thu nhập bình quân của thành phố là 28,115 triệu đồng/người. Mức thu nhập bình quân của huyện là 23,645 triệu đồng/người (84,01% so với toàn thành phố) thấp hơn 4,470 triệu đồng. Tuy mức thu nhập bình quân không quá thấp nhưng huyện vẫn cần phải phấn đấu hơn nữa để thu nhập có thể được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN,

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NÔNG HỘ TRONG NGHIÊN CỨU

Thông qua số liệu thu thập được, ta có cái nhìn tổng quan về tình hình chung của các nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ được tập hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm chung của nông hộ ở huyện Phong Điền

Khoản mục Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu Người/hộ 3,78 1,30

Số thành viên từ 15 tuổi trở lên Người/hộ 3,46 1,21

Tổng diện tích đất 1.000 m2 5,00 4,03

Diện tích canh tác 1.000 m2 4,74 3,97

Số năm kinh nghiệm của chủ hộ Năm 30,62 15,19

Trình độ học vấn của chủ hộ Năm đi học 8,33 2,98

Tuổi chủ hộ Năm 56,06 10,94

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

4.1.1 Nhân khẩu

Bảng 4.2: Đặc điểm nhân khẩu của nông hộ ở huyện Phong Điền

Số nhân khẩu (Người) Số quan sát Tỷ lệ (%)

≤ 3 40 43,01

4 - 6 51 54,84

≥ 7 2 2,15

Trung bình: 3,78 người/hộ Độ lệch chuẩn: 1,30

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

Nông hộ trong vùng nghiên cứu có số nhân khẩu trung bình trong mỗi hộ gần 4 người. Trong đó, số người trong gia đình dưới 4 người là 40 hộ (chiếm 43,01% trong tổng số hộ). Số người trong gia đình từ 4 – 6 người là 51 hộ (chiếm 54,84% tổng số hộ khảo sát) chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 nhóm. Với số thành viên trong gia đình từ 7 người trở lên là 2 hộ (chiếm 2,15% trong tổng số hộ khảo sát). Số nhân khẩu từ 4 – 6 người chiếm phần lớn, đây cũng là số hộ có quy mô hộ gia đình vừa phải, có thể đáp ứng được nhu cầu lao động cần thiết, vừa ít tốn kém trong thuê mướn lao động bên ngoài trong quá trình sản xuất, vừa giảm bớt được gánh nặng trong kinh tế của các hộ gia đình khi có người phụ thuộc, đồng thời đảm bảo việc chăm sóc cũng như nuôi dưỡng các thành viên tốt hơn.

4.1.2 Đặc điểm chủ hộ

4.1.2.1 Đặc điểm chung

Bảng 4.3: Đặc điểm chung của chủ hộ tại vùng nghiên cứu năm 2014

STT Đặc điểm Hộ Tỷ lệ (%) Trung bình Độ lệch chuẩn

1 Giới tính Nam 82 88,17 Nữ 11 11,83 2 Dân tộc Kinh 92 98,92 Khơ-me 1 1,08 3 Tuổi 56,06 tuổi/người 10,94 < 40 7 7,53 40 - 49 21 22,58 50 - 59 29 31,18 ≥ 60 36 38,71 4 Tuổi lao động

Nam từ 15 – 60 tuổi 53 89,83 50,79 tuổi/người 7,14

Nữ từ 15 – 55 tuổi 6 10,17 43,67 tuổi/người 3,88

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

Chủ hộ thường là người đưa ra các quyết định chính thức trong các hoạt động của gia đình, quản lý, tham gia các hoạt động tạo nguồn nhập cho gia đình. Tuy nhiên, đối với một số hộ tại vùng nghiên cứu, chủ hộ là người đóng vai trò về mặt thủ tục hành chính không phải là người có quyết định chính trong gia đình. Có thể do chủ hộ là người sống ở địa phương lâu năm hơn so với các thành viên khác trong gia đình, chủ sở hữu đối với tài sản hiện có của hộ, nhưng lại không phải người đóng vai trò tạo thu nhập chính, có khi lại là người phụ thuộc.

Bảng 4.3 cho thấy đa số chủ hộ là nam giới. Đặc điểm này không chỉ riêng của cả huyện, nam giới vẫn là người đóng vai trò chính, người đưa ra quyết định chính trong gia đình hiện nay tại vùng nghiên cứu. Trong 93 hộ thì có đến 82 hộ (88,17%) có chủ hộ là nam, nữ là 11 hộ chiếm 11,83%. 1 chủ hộ (nữ giới) là người dân tộc chiếm 1,08%.

Đối với chủ hộ là nam giới có tuổi nhỏ nhất là 35 tuổi và lớn nhất là 91 tuổi. Chủ hộ là nữ giới có tuổi nhỏ nhất là 38 tuổi và lớn nhất là 93 tuổi. Vậy chủ hộ có độ tuổi nhỏ nhất là 35 tuổi và lớn nhất là 93 tuổi. Độ tuổi trung bình chung của chủ hộ là 56 tuổi. Có 7,53% chủ hộ có độ tuổi dưới 40, 38,71% chủ hộ có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên, còn lại 53,76% chủ hộ có độ tuổi từ 40 – 59 tuổi. Chủ hộ có độ tuổi từ 40 đến dưới 60 tuổi chiếm đa số trong tổng số hộ khảo sát, với độ tuổi như vậy thì chủ hộ đã có sự độc lập nhất định, cũng như

kinh nghiệm sống để đưa ra những quyết định đúng đắn. Chủ hộ trong độ tuổi này có tiếng nói ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình, có trí tuệ và sức lực để định hướng các hoạt động sinh kế trong gia đình.

Đối với chủ hộ trong độ tuổi lao động có đến 59 chủ hộ trong độ tuổi lao động, nam từ 15 đến 60 tuổi là 53 hộ (89,83% chủ hộ nam), nữ từ 15 đến 55 tuổi là 6 hộ (10,17% chủ hộ nữ), ngoài độ tuổi lao động là số hộ còn lại chiếm 36,56% chủ hộ. Như vậy, chủ hộ nằm trong tuổi lao động của gia đình khá cao, nam giới vẫn giữ vai trò là lực lượng lao động chủ đạo. Tại vùng nghiên cứu, đối với chủ hộ ngoài tuổi lao động không có nghĩa là họ không còn là tham gia các hoạt động kinh tế, chủ hộ vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động tạo thu nhập cho gia đình.

4.1.2.2 Kinh nghiệm của chủ hộ

Bảng 4.4: Kinh nghiệm của chủ hộ đối với hoạt động tạo thu chính

Số năm kinh nghiệm (Năm) Số quan sát Tỷ lệ (%)

≤ 10 10 10,75 11 – 20 22 23,66 21 – 30 19 20,43 31 – 40 23 24,73 > 40 19 20,43 Trung bình: 30,62 năm/người Độ lệch chuẩn: 15,19

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

Trung bình mỗi hộ có 31 năm kinh nghiệm về hoạt động sản xuất chính trong nông nghiệp. Một phần do các hộ thường ít thay đổi hoạt động sản chính vốn đem lại nguồn thu chủ lực cho nông hộ. Về kinh nghiệm hoạt động chính của hộ dưới 10 năm chiếm 10,75%, mặc dù nhiều chủ hộ có độ tuổi khá cao. Các hộ có số năm kinh nghiệm này phần lớn là mới chuyển từ hoạt động sản xuất khác do mới chuyển về địa phương hoặc chuyển đổi đối tượng sản xuất áp dụng phương thức sản xuất mới. Chiếm tỷ lệ cao nhất là 24,73% với số năm kinh nghiệm từ 31 – 40 năm với số năm kinh nghiệm này chủ hộ đã có rất nhiều kinh nghiệm lớn trong hoạt động sản xuất chính của hộ. Với những hộ có số năm lớn là do ít hoặc không thay đổi hoạt động sản xuất chính của mình.

4.1.2.3 Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ học vấn bậc THCS chiếm tỷ trọng cao là 47,31% (44 hộ), trong đó, hoàn thành lớp 9 là 28 chủ hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 30,11%, lớp 6 là 12 hộ (12,90%). Đối với bậc THPT chiếm 29,03%, hoàn thành lớp 12 là 18 chủ hộ (19,35%). Hoàn thành bậc tiểu học là 10 hộ (10,75%). Chỉ có 2 chủ hộ có trình độ học vấn Cao đẳng, Đại học chiếm 2,16% rất thấp. Học vấn trung

bình của các chủ hộ là lớp 8, không phải là quá thấp nhưng cũng không cao.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 40)