Thu nhập nông nghiệp của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 54)

4.2.3.1 Mức đa dạng hóa trong thu nhập từ nông nghiệp

Bảng 4.12: Mức độ đa dạng hóa trong nguồn thu từ nông nghiệp

Nguồn thu Số hộ Tỷ lệ (%) Hincome

trung bình Thu nhập bình quân (triệu đồng/hộ) 1 21 22,58 0,60 122,25 2 41 44,09 0,95 100,05 3 20 21,51 1,27 118,67 4 09 9,68 1,33 126,25 5 02 2,15 1,42 95,76

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

Trong các hoạt động tạo thu nhập trong nông nghiệp, tập trung nhiều hộ tham gia nhất là nhóm hộ có 2 nguồn thu chiếm 44,09% (41 hộ) chủ yếu là trồng cây ăn trái và chăn nuôi nhưng vẫn chưa phải là nhóm hộ có thu nhập trung bình/hộ cao nhất. Khi càng tham gia vào nhiều nguồn thu thì mức độ đa dạng của hộ càng tăng với Hincome cao nhất là 1,42 ở nhóm hộ có 5 nguồn thu (2 hộ). Thu nhập bình quân cao nhất 126,25 triệu đồng/hộ nằm ở nhóm hộ có 4 nguồn thu.

4.2.3.1 Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

Trong thu nhập của nông hộ thì chiếm 47,08% là thu nhập từ nông nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất lúa, hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất trong thu nhập từ nông nghiệp và cũng cao nhất trong tổng thu nhập của nông hộ là trồng cây ăn trái chiếm 43,71% trong thu nhập từ nông nghiệp và 24,74% trong tổng thu nhập. Tại huyện Phong Điền chủ yếu trồng các loại cây ăn trái lâu năm như vú sữa, dâu, sầu riêng. Thu nhập trung bình từ sản xuất cây ăn trái là 27,59 triệu đồng/hộ đối với tổng hộ, với mức thu cao nhất là 205 triệu đồng/năm và thấp nhất là 1,6 triệu đồng/năm. Đối với một số nông hộ do vườn cây ăn trái đã lâu năm, trồng xen

canh nhiều loại cây khác nhau nên thu hoạch quanh năm hoặc sau thời gian nông hộ cải tạo lại vườn, áp dụng phương thức sản xuất mới. Còn đối với nông hộ có thu nhập ít hơn từ cây ăn trái do một số hộ có diện tích trồng nhỏ, vào vụ thu hoạch giá rất thấp, hoặc vườn cây đã lâu năm không chăm sóc.

4.2.3.2 Thu nhập từ hoạt động làm thuê nông nghiệp

Bảng 4.13: Thu nhập từ làm thuê nông nghiệp

Hoạt động Số hộ Tỷ lệ (%) Thu nhập (Triệu đồng)

Cao nhất Thấp nhất

Làm thuê nông nghiệp 39 41,94 3,6 87,8

Thu nhập bình quân: 10,62 triệu đồng/hộ Độ lệch: 18,12

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp đóng góp 9,52% trong tổng thu nhập của nông hộ trong vùng nghiên cứu. Số hộ tham gia làm thuê trong nông nghiệp cũng khá lớn với 39 hộ (chiếm 41,94%) với thu nhập trung bình từ hoạt động này là 10,62 triệu đồng/hộ đối với tổng hộ. Hoạt động làm thuê chủ yếu là cắt cỏ, phun thuốc, cắt lúa, thu hoạch nông sản do một số nơi chưa áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch nên việc thu hoạch, vận chuyển lúa, trái cây cần rất nhiều lao động bằng sức người. Đối với một số hộ số, lao động gia đình chỉ làm các công việc chăm sóc như tưới nước, bón phân, còn các công việc như trồng, thu hoạch, vận chuyển thì phải thuê lao động nên tạo cơ hội cho các hộ khác tham gia vào hoạt động này. Tiền công trung bình của lao động tại địa phương dao động từ 100.000 – 250.000 đồng/ngày hoặc theo diện tích, khối lượng của từng công việc riêng. Tuy nhiên, cùng một công việc tiền công trả cho lao động nữ lại thấp hơn lao động nam, tùy theo công việc khác nhau mà có tiền công khác nhau. Cụ thể như việc thu hoạch trái cây trả theo ngày công, lao động nam là 150.000 đồng/ngày và 100.000 đồng/ngày đối với lao động nữ do năng suất làm được công việc ít hơn nên được trả ít hơn.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 54)