3.1.3.1 Tình hình xã hội
a) Dân số và lao động
Bảng 3.2: Dân số trung bình phân theo khu vực thành thị, nông thôn Đơn vị: Người
Khoản mục 2011 2012 2013
Thành thị 10.868 10.938 10.992
Nông thôn 89.358 89.703 90.128
Tổng dân số huyện 100.226 100.641 101.120
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013.
Theo số liệu Niên giám thống kê huyện Phong Điền, năm 2013 tổng diện tích huyện là 117,12 km2 với tổng số dân 101.120 người, trong đó, nữ là 50.790 người, nam là 50.330 người, mật độ dân số 863 người/km2. Sự phân bố dân cư giữa các xã khá đồng đều trong huyện, trong đó, xã đông dân nhất là xã Trường Long với 18.463 người chiếm 18,35% nhưng lại là xã có mật độ dân số thấp nhất 596 người người/km2, dân số thấp nhất là xã Mỹ Khánh với số dân là 10.557 người chiếm 10,49% dân số toàn huyện.
Năm 2013, dân số thành thị là dân số của thị trấn Phong Điền 10.992 người (10,87%), còn lại ở khu vực nông thôn là tổng dân số của 6 xã còn lại với 90.128 người (89,13%).
Dân số năm 2013 phân theo nông nghiệp là 50.682 người trong đó xã Trường Long có dân số được phân theo nông nghiệp 10.650 người (21,01%), thấp nhất là thị trấn Phong Điền 2.660 người. Phân theo phi nông nghiệp cao nhất là thị trấn Phong Điền 8.278 người, thấp nhất là xã Mỹ Khánh 5.587 người.
Bảng 3.3: Dân số trung bình phân theo nông nghiệp, phi nông nghiệp Đơn vị: Người
Năm Lĩnh vực (Năm trước = 100%) Chỉ số phát triển
Nông nghiệp Phi nông nghiệp Nông nghiệp Phi nông nghiệp
2011 53.120 47.106 96,28 105,16
2012 50.680 49.961 95,41 106,26
2013 49.510 51.610 97,69 103,30
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2013 là 62.255 người (chiếm 61,67% dân số của huyện). Khu vực nông thôn chiếm 89,06% lao động, thành thị 10,94%. Điểm chung ở cả hai khu vực là số lượng lao động nữ tham gia hoạt động kinh tế đều thấp hơn nam giới. Tại khu vực nông thôn, lao động nữ không có việc làm chiếm 0,77% lao động khu vực, không hoạt động kinh tế 2,55% lao động khu vực. Lao động nữ tại khu vực thành thị tham gia hoạt động kinh tế có phần nhiều hơn. Số lao động nữ có việc làm chiếm 44,68% lao động khu vực, không có việc làm 0,88% lao động khu vực nhưng lao động nữ không tham gia hoạt động kinh tế lại cao hơn chiếm 3,80% lao động khu vực. Toàn huyện số lao động từ 15 tuổi trở lên không có việc làm là 930 người chiếm 1,49% lao động. Không tham gia hoạt động kinh tế 3.242 người chiếm 5,21% lao động.
Bảng 3.4: Lao động từ 15 tuổi trở lên hoạt động và không hoạt động kinh tế Đơn vị: Người
Khu vực Thành thị Nông thôn
Giới tính Nam Nữ Nam Nữ
Hoạt động kinh tế 3.209 3.082 27.725 24.996
Có việc làm 3.153 3.042 27.320 24.567
Không có việc làm 56 40 405 429
Không hoạt động kinh tế 258 259 1.310 1.416
Tổng 3.467 3.341 29.035 26.412
Tổng khu vực 6.808 55.447
Năm 2013, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 58.082 người, với lao động nữ là 27.609 người chiếm 47,53% số lao động. Lao động chiếm phần lớn vào các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với 36.524 người chiếm 61,06% lao động tham gia. Kế đến là công nghiệp và xây dựng chiếm 19,87% lao động. Trong ngành thương nghiệp với tỷ lệ lao động nữ tham gia chiếm đến 75,22% (6,043 lao động) tham gia.
Hình 3.1: Lao động có việc làm phân theo ngành huyện Phong Điền
20.551 7.005 2.325 15.973 4.538 6.043 0 5.000 10.000 15.000 20.000
Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, Xây dựng Thương nghiệp Ngành Người
Nam Nữ
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013. b) Giáo dục
Mạng lưới trường lớp được đầu tư và xây dựng đáp ứng nhu cầu cho công tác giảng dạy và học tập. Cho đến hết năm học 2013 – 2014, toàn huyện hiện có 42 đơn vị trường học và 01 TTGDTX gồm 13 trường mầm non, 21 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở và 2 trường trung học phổ thông. Đội ngũ giáo viên không ngừng tăng qua từng năm nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học tại địa bàn. Năm học 2013 – 2014, toàn huyện có 874 giáo viên với 136 giáo viên dạy trung học phổ thông, 303 giáo viên dạy trung học cơ sở và 435 giáo viên dạy tiểu học cho với tổng 17.426 học sinh phổ thông và 264 học viên của TTGDTX. Với 13/40 trường (trực thuộc Phòng Giáo dục huyện quản lý) đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 32,5%, tăng 01 trường so với cùng kỳ năm trước. Huy động được 7.324 trẻ đến trường đạt tỷ lệ 100% và tốt nghiệp tiểu học 100%. Tỷ lệ bỏ học 0,02% đối với tiểu học, trung học cơ sở là 0,97% và 0,95% trung học phổ thông. Riêng với TTGDTX có đến 264 học viên của cả 2 hệ phổ cập và bổ túc trung học phổ thông theo học.
Huyện không ngừng đầu tư kinh phí để nâng cấp cơ sở, trang thiết bị y tế cho các cơ sơ. Năm 2013, trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa với 60 giường bệnh và 7 trạm y tế được phân bố ở cả 7 xã và thị trấn. Liên tục nâng cao y đức, kiến thức trình độ chuyên môn cho cán bộ trong lĩnh vực y tế với 113 cán bộ y tế trong đó ngành y là 89 cán bộ, ngành dược là 17 cán bộ và 7 cán bộ đông y, tăng 8 cán bộ so với năm 2012. Đến tháng 6 năm 2014 đã khám và điều trị cho 152.150 lượt người, trong đó, điều trị nội trú là 2.253 lượt người. Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại 180 lượt cơ sở.
d) Văn hóa – xã hội
Huyện có 1 trung tâm văn hóa và 8 thư viện và phòng đọc sách nhằm đáp phục vụ thông tin của người dân. Toàn huyện đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh nơi công cộng, đến năm 2013, huyện có 7 xã, thị trấn đạt chuẩn về xã, thị trấn văn hóa với 23.512 gia đình văn hóa tăng 765 gia đình so với năm 2012. Số đội thông tin văn nghệ là 8 đội được duy trì qua các năm nhằm phục vụ văn hóa văn nghệ trên địa bàn huyện với nhiều hình thức khác nhau. Phong trào thể thao từng bước phát triển mạnh để nâng cao sức khỏe cho người dân, năm 2013, huyện có 26 đội bóng thể thao, 33 cơ sở thể dục thể thao chủ yếu là sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ. Cử các đại diện vận động viên tham gia các giải tại SEA games 27 và Đại hội Thể dục thể thao thành phố.
3.1.3.2 Tình hình kinh tế
a) Về nông nghiệp
Toàn huyện Phong Điền có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 10.500 ha và 55% dân số sống trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, có khoảng 3.800 ha đất ruộng và khoảng 6.700 ha đất vườn, đất trồng cây ăn trái các loại 6.015 ha. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của huyện. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 là 605.004 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt đạt 511.694 triệu đồng, chiếm 84,58% so với toàn ngành, chăn nuôi đạt 67.331 triệu đồng, chiếm 11,13% so với toàn ngành.
Bảng 3.5: Số cơ sở và giá trị sản xuất công nghiệp huyện Phong Điền. Đơn vị giá trị sản xuất: Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013 Ngành Cơ sở Giá trị Cơ sở Giá trị Cơ sở Giá trị Sản xuất lương thực, thực phẩm 381 436.138 392 563.645 357 552.062 Sản phẩm từ kim loại 47 40.929 52 44.185 57 58.264
Công nghiệp chế biến 863 624.864 887 800.361 890 836.386
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013.
Sản xuất công nghiệp của toàn huyện dựa vào công nghiệp chế biến. Chủ yếu chế biến các loại nông sản được sản xuất trong vùng. Năm 2013, huyện có 890 cơ sở công nghiệp phần lớn là các cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm với 357 cơ sở. Về hình thức, kinh doanh cá thể có tỷ trọng lớn nhất chiếm 97,42% với 867 cơ sở, tập thể là 3 cơ sở, tư nhân là 20 cơ sở. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế năm 2013 là 836.386 triệu đồng, tăng 36.025 triệu đồng so với cùng kì năm 2012. Trong đó, kinh doanh cá thể chiếm đến 85,38% giá trị sản xuất. Sản xuất công nghiệp chế biến chủ yếu dựa vào sản xuất lương thực, thực phẩm với giá trị đạt được 552.062 triệu đồng chiếm 66,01%. Trong đó, sản phẩm chủ lực của ngành là xay gạo với 1.333.047 tấn, kế đến là cưa xẻ gỗ 151.336m3, năm 2013.
Tất cả các xã đã được hòa vào lưới điện Quốc gia. Bên cạnh đó, năm 2013, huyện quản lý 138.544 triệu đồng vốn đầu tư phát triển địa bàn so với năm 2012 là 83.277 triệu đồng nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sở, tổ chức cho địa phương.
c) Về thương nghiệp, giá cả
Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn huyện năm 2013 đạt 1.746.120 triệu đồng tăng 142.158 triệu đồng so với năm 2012. Từ kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể lần lượt là 818.580 triệu đồng và 927.540 triệu đồng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp. Với 3 ngành đóng góp chính là ngành Thương mại đóng góp 1.539.390 triệu đồng chiếm 88,16%, ngành Khách sạn, Nhà hàng 161.370 triệu đồng chiếm 9,24% và ngành dịch vụ 45.360 triệu đồng chiếm 2,60% vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn.