THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 51)

4.2.1 Mức đa dạng hóa thu nhập của nông hộ

Nghiên cứu phân chia theo các nguồn thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Mỗi hộ có những nguồn thu nhập từ những điều kiện, cách thức hoạt động khác nhau, nên mức độ đa dạng cũng khác nhau. Mức đa dạng hóa, thu nhập giữa các nông hộ có sự khác biệt đáng kể.

Bảng 4.10: Mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ

Chỉ tiêu Giá trị Độ lệch chuẩn

Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất

Số nguồn thu nhập 3,87 6 1 1,30

Hincome 0,99 1,70 0,00 0,37

Số nguồn thu mà nông hộ tham gia nhiều nhất là 6 nguồn thu và thấp nhất là 1 nguồn lần lượt với mức độ đa dạng là 1,70 và 0,00. Với mức độ đa dạng hóa Hincome trung bình = 0,99.

Bảng 4.11: Mức đa dạng hóa và thu nhập của hộ

Nguồn thu Số hộ Tỷ lệ (%) Hincome trung bình Thu nhập trung bình (triệu đồng/hộ) Tổng thu nhập (triệu đồng) 1 01 1,08 0,00 22,00 22,00 2 12 12,90 0,48 115,99 1.391,89 3 29 31,18 0,81 98,35 2.852,15 4 21 22,58 1,07 101,89 2.139,67 5 16 17,20 1,20 146,41 2.342,54 6 14 15,05 1,50 115,86 1.622,07 Tổng 93 100,00 0,99 111,51 10.370,32

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

Nông hộ có trung bình 4 nguồn thu nhập khác nhau. Trong đó, nông hộ với 3 nguồn thu có tỷ lệ cao nhất chiếm 31,18% (29 hộ), 1 hộ có duy nhất 1 nguồn thu nhập chiếm tỷ lệ 1,08% trong tổng số nông hộ khảo sát. Càng tăng nguồn thu thì chỉ số Hincome càng tăng. Do chỉ có một nguồn thu nhập nên chỉ số Hincome bằng 0. Số nông hộ có nguồn thu nhiều nhất 6 nguồn chiếm 15,05% (14 hộ) và có chỉ số Hincome trung bình cao nhất = 1,50.

Đối với hộ chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập thì thu nhập trung bình có mức thấp nhất so với các hộ còn lại là 22,00 triệu đồng/hộ. Có thu nhập bình quân cao nhất ở nhóm hộ có 5 nguồn thu là 146,41 triệu đồng/hộ. Chênh lệch thu nhập bình quân giữa nhóm cao nhất và thấp nhất là 124,41 triệu đồng/hộ. Tuy nhóm hộ có 3 nguồn thu tập trung cao nhất nhưng thu nhập của các hộ này thấp hơn ở nhóm hộ có 2 nguồn thu là 17,64 triệu đồng/hộ.

Tổng thu nhập cao nhất nằm ở nhóm hộ có 3 nguồn thu với 2.852,15 triệu đồng vì nhóm này có nhiều hộ tham gia nhất 29 hộ. Tiếp theo là nhóm hộ có 5 nguồn thu với tổng số thu nhập là 2.342,54 triệu đồng với 16 hộ. Chênh lệch giữa 2 nhóm này là 509,61 triệu đồng. Thấp nhất là hộ có duy nhất 1 nguồn thu với tổng thu nhập là 22 triệu đồng.

Như vậy, với chỉ số Hincome càng cao thì có thể đánh giá khả năng nông hộ tham gia vào nhiều nguồn thu nhập khác nhau càng cao, tạo sự vững chắc cho nguồn thu nhập cho nông hộ. Giảm tránh được những rủi ro không mong muốn. Nếu không có được thu nhập từ nguồn thu này thì nông hộ vẫn có thể có được thu nhập từ nguồn thu khác. Xét trên từng hộ thì mối quan hệ thuận chiều giữa số nguồn thu nhập, chỉ số đa dạng hóa thu nhập và thu nhập của hộ

không phải luôn đúng trong mọi trường hợp. Nông hộ có thu nhập cao thì mới có nhiều vốn tích lũy để đầu tư nhiều hoạt động sản xuất và kết quả là có nhiều nguồn thu nhập. Ngược lại, khi nông hộ có nhiều nguồn thu nhập thì có điều kiện gia tăng thu nhập và tiến đến có thu nhập cao (Lê Công Bằng, 2012). Bên cạnh đó, chỉ số Hincome càng cao thì không có nghĩa tổng thu nhập hay thu nhập bình quân/hộ của hộ luôn cao. Đối với các hộ có trình độ dân trí thấp, đông nhân khẩu, tỷ lệ phụ thuộc cao hoặc nguồn lực sản xuất ít thì họ có thể tham gia vào rất nhiều công việc từ nông nghiệp đến phi nông nghiệp. Tham gia vào các công việc như thu hoạch trái cây, phụ hồ, giúp việc gia đình vốn có thu nhập rất thấp nhưng hộ tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau nên dẫn đến Hincome cao. Do hạn chế về các điều kiện trên tuy thu nhập thấp nhưng đối với nông hộ này có tham gia vào nhiều công việc khác nhau mới có được sự ổn định trong thu nhập cho gia đình.

Đối với nông hộ có trình độ sản xuất nhất định, nguồn lao động có cả chất lượng và số lượng, nguồn lực sản xuất dồi dào thì cơ hội tham gia vào hoạt động kinh tế tạo nhập thu cao càng nhiều. Tuy nhiên, không chắc chắn rằng các hộ này sẽ tham gia nhiều vào các hoạt động tạo nguồn thu nhập khác nhau, vì hoạt động sản hiện tại đã tạo thu nhập rất cao.

4.2.2 Cơ cấu và nguồn thu nhập của nông hộ

Hình 4.1: Cơ cấu thu nhập của nông hộ theo các nguồn

Kinh doanh 9,59% Khác 8,54% Lúa 5,86%

Cây ăn trái 24,74% Hoa màu 1,40% Chăn nuôi 11,18% Thủy sản 3,90% Làm thuê 9,52% Lương 24,36% Trợ cấp, Tiết kiệm 0,90%

Các nguồn thu nhập được chia ra trong nghiên cứu từ trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu, chăn nuôi, thủy sản, làm thuê trong nông nghiệp, tiền lương, trợ cấp và tiết kiệm, kinh doanh, khác. Cơ cấu thu nhập từ chủ yếu từ lĩnh vực nông nghiệp chiếm 56,60%. Trong đó, đóng góp lớn nhất là hoạt động trồng cây ăn trái chiếm 24,74%, tiếp đến là chăn nuôi 11,18%, nhỏ nhất là trồng hoa màu 1,40%. Hầu hết các nông hộ nơi đây trồng cây ăn trái là chủ yếu. Các loại cây ăn trái lâu năm như vú sữa, dâu, sầu riêng gắn liền với hoạt động sản xuất lâu năm của nông hộ. Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, chiếm tỷ trọng thấp nhất là từ tiền trợ cấp và tiết kiệm 0,90%, cao nhất là từ tiền lương chiếm 24,36%.

4.2.3 Thu nhập nông nghiệp của nông hộ

4.2.3.1 Mức đa dạng hóa trong thu nhập từ nông nghiệp

Bảng 4.12: Mức độ đa dạng hóa trong nguồn thu từ nông nghiệp

Nguồn thu Số hộ Tỷ lệ (%) Hincome

trung bình Thu nhập bình quân (triệu đồng/hộ) 1 21 22,58 0,60 122,25 2 41 44,09 0,95 100,05 3 20 21,51 1,27 118,67 4 09 9,68 1,33 126,25 5 02 2,15 1,42 95,76

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

Trong các hoạt động tạo thu nhập trong nông nghiệp, tập trung nhiều hộ tham gia nhất là nhóm hộ có 2 nguồn thu chiếm 44,09% (41 hộ) chủ yếu là trồng cây ăn trái và chăn nuôi nhưng vẫn chưa phải là nhóm hộ có thu nhập trung bình/hộ cao nhất. Khi càng tham gia vào nhiều nguồn thu thì mức độ đa dạng của hộ càng tăng với Hincome cao nhất là 1,42 ở nhóm hộ có 5 nguồn thu (2 hộ). Thu nhập bình quân cao nhất 126,25 triệu đồng/hộ nằm ở nhóm hộ có 4 nguồn thu.

4.2.3.1 Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

Trong thu nhập của nông hộ thì chiếm 47,08% là thu nhập từ nông nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất lúa, hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất trong thu nhập từ nông nghiệp và cũng cao nhất trong tổng thu nhập của nông hộ là trồng cây ăn trái chiếm 43,71% trong thu nhập từ nông nghiệp và 24,74% trong tổng thu nhập. Tại huyện Phong Điền chủ yếu trồng các loại cây ăn trái lâu năm như vú sữa, dâu, sầu riêng. Thu nhập trung bình từ sản xuất cây ăn trái là 27,59 triệu đồng/hộ đối với tổng hộ, với mức thu cao nhất là 205 triệu đồng/năm và thấp nhất là 1,6 triệu đồng/năm. Đối với một số nông hộ do vườn cây ăn trái đã lâu năm, trồng xen

canh nhiều loại cây khác nhau nên thu hoạch quanh năm hoặc sau thời gian nông hộ cải tạo lại vườn, áp dụng phương thức sản xuất mới. Còn đối với nông hộ có thu nhập ít hơn từ cây ăn trái do một số hộ có diện tích trồng nhỏ, vào vụ thu hoạch giá rất thấp, hoặc vườn cây đã lâu năm không chăm sóc.

4.2.3.2 Thu nhập từ hoạt động làm thuê nông nghiệp

Bảng 4.13: Thu nhập từ làm thuê nông nghiệp

Hoạt động Số hộ Tỷ lệ (%) Thu nhập (Triệu đồng)

Cao nhất Thấp nhất

Làm thuê nông nghiệp 39 41,94 3,6 87,8

Thu nhập bình quân: 10,62 triệu đồng/hộ Độ lệch: 18,12

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp đóng góp 9,52% trong tổng thu nhập của nông hộ trong vùng nghiên cứu. Số hộ tham gia làm thuê trong nông nghiệp cũng khá lớn với 39 hộ (chiếm 41,94%) với thu nhập trung bình từ hoạt động này là 10,62 triệu đồng/hộ đối với tổng hộ. Hoạt động làm thuê chủ yếu là cắt cỏ, phun thuốc, cắt lúa, thu hoạch nông sản do một số nơi chưa áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch nên việc thu hoạch, vận chuyển lúa, trái cây cần rất nhiều lao động bằng sức người. Đối với một số hộ số, lao động gia đình chỉ làm các công việc chăm sóc như tưới nước, bón phân, còn các công việc như trồng, thu hoạch, vận chuyển thì phải thuê lao động nên tạo cơ hội cho các hộ khác tham gia vào hoạt động này. Tiền công trung bình của lao động tại địa phương dao động từ 100.000 – 250.000 đồng/ngày hoặc theo diện tích, khối lượng của từng công việc riêng. Tuy nhiên, cùng một công việc tiền công trả cho lao động nữ lại thấp hơn lao động nam, tùy theo công việc khác nhau mà có tiền công khác nhau. Cụ thể như việc thu hoạch trái cây trả theo ngày công, lao động nam là 150.000 đồng/ngày và 100.000 đồng/ngày đối với lao động nữ do năng suất làm được công việc ít hơn nên được trả ít hơn.

4.2.4 Thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ

Bên cạnh những nguồn thu chính từ hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn có các nguồn thu từ hoạt động phi nông nghiệp. Đối với các hoạt động khác là các nguồn thu từ làm thuê, làm dịch vụ như uốn, cắt tóc, chạy xe ôm, tiểu thủ công nghiệp. Các hoạt động này tương đối đơn giản, ít cần trình độ cao, nên các hộ có thể dễ dàng tham gia vào các công việc này. Thu nhập từ các nguồn này đóng góp 8,54% trong tổng thu nhập. Thu nhập trung bình từ tiền lương là 27,16 triệu đồng/hộ đối với tổng hộ. Nguồn từ lương công nhân, nhân viên trung bình mỗi hộ là 10,82 triệu đồng/hộ đối với tổng hộ. Đối với công chức, viên chức Nhà nước bao gồm cả đang làm việc và nghỉ hưu cũng có mức thu

nhập trung bình là 16,35 triệu đồng/hộ đối với tổng hộ. Ngoài ra, trợ cấp và tiết kiệm cũng chiếm 0,90% trong tổng thu nhập. Số tiền trợ cấp của các hộ chủ yếu thuộc đối tượng người cao tuổi (từ 80 tuổi trở lên) với khu vực thành thị là 270.000 đồng/tháng, khu vực nông thôn là 200.000 đồng/tháng. Các khoản tiết kiệm được các hộ gửi trong ngân hàng, hoặc trong các quỹ tiết kiệm, quỹ tính dụng. Tuy với mức lãi suất trung bình 0,8%/tháng (2013) đối với các quỹ tín dụng nhưng cũng phần nguồn thu ổn định và vốn tiền mặt dự trữ của hộ.

4.2.5 Số tiền tiết kiệm trong năm

Bảng 4.14: Số tiền tiết kiệm trong năm của nông hộ

Số tiền (Triệu đồng) Số quan sát Tỷ lệ (%)

0 14 15,05 Trên 0 đến dưới 10 29 31,18 Từ 10 đến dưới 17 17 18,28 Từ 17 đến dưới 30 17 8,28 Trên 30 16 17,20 Trung bình: 17,79 triệu đồng/hộ 93 100,00 Độ lệch chuẩn: 21,91

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

Đây là số tiền mà nông hộ tiết kiệm được trong một năm hoạt động sản xuất (không bao gồm số tiền gửi tiết kiệm ở các tổ chức tín dụng). Nông hộ có thể dùng để tích lũy tài sản riêng, trang trãi cho sinh hoạt, đầu tư các hoạt động sản xuất cho năm tiếp theo. Với số tiền tiết kiệm càng cao nông hộ có thể chủ động được nguồn vốn để đầu tư, mở rộng hoạt động hiện tại hoặc tham gia vào các hoạt động kinh tế mới, hạn chế việc phải vay vốn. Trung bình 17,79 triệu đồng/hộ, với số tiền tiết kiệm được cao nhất là 100 triệu đồng. Trong đó, có 14 nông hộ (15,05%) không tích lũy được quỹ tiền mặt cho hoạt động sản xuất năm kế tiếp. Chiếm tỷ lệ cao nhất 31,18% (29 hộ) ở nhóm hộ có số tiền dưới 10 triệu đồng, 5 hộ có số tiền tiết kiệm trên 50 triệu chiếm 5,38%.

4.3 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Dựa vào phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở phần trên, đề tài sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến thu nhập của nông hộ huyện Phong Điền.

Bảng 4.15: Các biến số trong mô hình

Biến số Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

GioiTinh Biến giả 1 0 0,88

HocVan Năm 2 16 8,33

KinhNghiem Năm 3 79 30,62

LaoDong Người 1 6 3,49

DienTichCanhTac 1.000m2 0 21,89 4,74

VayVon Triệu đồng 0 200 13,29

NuocMay Biến giả 0 1 0,89

DuongNhua Biến giả 0 1 0,83

KhoangCach Km 1 12 3,27

CuTru Năm 3 91 45,16

NongNhan Biến giả 0 1 0,47

NongDan Biến giả 0 1 0,73

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

Bảng 4.16: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ

Biến số Hệ số Sai số chuẩn Mức ý nghĩa

Đặc điểm nông hộ GioiTinh -0,181 0,111 0,108 Tài sản nông hộ HocVan -0,014 0,013 0,267 KinhNghiem -0,006 ** 0,003 0,036 LaoDong 0,096*** 0,030 0,002 DienTichCanhTac 0,006 0,010 0,560 Tài sản tài chính VayVon -0,003*** 0,001 0,004

Điều kiện sản xuất

NuocMay -0,138 0,112 0,221

DuongNhua -0,161 0,100 0,112

Đặc điểm vị trí, thời gian

KhoangCach -0,040 ** 0,019 0,036 CuTru 0,005 ** 0,003 0,047 NongNhan -0,163 ** 0,071 0,024 Tổ chức đoàn thể NongDan -0,184 ** 0,085 0,034 Hằng số 1,490*** 0,226 0,000 Số quan sát 93 R2 0,4019 Prob > F 0,0000

Ghi chú: *, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%

Qua kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS và khắc phục phương sai sai số, mô hình có 7 biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, mức đa dạng hóa thu nhập, là năm kinh nghiệm (KinhNghiem), lao động (LaoDong),

số vay vốn (VayVon), khoảng cách đến tổ chức tín dụng (KhoangCach), thời gian cư trú (CuTru), thời gian nông nhàn (NongNhan), tham gia hội Nông Dân (NongDan).

Hệ số R2 là 40,19%, ta có thể kết luận biến động của mức độ dạng hóa thu nhập được giải thích bởi sự thay đổi của các yếu tố ước lượng ở mức 40,19%.

Ta được mô hình hồi quy như sau:

Hincome = 1,490 – 0,006KinhNghiem + 0,096LaoDong – 0,003VayVon -

0,040KhoangCach + 0,005CuTru – 0,163NongNhan – 0,184NongDan + ɛ

Chi tiết về sự ảnh hưởng của các biến đến mức đa dạng hóa thu nhập được giải thích cu thể như sau:

- Hệ số biến KinhNghiem là số năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của chủ hộ. Hệ số mang giá trị -0,006 là giá trị âm với mức ý nghĩa 5%. Khi kinh nghiệm của chủ hộ tăng lên 1 năm thì mức độ đa dạng hóa thu nhập của hộ giảm 0,006 lần với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Với kinh nghiệm tích lũy riêng của chính bản thân chủ hộ, càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chủ hộ đã nắm được những kỹ thuật chăm sóc, canh tác, những biến động của thị trường, thương lượng giá cả với các thương lái đối với đối tượng sản xuất của mình nên không muốn chuyển sang hoạt động mới áp dụng phướng thức sản xuất mới do sự tốn kém chi phí nhiều hơn so với kinh nghiệm của họ.

- Hệ số biến LaoDong là số lao động của nông hộ từ 15 tuổi trở lên có ý nghĩa thống kê ở mức 1% mang giá trị dương. Khi số lao động gia đình tăng thêm 1 người thì chỉ số đa dạng hóa thu nhập tăng 0,096 lần với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Những hộ có nhiều lao động có xu hướng tham gia đa dạng hóa cao hơn so với hộ ít nguồn lực này. Thành viên trong tuổi lao động có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất khác nhau do gia đình thiếu điều kiện sản xuất, ràng buộc về đất canh tác và các nguồn lực khác. Bên cạnh đó,

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 51)