Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 63)

Mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp thường được đề ra thường được thực hiện dưới hình thức xây dựng các kế hoạch sản xuất trong giai đoạn 5 năm, 10 năm, 20 năm. Để thực hiện các kế hoạch này, địa phương sẽ hỗ trợ người dân về kỹ thuật sản xuất, tín dụng hoặc trợ cấp đầu vào. Cần quan tâm quản lý và đánh giá thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả của những chương trình hỗ trợ, đặc biệt là về trợ cấp tín dụng. Cần phải mạnh dạn trợ cấp cho đầu tư phát triển công nghệ sản xuất mới, đồng thời việc trợ cấp cho các loại đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp cần quan tâm về mặt giới hạn thời gian, quy mô hỗ trợ và hiệu quả của việc đầu tư.

Ngân hàng và các quỹ tín dụng cần đặc biệt quan tâm, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Căn cứ vào quy hoạch sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn để xây dựng phương án đầu tư vốn cho phù hợp đến từng đối tượng quy hoạch chuyển đổi trên từng địa bàn. Đồng thời, định mức tài sản thế chấp phù hợp so với giá thị trường. Dựa vào năng lực tài chính của tổ chức tín dụng để nâng mức cho vay cao hơn, với lãi suất cho vay thấp nhất có thể cho các hộ có nhu cầu nhưng điều kiện khó khăn.

Về công tác khuyến nông, không thể xác nhận rằng lợi ích của việc tăng lực lượng và lương cho cán bộ khuyến nông sẽ cao hơn chi phí bỏ ra. Do đó, có thể tăng hiệu quả bằng cách nỗ lực khuyến nông cao độ ở một số xã chuyên về nông nghiệp và có đánh giá kết quả cụ thể sau vài năm áp dụng.

Thêm vào đố, cần tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực của cơ quan khuyến nông và các cơ quan khác trong phân tích thị tường nông sản vì nông dân cần biết không chỉ là kỹ thuật sản xuất mà cồn phải biết thị trường tiêu thụ ở đâu, giá cả biến động như thế nào, đặc trưng nào của sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích.

Khi nghiên cứu chính sách nông nghiệp và khuyến nông cần tập trung vào nâng cao năng suất sẽ có tác động tích cực tới thu nhập đối với nhóm hộ nghèo nhiều hơn so với nhóm hộ không nghèo, vì người nghèo phụ thuộc vào trồng trọt nhiều hơn và họ ít có khả năng tăng thu nhập bằng cách mở rộng diện tích và đa dạng hóa hơn là hộ có thu nhập cao.

Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại vùng, ngành nghề thương mại dịch vụ ở nông thôn. Củng cố các làm nghề truyền thống, quy hoạch dài hạn các hộ trồng cây ăn trái lâu năm gắn kết với du lịch sinh thái có hiệu quả trong dài hạn.

Chính quyền địa phương cần khuyến khích, hỗ trợ công tác giáo dục, nâng cao dân trí cho người dân, hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh. Tạo điều kiện cho các cơ sở làm ăn có hiệu quả để tạo việc làm cho lao động địa phương góp phần tăng thu nhập cho hộ.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 63)