PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN,

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 56)

PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Dựa vào phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở phần trên, đề tài sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến thu nhập của nông hộ huyện Phong Điền.

Bảng 4.15: Các biến số trong mô hình

Biến số Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

GioiTinh Biến giả 1 0 0,88

HocVan Năm 2 16 8,33

KinhNghiem Năm 3 79 30,62

LaoDong Người 1 6 3,49

DienTichCanhTac 1.000m2 0 21,89 4,74

VayVon Triệu đồng 0 200 13,29

NuocMay Biến giả 0 1 0,89

DuongNhua Biến giả 0 1 0,83

KhoangCach Km 1 12 3,27

CuTru Năm 3 91 45,16

NongNhan Biến giả 0 1 0,47

NongDan Biến giả 0 1 0,73

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

Bảng 4.16: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ

Biến số Hệ số Sai số chuẩn Mức ý nghĩa

Đặc điểm nông hộ GioiTinh -0,181 0,111 0,108 Tài sản nông hộ HocVan -0,014 0,013 0,267 KinhNghiem -0,006 ** 0,003 0,036 LaoDong 0,096*** 0,030 0,002 DienTichCanhTac 0,006 0,010 0,560 Tài sản tài chính VayVon -0,003*** 0,001 0,004

Điều kiện sản xuất

NuocMay -0,138 0,112 0,221

DuongNhua -0,161 0,100 0,112

Đặc điểm vị trí, thời gian

KhoangCach -0,040 ** 0,019 0,036 CuTru 0,005 ** 0,003 0,047 NongNhan -0,163 ** 0,071 0,024 Tổ chức đoàn thể NongDan -0,184 ** 0,085 0,034 Hằng số 1,490*** 0,226 0,000 Số quan sát 93 R2 0,4019 Prob > F 0,0000

Ghi chú: *, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%

Qua kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS và khắc phục phương sai sai số, mô hình có 7 biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, mức đa dạng hóa thu nhập, là năm kinh nghiệm (KinhNghiem), lao động (LaoDong),

số vay vốn (VayVon), khoảng cách đến tổ chức tín dụng (KhoangCach), thời gian cư trú (CuTru), thời gian nông nhàn (NongNhan), tham gia hội Nông Dân (NongDan).

Hệ số R2 là 40,19%, ta có thể kết luận biến động của mức độ dạng hóa thu nhập được giải thích bởi sự thay đổi của các yếu tố ước lượng ở mức 40,19%.

Ta được mô hình hồi quy như sau:

Hincome = 1,490 – 0,006KinhNghiem + 0,096LaoDong – 0,003VayVon -

0,040KhoangCach + 0,005CuTru – 0,163NongNhan – 0,184NongDan + ɛ

Chi tiết về sự ảnh hưởng của các biến đến mức đa dạng hóa thu nhập được giải thích cu thể như sau:

- Hệ số biến KinhNghiem là số năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của chủ hộ. Hệ số mang giá trị -0,006 là giá trị âm với mức ý nghĩa 5%. Khi kinh nghiệm của chủ hộ tăng lên 1 năm thì mức độ đa dạng hóa thu nhập của hộ giảm 0,006 lần với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Với kinh nghiệm tích lũy riêng của chính bản thân chủ hộ, càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chủ hộ đã nắm được những kỹ thuật chăm sóc, canh tác, những biến động của thị trường, thương lượng giá cả với các thương lái đối với đối tượng sản xuất của mình nên không muốn chuyển sang hoạt động mới áp dụng phướng thức sản xuất mới do sự tốn kém chi phí nhiều hơn so với kinh nghiệm của họ.

- Hệ số biến LaoDong là số lao động của nông hộ từ 15 tuổi trở lên có ý nghĩa thống kê ở mức 1% mang giá trị dương. Khi số lao động gia đình tăng thêm 1 người thì chỉ số đa dạng hóa thu nhập tăng 0,096 lần với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Những hộ có nhiều lao động có xu hướng tham gia đa dạng hóa cao hơn so với hộ ít nguồn lực này. Thành viên trong tuổi lao động có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất khác nhau do gia đình thiếu điều kiện sản xuất, ràng buộc về đất canh tác và các nguồn lực khác. Bên cạnh đó, một số thành viên có năng lực trình độ chuyên môn của lao động cho phép các thành viên có thể tham gia vào các hoạt động trong nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp nhằm tăng thêm thu nhập từ đó dẫn đến gia tăng mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ. Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Le Tan Nghiem (2010) đối với nông hộ khu vực ĐBSCL. Nghiên cứu cho thấy với nông hộ có nhiều lực lượng lao động, bất kể trình độ học vấn, có xu hướng tham gia các việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp nhiều hơn.

- Hệ số biến VayVon là số tiền mà nông hộ vay có giá trị -0,003 với mức ý nghĩa thống kê 1%. Khi số tiền mà nông hộ tăng lên 1 triệu đồng thì mức độ đa dạng hóa giảm đi 0,003 lần với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nông hộ có được số vốn vay tập trung vào đầu tư sản xuất hiện tại, để nâng cao được chất lượng sản xuất nên không tham gia thêm vào các hoạt động khác. Tuy nhiên có thể nông hộ dùng để giải quyết những khó khăn trước mắt thay vì để đầu tư vào sản xuất, sử dụng không đúng mục đích nên không còn vốn để tiếp tục sản xuất.

- Hệ số biến KhoangCach với giá trị là -0,040 và mức ý nghĩa thống kê là 5%. Khi khoảng cách từ nơi nông hộ sinh sống đến tổ chức tín dụng gần nhất tăng lên 1 km thì chỉ số đa dạng hóa thu nhập giảm đi 0,040 lần với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Các tổ chức tín dụng đa phần được đặt gần đơn vị hành chính, trung tâm của xã, khu vực đông dân cư phát triển nên cũng có thể được xem là khoảng cách đến khu vực trung tâm của xã. Càng xa các khu vực trung tâm điều kiện cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, vị trí định cư xa xôi với nơi vay vốn nên nông hộ không mặn mà đi đến các tổ chức tín dụng để vay vốn hoặc không có điều kiện tiếp cận với các hoạt động phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, xa khu vực trung tâm, đất của nông hộ được định giá khá thấp, nên nguồn vốn vay thế chấp cũng ít đi, không đáp ứng được nhu cầu của họ nên khó mở rộng được sản xuất. Nghiên cứu của Schware (2005) tại Indonesia, cũng phát hiện rằng khoảng cách từ nhà đến đường nhựa có ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng hóa. Hộ gia đình sống cách xa đường nhựa thường có thu nhập thấp hơn, vị trí sinh sống của nông hộ khá phân tán nên trong vùng sâu vùng xa không có khả năng tự tạo thu nhập khác ngoài tự tạo việc làm trong nông nghiệp.

- Hệ số biến CuTru có mức ý nghĩa 5% và giá trị là 0,005. Khi số năm cư trú của nông hộ tăng lên 1 năm thì chỉ số đa dạng hóa của nông hộ tăng lên 0,005 lần với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Phần lớn những hộ có thời gian sống ở địa phương lâu năm thường là những hộ có chủ hộ lớn tuổi nên càng hiểu rõ về nơi sinh sống có những mặt thuận lợi khó khăn nào nên có thể đưa ra những quyết định phù khi tham gia vào hoạt động sản xuất. Có được nguồn lực quan trọng dồi dào nên có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Những hộ có thời gian sống ở địa phương lâu năm đi đôi với việc họ có nhiều mối quan hệ bà con, bạn bè ở xung quanh, sẽ giúp đỡ họ rất nhiều trong sản xuất, kinh doanh và trong những lúc khó khăn. Có nhiều cơ hội tham gia vào các chương trình hỗ trợ tại địa phương, nhất là các chương trình hỗ trợ vốn vay.

- Hệ số biến NongNhan mang mức ý nghĩa thống kê là 5% và âm. Hệ số mang giá trị -0,163 nghịch biến với biến mức độ đa dạng. Khi nông hộ có thời gian nông nhàn thì mức độ đa dạng hóa thấp hơn với những hộ không có thời gian nông nhàn 0,163 lần, điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tại vùng nghiên cứu, phần lớn nông hộ gắn với trồng cây ăn trái lâu năm và gắn bó với nghề rất lâu nên khó có thể chuyển đổi sang mục đích sản xuất hay kết hợp sản xuất khác. Nông hộ cũng không muốn tham gia vào các công việc tiểu thủ công nghiệp học nghề được địa phương hỗ trợ khi có thời gian nhàn rỗi. Tại địa phương, các công việc này được phổ biến giảng dạy nhưng không hỗ trợ khâu bao tiêu sản phẩm, thời gian lại bỏ ra quá nhiều mà tiền công, tiền hưởng lợi từ sản phẩm quá thấp. Học viên không học đến nơi đến chốn hoặc các chương trình chỉ giảng dạy, phổ biến chỉ theo hình thức phong trào, không có tính thực tiễn. Hay tại nơi sinh sống thì không có nhu cầu về dịch vụ, sản phẩm làm ra hay có quá nhiều người theo nghề nhưng thiếu vốn, không có khả năng cạnh tranh nên đa phần đều ít hoặc không muốn tham gia vào các chương trình hỗ trợ khi nông nhàn.

- Hệ số biến NongDan mang giá trị -0,184 với mức ý nghĩa là 5%. Khi chủ hộ hoặc các thành viên trong gia đình là hội viên của hội Nông Dân thì mức độ đa dạng giảm đi 0,184 lần với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hệ số của biến nghịch dấu với biến phụ thuộc và đi ngược với kì vọng ban đầu. Tham gia vào hội nông hộ được tiếp cận thông tin các thông tin sản xuất mới, các chương trình tập huấn kỹ thuật, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hội viên. Do đó, nông hộ nâng cao được kỹ thuật sản xuất nên nông hộ tập trung vào sản xuất với những thông tin mới được triển khai trong hội. Tuy nhiên, đối tượng sản xuất chủ yếu của nông hộ là cây trồng gắn bó lâu năm khó kết hợp thêm vào các hoạt động khác do sự hạn chế về nguồn lực nên làm giảm đi độ đa dạng trong thu nhập. Bên cạnh đó, nông hộ được tiếp cận vốn vay tín chấp với lãi suất ưu đãi từ các hội tham gia khá dễ dàng. Tuy nhiên, vốn vay trong các quỹ hội khá thấp, không được vay nhiều hơn mức quy định hoặc không được vay thêm khi chưa trả hết nợ cũ và thời gian mở quỹ vốn vay không thường xuyên nên khó đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông hộ khi cần thiết. Với các số vay thế chấp lớn hơn, nông hộ thường chú trọng đầu tư các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi hiện có, ít sử dụng cho hoạt động kinh doanh hay dịch vụ nên chỉ số đa dạng sẽ giảm đi.

- Biến giả Duong, NuocMay tuy không ảnh hưởng đến mô hình nhưng trong thực tiễn nếu cơ sở hạ tầng không phát triển thì việc sinh hoạt, tham gia sản xuất, trao đổi buôn bán, nâng cao trình độ của nông hộ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tương tự, Le Tan Nghiem (2010) cũng cho thấy rằng trên địa bàn

mà nông hộ tiếp cận vào mạng lưới điện quốc gia thì mức độ đa dạng hóa cũng cao hơn.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)