Nguồn vốn vay trong sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 50)

Vốn trong nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, còn giúp hộ nông dân chủ động trong sản xuất, có thể đầu tư thêm ngành nghề mới, hạn chế sức ép thiếu vốn sản xuất. Đồng thời việc vay vốn giúp nông hộ mạnh dạn hơn trong mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nông hộ.

Bảng 4.8: Tình hình vay vốn của hộ năm 2014

Hoạt động Hộ Tỷ lệ (%) Số tiền (Triệu đồng) Cao nhất Thấp nhất Vay vốn 33 35,48 200 8 Trung bình: 13,29 triệu đồng/hộ Độ lệch chuẩn: 33,80

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014.

Trong nghiên cứu, có đến 33 hộ có nhu cầu vốn vay chiếm 35,48%, cho thấy hộ có nhu cầu về vốn không ít. Số tiền vay với mức trung bình là 13,29 triệu đồng/hộ đối với tổng số hộ, cao nhất là 200 triệu đồng/năm và thấp nhất là 8 triệu đồng/năm, số vốn vay giữa các hộ có sự chênh lệch lớn. Với mức lãi suất trung bình là 0,82%/tháng. Trong số 33 hộ đi vay thì có 16 hộ vay với số tiền dưới 20 triệu đồng chiếm 48,48% và 8 hộ vay (24,24%) với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên. Nông hộ không được phép vay nhiều hơn mức quy định nên số vay ít, trong điều kiện vay tín chấp hoặc có hạn chế trong tài sản sở hữu nên không thể vay được nhiều.

Đối với lãi suất, thời hạn cho vay của ngân hàng chính sách tại huyện Phong Điền phụ thuộc vào từng đối tượng. Học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng tùy thời gian hoàn thành bậc học. Vì mục đích nước sạch, vệ sinh môi trường là 0,8%/tháng trong 60 tháng. Hộ nghèo là 0,65%/tháng, hộ cận nghèo 0,78%/tháng với mức tối đa là 30 triệu đồng cho 36 tháng.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)