Các bước thực hiện PPDH bằng tình huống

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần hóa hữu cơ trung học phổ thông (Trang 34)

Trong thực tiễn GV có thể sử dụng nhiều kĩ thuật để triển khai PPDH bằng tình huống. Dưới đây là một số gợi ý tiến hành phương pháp này:

Giai đoạn chuẩn bị của GV. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của dạy học bằng tình huống. Vì ở đó diễn ra sự ủy thác của GV. Trong bước này, GV cần phải thực hiện các công việc sau:

 Thứ nhất: Xác định mục tiêu và nội dung giảng dạy cụ thể, mà thông qua tình huống học viên phải đạt được. Câu hỏi ở đây là: sau khi giải quyết xong tình huống, người học sẽ đạt được cái gì? Cái đó có phù hợp với mục tiêu và nội dung cần dạy không?

 Thứ hai: Xây dựng tình huống dạy học. Công việc này giống nhà biên kịch viết kịch bản. GV cần phải thu thập tình huống, phân tích và lựa chọn thông tin, xác lập logic các sự kiện; tiên lượng trình độ nhận thức, kĩ năng hành động và thái độ của HS khi hành động trong môi trường các sự kiện đó v.v. Nếu việc xây dựng tình huống dạy học bằng cách lựa chọn tình huống trong thực tế, thì tình huống đó phải điển hình (đại diện cho các tình huống cùng loại) và có tính thời sự. Đồng thời có sự gia công thêm về phương diện sư phạm. Nếu là tình huống do GV xây dựng thì cần phải đảm bảo nguyên tắc “y như thật”, tức là những sự kiện trong tình huống phải gắn với thời gian, không gian, địa điểm và con người cụ thể sản sinh ra tri thức, kĩ năng và phương pháp mà người GV đưa vào trong tình huống (sự cá nhân hóa, hoàn cảnh hóa, thời gian hóa v.v).

 Thứ ba: Cần phân tích trình độ nhận thức, kinh nghiệm và các đặc điểm tâm lí – xã hội của học viên để xác định mức độ có vấn đề của tình huống (xác định mức độ khó khăn hoặc trở ngại của tình huống mà học viên phải vượt qua).

giải quyết tình huống của học viên.

 Thứ năm: Lập kế hoạch thực hiện và dự kiến những tình huống phát sinh.

 Thứ sáu: Giai đoạn thực hiện. Trong giai đoạn này có các việc chủ yếu sau:

- Giới thiệu tình huống cho học viên. Cung cấp thông tin về tình huống (phát tài liệu, băng video v.v). Nêu rõ công việc học viên phải thực hiên, mục đích cần đạt v.v.

- Tổ chức cho học viên hành động với tình huống: Trong khâu này GV có thể hướng dẫn học viên hành động với tình huống theo nhiều hình thức: a) làm việc độc lập của từng học viên. Trong hình thức này, GV cần đảm bảo đủ thời gian để học viên phân tích và hiểu rõ tình huống. Sau khi học viên đưa ra được giải pháp giải quyết tình huống, GV cần xác nhận những tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động mà học viên thu nhận được từ việc giải quyết tình huống. Trong trường hợp những tri thức thu nhận được không phù hợp, cần giúp họ khắc phục, bằng cách tìm kiếm giải pháp mới; b) Làm việc theo nhóm. Trong hình thức này, lớp được chia thành nhiều nhóm. Khi các nhóm làm việc, GV cần đi vòng quanh, quan sát và trợ giúp các nhóm, nếu thấy cần thiết; c) Thảo luận cả lớp. Trong dạy học tình huống, hình thức làm việc cả lớp chỉ diễn ra ở công đoạn cuối, khi các cá nhân hoặc các nhóm đã tìm ra được giải pháp và cần công bố, thảo luận, trao đổi rộng rãi trong cả lớp.

- Tông kết: GV thực hiện chức năng xác nhận kiến thức, kĩ năng, phương pháp mà học viên thu nhận được thông qua việc giải quyết tình huống. Bước này có thể được thực hiện bằng kĩ thuật trao đổi (cho học viên tóm tắt và phát biểu, trao đổi, sau đó giáo viên kết luận trước lớp học).

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần hóa hữu cơ trung học phổ thông (Trang 34)