khác nhau, tùy theo mức độ tham gia của GV vào quá trình giải quyết tình huống của người học. Tuy nhiên, một khuôn mẫu chung của PPDH này bao gồm các giai đoạn với các công việc sau:
- Tạo ra THCVĐ, xây dựng bài toán nhận thức.
- Tạo ra THCVĐ đối với học viên. Thực chất của việc tạo ra THCVĐ trong dạy học là cung cấp cho người học các sự kiện trong đó hàm chứa mâu thuẫn giữa kinh nghiệm, hiểu biết của học viên về các sự kiện đó với khả năng hiện tại để giải quyết chúng (giải thích, chứng minh, phản bác v.v). Vì vậy, một mặt, các sự kiện được nêu trong tình huống thường phải gần gũi, quen thuộc với người học, mặt khác, cách đặt vấn đề phải mới. Phương châm hữu ích ở đây là: Vần đề mới của những sự kiện không mới; suy nghĩ mới với những điều không mới.
- Giúp người học phân tích và biến đổi tình huống, làm bộc lộ và nhận dạng vấn đề.
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết và các điều kiện kèm theo. - Giải quyết vấn đề:
+ Phân tích tình huống, làm rõ các mối liên hệ giữa dữ kiện với yêu cầu của tình huống (ở đây có thể sử dụng phương pháp phân tích của Descartes –phân tích cái phức tạp, cái tổng thể thành những đơn vị nhỏ nhất).
+ Đề xuất các giả thuyết giải quyết vấn đề (trong khâu này có thể sử dụng các thủ thuật tư duy: quy cái mới lạ về những điều đã biết; phương pháp tương tự; khái quát hóa; suy luận ngược và xuôi v.v). Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
+ Thực hiện kế hoạch. + Kết luận.
+ Thảo luận kết quả và đánh giá mức độ đúng đắn của lời giải. + Khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết đã nêu.
- Phát biểu kết luận. - Đề xuất tình huống mới.
Vai trò của GV và học viên trong việc thực hiện các công việc trên tùy thuộc vào mức độ của dạy học giải quyết THCVĐ.