Kết quả đánh giá về mặt định tính

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần hóa hữu cơ trung học phổ thông (Trang 150)

Qua phát phiếu tham khảo ý kiến của 153 HS, tác giả thu được kết quả về mặt định tính như sau:

Bảng 3.22. Tổng hợp ý kiến HS về giờ học có sử dụng THCVĐ

Như vậy, thông qua quá trình tổ chức, quan sát các giờ thực nghiệm và bảng tổng hợp ý kiến HS về các giờ học có sử dụng THCVĐ tác giả nhận thấy:

- HS ở các lớp thực nghiệm rất thích các giờ học có sử dụng THCVĐ, các em

Câu 1: Khi học phần hóa hữu cơ, thầy (cô) tổ chức giờ học có sử dụng các mẫu chuyện kể, thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh, câu hỏi,… để đưa ra vấn đề dẫn dắt các em tìm hiểu bài thì em

Mức độ

1 2 3 4 5

rất thích học các giờ học đó. 6 19 47 25 56

tích cực suy nghĩ để tìm lời giải đáp cho vần đề. 8 20 61 39 25 hiểu bài và khắc sâu kiến thức hơn. 3 10 50 59 31 thấy giờ học sinh động và hấp dẫn hơn. 6 10 39 42 56 thích thầy (cô) hướng dẫn em giải quyết vấn đề đặt ra thông

qua hệ thống câu hỏi.

5 19 42 48 39 thích thầy (cô) giải thích tỉ mỉ các vấn đề em ghi nhận. 6 17 36 44 50 thích thầy (cô) tạo điều kiện để em tự giải quyết vấn đề. 12 29 58 26 28 thường trả lời câu hỏi của thầy (cô). 17 30 59 29 18 thường đặt câu hỏi với thầy (cô). 33 40 40 24 16

Câu 2: Em có thích được thầy (cô) đặt ra vấn đề (có nội dung vừa gắn kiến thức bài học và thực tiễn cuộc sống) rồi yêu cầu các em (nhóm học sinh) về nhà tìm hiểu vấn đề, lên báo cáo trước lớp không?

nhận thấy các tiết học đó rất sinh động và hấp dẫn hơn. GV đã sử dụng các THCVĐ để dẫn dắt HS tìm hiểu bài, định hướng các em suy nghĩ tìm phương án giải quyết vấn đề, các tình huống được đưa ra hấp dẫn, lúc là câu chuyện kể, khi là thí nghiệm,…chính các yếu tố này làm cho HS hiểu bài và khắc sâu kiến thức hơn. Mặt khác, ta thấy các em rất thích thầy (cô) hướng dẫn các em giải quyết vấn đề đặt ra thông qua hệ thống câu hỏi (129 HS chọn mức độ ≥ 3), biểu hiện cụ thể là các em hay trả lời câu hỏi của thầy (cô) (106 HS chọn mức độ ≥ 3).

- Tuy nhiên, mức độ HS tích cực suy nghĩ để tìm lời giải đáp cho vấn đề không cao lắm (89 HS ở mức độ ≤ 3). Chình vì vậy, mức độ HS đặt câu hỏi với thầy cô còn thấp (113 HS ở mức độ ≤ 3). Điều này giúp nói lên thực trạng là còn nhiều HS lười tư duy. Cụ thể là có 74/153 HS trả lời là bình thường hoặc không thích được thầy (cô) đặt ra vấn đề (có nội dung vừa gắn kiến thức bài học và thực tiễn cuộc sống) rồi yêu cầu các em (nhóm học sinh) về nhà tìm hiểu vấn đề, lên báo cáo trước lớp. Điều này có thể lý giải là do nhiều lý do: HS phải học quá nhiều môn không còn thời gian, hoặc do trình độ tin học, ngoại ngữ còn hạn chế. Nhưng bên cạnh đó, có tới 79/153 HS chọn là thích hoặc rất thích, đây là con số đáng mừng, vì điều này chứng tỏ có nhiều HS thích học thông qua THCVĐ, thích tìm hiểu để tự mình giải quyết các vấn đề đặt ra.

- Đối với GV tham gia thực nghiệm thì theo cô Nguyễn Phụng Hiếu và cô Nguyễn Thị Khánh Chi đã cho ý kiến là: “khi sử dụng các giáo án được thiết kế thì các tiết học đã thật sự gây hứng thú cho HS, các em chịu tư duy tìm ra lời giải đáp cho vấn đề”. Và chính các GV tham gia thực nghiệm cũng cảm thấy rất thích thú với các THCVĐ được thiết kế, đặc biệt là các tình huống mở đầu bài giảng và tình huống tại sao.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần hóa hữu cơ trung học phổ thông (Trang 150)