MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần hóa hữu cơ trung học phổ thông (Trang 151)

- Khi thiết kế THCVĐ, ngoài căn cứ vào nội dung kiến thức sách giáo khoa, kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy của GV, chúng ta có thể dựa vào các lỗi sai HS hay mắc phải.

đây là tình huống có nội dung gắn với thực tiễn, nên cố gắng đầu tư nhiều hơn nữa cho loại tình huống này.

- HS dễ phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề nhanh hơn nếu tình huống đó được đưa ra một cách trực quan, sinh động.

- GV nên chủ động trong cách sử dụng và giải quyết tình huống. Đối với lớp có nhiều HS trung bình yếu, chỉ cần HS chịu suy nghĩ để nhận ra vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV và qua đó GV đàm thoại hay thuyết trình kết hợp phương tiện trực quan giúp HS giải quyết vấn đề.

- Nội dung chương trình hóa hữu cơ tương đối dài và khó vì vậy số lượng THCVĐ trong một bài, một tiết không quá nhiều, ở mức độ vừa phải (không quá 5 tình huống) để tránh tình trạng “cháy giáo án”. Với một bài có nhiều tình huống có nội dung gắn thực tiễn, GV chỉ giải quyết một số tình huống trong giờ học, còn lại GV chỉ nêu ra vấn đề, yêu cầu HS về nhà tìm hiểu giải quyết vấn đề.

- Khi giải quyết THCVĐ có nội dung gắn với thực tiễn, HS thường đi xa nội dung bài học, GV cần kiểm soát tổ chức các hoạt động dạy và học, tránh đi lan man dẫn đến “cháy giáo án”.

- Khi sử dụng phương tiện trực quan GV nên chuẩn bị chu đáo để đảm bảo hình ảnh, hiện tượng rõ ràng, dễ quan sát, giúp HS dễ phát hiện và hiểu rõ vấn đề.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả đã trình bày mục đích, cách tiến hành và kết quả của quá trính thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng THCVĐ trong giảng dạy hóa hữu cơ.

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trong năm học 2009-2010 trên 5 cặp lớp ở bốn trường THPT khác nhau, với tổng số HS lớp TN là 190 và lớp ĐC là 189. Ở các lớp TN được tiến hành giảng dạy 4 giáo án thực nghiệm (gồm 6 tiết dạy). Sau mỗi bài thực nghiệm đều có bài kiểm tra 10 phút và một bài kiểm tra 1 tiết sau học xong chương Dẫn xuất halogen-Ancol-Phenol.

Việc phân tích định lượng kết quả kiểm tra cho thấy: kết quả học tập ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC. Kết quả này có được là do tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng THCVĐ trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy- học, chứ không phải là do ngẫu nhiên.

Việc phân tích định tính kết quả thực nghiệm cũng nói lên rằng: việc sử dụng THCVĐ trong giảng dạy hóa hữu cơ giúp HS ở lớp TN tích cực hơn, hứng thú hơn, hiểu và khắc sâu kiến thức hơn các HS ở lớp ĐC.

Các GV tham gia thực nghiệm đã nhất trí việc sử dụng các giáo án được thiết kế có sử dụng THCVĐ có hiệu quả trong dạy học, góp phần đổi mới PPDH. Tuy nhiên, các GV thực nghiệm cũng cho rằng việc sử dụng các giáo án này hơi mất thời gian, vì cần nhiều thời gian cho việc nêu và giải quyết tình huống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đã đề ra, chúng tôi đã thực hiện được những vấn đề sau:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu được những nội dung sau:

- Lịch sử vấn đề nghiên cứu.

- PPDH. Những định hướng đổi mới PPDH ở Việt Nam và trên thế giới. - Tìm hiểu được tổng quan về dạy học giải quyết THCVĐ và phương pháp dạy học bằng tình huống. Qua đó giúp phân biệt được hai phương pháp dạy học trên.

1.2. Điều tra thực trạng việc sử dụng dạy học giải quyết THCVĐ của 88 GV hóa học ở các trường THPT trong địa bàn tỉnh Bình Dương, TP.HCM và các tỉnh thành khác. Kết quả điều tra cho thấy, đa số GV đều cho rằng dạy học giải quyết THCVĐ có nhiều ưu điểm và việc sử dụng chúng trong dạy học hóa hữu cơ là cần thiết. Nhưng do các GV còn gặp nhiều khó khăn trong thiết kế tình huống, trong cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả, nên phần lớn GV chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng THCVĐ.

1.3. Nghiên cứu tổng quan phần hóa học hữu cơ THPT.

1.4. Từ kết quả điều tra thực trạng ở trên, chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất 8 nguyên tắc và qui trình 5 bước để định hướng cho việc xây dựng THCVĐ trong dạy học hóa hữu cơ THPT.

1.5. Tiến hành thiết kế được 54 THCVĐ sử dụng trong dạy học hóa hữu cơ THPT. Các tình huống này có thể được sử dụng khi giảng dạy phần Đại cương về hóa hữu cơ đến phần HC và hợp chất hữu cơ có nhóm chức. Trong mỗi tình huống đều có các bước thực hiện: đặt vấn đề-giải quyết vấn đề-kết luận. Đa số các tình huống được thiết kế đều có hình ảnh minh họa cụ thể, rõ ràng. Đối với các thí nghiệm nêu vấn đề đều có các mô phỏng thí nghiệm kèm theo. Nội dung THCVĐ này trải dài từ phần đại cương về hóa hữu cơ, đến hiđrocacbon rồi đến hợp chất hữu cơ có nhóm chức.

1.6. Dựa trên 54 THCVĐ được xây dựng, chúng tôi đã thiết kế được 4 giáo án (6 tiết dạy) có sử dụng các THCVĐ.

1.7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm trong năm học: 2009 – 2010 với tất cả 4 giáo án, 5 cặp lớp thực nghiệm – đối chứng ở 4 trường THPT thuộc Tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh (tổng số HS thực nghiệm là 190, HS đối chứng là 189). Từ kết quả thu được chúng tôi đã xử lí, phân tích kết quả định lượng và định tính để xác nhận tính khả thi của đề tài, cũng như hiệu quả của các giáo án thực nghiệm. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm khi sử dụng THCVĐ trong dạy học phần hóa hữu cơ ở trường THPT.

2. Kiến nghị

Từ các kết quả nghiên cứu mà đề tài thu nhận được, để việc sử dụng THCVĐ trong dạy học hóa học ở trường THPT đạt hiệu quả như mong đợi và việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS thực sự là yêu cầu không thể thiếu, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa theo hướng thuận lợi cho việc tự học, tự nghiên cứu, tự đề ra tình huống và giải quyết các THCVĐ trong học tập cho HS.

- Thường xuyên tổ chức các khóa học bồi dưỡng chuyên môn gắn liền với mục tiêu đổi mới PPDH. Trong mỗi khóa học cần có lớp học thực hành giữa các GV trong mỗi khóa học, để mỗi GV đều hiểu rõ về đổi mới PPDH đó. Ví dụ như trong buổi học bồi dưỡng về “dạy học giải quyết THCVĐ”: nên tổ chức GV trực tiếp nêu ra tình huống, cách giải quyết tình huống như thế nào,… rồi đi đến kết luận chung về những vấn đề xoay quanh THCVĐ. Cuối mỗi khóa học, tổng hợp các ý kiến, đề xuất, các tình huống mà GV nêu ra,… thành tài liệu tham khảo.

- Khai thác các đề tài đã nghiên cứu của GV về đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời có giải pháp để các đề tài này đến với các GV chứ không chỉ nằm trên kệ sách trong thư viện của trường đào tạo.

- Cung cấp đầy đủ thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, tạo điều kiện cho việc sử dụng THCVĐ đạt hiệu quả ở tất cả các môn học ở trường THPT.

2.2. Đối với các trường THPT

- Cần tuyển GV chuyên trách cho phòng thí nghiệm để GV bộ môn không mất nhiều thời gian chuẩn bị thí nghiệm, có nhiều thời gian đầu tư cho đổi mới phương pháp giảng dạy. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm cần được lên kế hoạch và mua về từ đầu năm, đảm bảo đủ dụng cụ và hóa chất cho GV làm thí nghiệm, đặc biệt là các thí nghiệm nêu vấn đề, thí nghiệm vui cần phải có hiện tượng rõ ràng.

- Thường xuyên tổ chức thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy theo các chuyên đề đổi mới PPDH hiện nay trong mỗi tổ chuyên môn.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho GV về mặt tâm lí cũng như cơ sở vật chất để GV có thể thường xuyên sử dụng giáo án có sử dụng THCVĐ.

2.3. Đối với giáo viên

- Tìm cách khắc phục khó khăn và mạnh dạn sử dụng THCVĐ một cách thường xuyên.

- Tích cực tham gia các buổi bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm về các kĩ năng sử dụng THCVĐ từ đồng nghiệp, trên mạng internet. Ngoài ra, mỗi GV tự bồi dưỡng trình độ tiếng Anh, trình độ tin học, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế giáo án, thiết kế THCVĐ.

Trên đây là tất cả những công việc chúng tôi đã làm để hoàn thành luận văn. Việc vận dụng THCVĐ trong dạy học phần hóa hữu cơ nói riêng và môn hóa học cũng như môn học khác nói chung thực sự là cần thiết. Giúp phát huy tính tích cực, rèn luyện khả năng ứng phó và giải quyết các vấn đề trong học tập, cũng như trong thực tiễn cuộc sống cho HS. Chúng tôi hi vọng rằng công trình này có thể đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT. Kính mong nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.

2. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

3. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 trung học phổ thông môn hóa học, NXB Giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Vụ giáo dục trung học (2007), Tài liệu bồi dưỡng

thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở chu kì III môn hóa học, NXB Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học lớp 11, NXB Giáo dục.

7. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.

8. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXB Giáo dục.

9. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2006), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT, NXB Hà Nội.

10. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật.

11. Nguyễn Hữu Đĩnh (2008), Dạy và học hóa học theo hướng đổi mới, NXB Giáo dục.

12. Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên) (2009), Hóa học hữu cơ, tập 1, NXB Giáo dục. 13. Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên) (2009), Hóa học hữu cơ, tập 2, NXB Giáo dục. 14. Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên) (2009), Hóa học hữu cơ, tập 3, NXB Giáo dục.

15. Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học, NXB Giáo dục.

16. Trần Thị Thu Hằng (biên soạn) (2005), Macromedia Flash MX 2004, Viện nghiên cứu giáo dục- Trung tâm công nghệ dạy học (Tài liệu lưu hành nội bộ). 17. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực,

NXB Giáo dục.

18. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm.

19. Cao Thị Minh Huyền (2010), Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học lớp 11 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

20. Trang Thị Lân (biên soạn), Các phương pháp dạy học hiện đại,Trường Đại học Sư phạm TP.HCM (Tài liệu lưu hành nội bộ).

21. Từ Văn Mặc – Từ Thu Hằng (Người dịch) (2001), Bộ sách tri thức tuổi hoa niên thế kỷ XXI Hóa học, NXB Văn hóa thông tin.

22. Lê Văn Năm (2001), Sử dụng dạy học nêu vấn đề-Ơ rixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hóa đại cương và hóa vô cơ ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

23. Trần Thị Năm (1999), Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học ngữ pháp tiếng Việt ở trường trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

24. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

25. Nguyễn Thảo Nguyên (2010), Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề để dạy học môn hóa học lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

26. Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số vấn đề về cách dạy và cách học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002.

27. Đặng Thị Oanh – Nguyễn Thị Sửu (2010), Phương pháp dạy học môn hóa học ở trường phổ thông, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Trúc Phương (2010), Sử dụng thí nghiệm hóa học để tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh lớp 11 Trung Học Phổ Thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

29. Nguyễn Ngọc Quang (1993), Lí luận dạy học hóa học, tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội.

30. Trương Duy Quyền (2007), Thiết kế bài giảng Hóa học 11 (chương trình chuẩn),Đại Quốc gia Hà Nội.

31. Robert J.Marzano – DeBra J. Pickering – Jane E. Pollock (2011), Người dịch: Nguyễn Hồng Vân, Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục.

32. Robert J.Marzano (2011), Người dịch: Nguyễn Hữu Châu, Nghệ thuật và khoa học dạy học, NXB Giáo dục.

33. Giselle O.Martin – Kniep (2011), Người dịch: Lê Văn Canh, Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, NXB Giáo dục.

34. Trần Quốc Sơn (chủ biên) – Trần Thị Tửu (2003), Danh pháp hợp chất hữu cơ,

NXB Giáo dục.

35. Trần Quốc Sơn (2004), Một số phản ứng của hợp chất hữu cơ, NXB Giáo dục. 36. Trần Quốc Sơn – Đặng Văn Liếu (2007), Giáo trình cơ sở hóa học hữu cơ, tập

1, NXB Đại học Sư phạm.

37. Trần Quốc Sơn – Đặng Văn Liếu (2008), Giáo trình cơ sở hóa học hữu cơ, tập 2,NXB Đại học Sư phạm.

38. Trần Quốc Sơn – Đặng Văn Liếu – Nguyễn Văn Tòng (2007), Giáo trình cơ sở hóa học hữu cơ, tập 1, NXB Đại học Sư phạm.

39. Nguyễn Thị Sửu – Hoàng Văn Côi (2008), Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, NXB Khao học và Kỹ thuật, Hà Nội.

40. Tạp chí hóa học và ứng dụng, Số 12(84), 2008.

41. Lê Trọng Tín (2002), Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa học ở trường Trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học.

42. Lê Trọng Tín, Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III, 2004- 2007, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

43. Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

44. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2007), Sách giáo khoa hóa học lớp 11, NXB Giáo dục.

45. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2007), Sách giáo viên hóa học lớp 11, NXB Giáo dục.

46. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2007), Sách giáo khoa hóa học lớp 12, NXB Giáo dục.

47. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2007), Sách giáo viên hóa học lớp 12, NXB Giáo dục.

48. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2007), Sách bài tập hóa học lớp 11, NXB

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần hóa hữu cơ trung học phổ thông (Trang 151)