Phân bố AUHT

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ axít uric huyết thanh ở bệnh nhân đtđ type 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa (Trang 54)

Biểu đồ 3.4. Phân bố axít uric huyết thanh

Nhận xét:

Axít uric của bệnh nhân dao động từ 114 – 620 µmol/l, tỷ lệ axít uric có nồng độ 200- 500 µmol/l là tập trung nhất (75%). Axít uric trung bình của các bệnh nhân là 347,9 ± 85,5 µmol/l .

3.2.2. Tỷ lệ tăng axít uric huyết thanh.

Bảng 3.5. Tỷ lệ tăng AUHT ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HCCH.

AUHT Số bệnh nhân (N) Tỷ lệ (%)

Tăng AUHT 121 22

AUHT bình thường 430 78

3.2.3. Axít uric huyết thanh và đái tháo đường.

3.2.3.1. Mối liên quan giữa thời gian mắc đái tháo đường và nồng độ AUHT . a) Mối liên quan giữa thời gian mắc đái tháo đường và nồng độ AUHT trung bình.

Bảng 3.6. Thời gian mắc đái tháo đường và nồng độ AUHT trung bình.

Thời gian mắc ĐTĐ AUHTTB (µmol/l) p

< 5 năm 349,9 ± 82,9

p > 0,05 5- 10 năm 342,4 ± 89,9

> 10 năm 353,5 ± 82,6

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có thời gian mắc ĐTĐ trên 10 năm có AUHT trung bình cao hơn các nhóm khác. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê.

b) Mối liên quan giữa thời gian mắc đái tháo đường và tình trạng tăng AUHT . Bảng 3.7. Thời gian mắc đái tháo đường và tỷ lệ tăng AUHT.

Thời gian mắc ĐTĐ (năm)

Tăng AUHT Bình thường

p n % n % <5 49 22,6 168 77,4 p >0,05 5-10 38 18,3 170 81,7 >10 121 27 92 73,0

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh không liên quan đến tình trạng tăng AUHT ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 cao tuổi có HCCH.

3.2.3.2. Mối liên quan giữa đường máu lúc đói và nồng độ AUHT. a) Mối liên quan giữa đường máu lúc đói và nồng độ AUHT trung bình.

Bảng 3.8. Đường máu lúc đói và nồng độ AUHT trung bình.

Kiểm soát đường máu Số bệnh nhân(N) AUHTTB (µmol/l)

(x± SD) p

Tốt và chấp nhận được

( 5- 10 mmol/l) 432 350,4 ± 88,1

p > 0,05 Kém

(<5mmol/l hoặc >10mmol/l) 119 338,8 ± 74,9

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân kiểm soát đường máu lúc đói ở mức tốt và chấp nhận được có nồng độ axít uric trung bình cao hơn nhóm kiểm soát đường máu kém. Sự khác biệt về giá trị trung bình ở các nhóm không có ý nghĩa thống kê.

b) Mối liên quan giữa đường máu lúc đói và tỷ lệ tăng AUHT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.9. Đường máu lúc đói và tỷ lệ tăng AUHT.

Kiểm soát đường máu

Tăng AUHT Bình thường

p n % n % Tốt và chấp nhận được (5-10 mmol/l) 97 22,5 335 77,5 p > 0,05 Kém (<5mmol/l hoặc >10 mmol/l) 24 20,2 95 79,8

Nhận xét: Bệnh nhân kiểm soát đường máu kém có tỷ lệ tăng AUHT thấp hơn nhóm kiểm soát đường máu tốt và chấp nhận được. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

3.2.3.3. Mối liên quan giữa HbA1c và nồng độ AUHT. a) Mối liên quan giữa HbA1c và nồng độ AUHT trung bình.

Bảng 3.10. Liên quan giữa HbA1c và nồng độ AUHT trung bình .

Kiểm soát HbA1c Số bệnh nhân(N)

AUHTTB (µmol/l) (x± SD) p Tốt và chấp nhận được (HbA1C< 8,5%) 423 353,3 ± 89,9 p < 0,05 Kém (HbA1C > 8,5%) 104 330,14 ± 63,9

Nhận xét: Nhóm kiểm soát HbA1C ở mức tốt và chấp nhận được có nồng độ axít uric trung bình cao hơn nhóm có HbA1c kiểm soát kém. Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

b) Mối liên quan giữa HbA1c và tỷ lệ tăng AUHT.

Bảng 3.11. Liên quan giữa HbA1c và tỷ lệ tăng AUHT.

Kiểm soát HbA1c Tăng AUHT Bình thường p

n % n % Tốt và chấp nhận được (HbA1C< 8,5%) 104 24,6 319 75,4 p < 0,05 Kém (HbA1C > 8,5%) 14 13,5 90 86,5

Nhận xét: Bệnh nhân kiểm soát HbA1C không tốt thì tỷ lệ tăng AUHT giảm so với nhóm kiểm soát HbA1C chặt chẽ. Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê.

3.2.4. Mối liên quan giữa AUHT và HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ.

Bảng 3.12. Liên quan giữa các thành phần của HCCH và nồng độ AUHTTB Biến số Số bệnhnhân (N) AUHTTB(µmol/l) (x± SD) p Tăng huyết áp 490 350,35 ± 87,2 p> 0,05 Không tăng huyết áp 61 328,21 ± 68,0

Béo bụng 325 354,48 ± 79,2 p < 0,05 Không béo bụng 226 337,75 ± 91,2 Tăng Triglycerid 309 355,75 ± 84,9 p < 0,05 Triglycerid bình thường 240 337,12 ± 85,0 Giảm HDL-C 334 353,59 ± 86,5 p < 0,05 HDL-C bình thường 215 338,31 ± 83,1 Nhận xét:

- Nồng độ axít uric huyết thanh trung bình của nhóm có THA cao hơn nhóm không THA nhưng sự khác biệt giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê, p> 0,05 .

- Có sự khác biệt về nồng độ axít uric trung bình giữa nhóm béo bụng và nhóm có vòng bụng bình thường. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- Nồng độ axít uric huyết thanh trung bình của nhóm tăng Triglycerid và nhóm giảm HDL-C đều cao hơn nhóm Triglycerid và HDL-C bình thường. Sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê.

b) Mối liên quan giữa các thành phần của hội chứng chuyển hóa và các mức độ axít uric huyết thanh.

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các thành phần của hội chứng chuyển hóa và các mức độ axít uric huyết thanh.

Nhóm Q1 (<286µmol/l) Nhóm Q2 (286-345 µmol/l) Nhóm Q3 (345 – 396µmol/l) Nhóm Q4 (>396µmol/l) p Vòng bụng (cm) 82,46 ± 7,0 84,9 ± 7,1 84,9 ± 7,4 86,2 ± 7,4 < 0,001 Triglycerid (mmol/l) 1,83 ± 1,03 2,55 ± 2,86 2,17 ± 1,56 2,49 ± 2,01 < 0,05 HDL-C (mmol/l) 1,25 ± 0,31 1,16 ± 0,28 1,12 ± 0,26 1,10 ± 0,24 < 0,001

Nhận xét: Nồng độ AUHT có mối liên quan thuận với vòng bụng, triglycerid và có mối liên quan nghịch với HDL_C

3.3. Axít uric huyết thanh và một số yếu tố liên quan.

3.3.1. Mối liên quan giữa nồng độ axít uric huyết thanh và các nhóm tuổi.

a) Mối liên quan giữa nồng độ axít uric huyết thanh trung bình và các nhóm tuổi.

Bảng 3.14. Nồng độ trung bình axít uric huyết thanh và các nhóm tuổi.

Nhóm tuổi Số bệnh nhân AUHTTB (µmol/l) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(x± SD) p 60-69 259 340,66 ± 81,9 p> 0,05 70- 79 227 355,97 ± 90,6 ≥ 80 65 350,75 ± 79,3

Nhận xét: Nồng độ AUHT trung bình giữa các nhóm tuổi là như nhau với p> 0,05.

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tăng AUHT và các nhóm tuổi.

Nhận xét: Nhóm 70-79 tuổi có tỷ lệ tăng AUHT cao nhất chiếm 24,7%. Tuy nhiên tỷ lệ tăng AUHT giữa các nhóm tuổi là như nhau với p > 0,05.

3.3.2. Nồng độ axít uric huyết thanh và giới tính

a) Nồng độ trung bình axít uric huyết thanh và giới tính.

Bảng 3.15. Nồng độ trung bình axít uric huyết thanh và giới tính.

Giới tính Số bệnh nhân (N) AUHTTB (µmol/l) (x± SD) p Nam 189 373,56 ± 84,2 p < 0,001 Nữ 326 334,50 ± 83,2

Nhận xét: Nam giới có nồng độ AUHT trung bình cao hơn nữ giới. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,001).

Biểu đồ 3.6. Liên quan giữa tỷ lệ tăng AUHT và giới tính.

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân nam giới có tỷ lệ tăng AUHT cao hơn nhóm bệnh nhân nữ, 25,9% so với 19,9%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.

3.3.3. Liên quan giữa nồng độ AUHT trung bình và chỉ sô khôi cơ thể (BMI).

Bảng 3.16. Nồng độ axít uric huyết thanh trung bình và BMI.

BMI Số bệnh nhân (N) AUHTTB (µmol/l) (x± SD) p < 18,5 18 307,2 ± 91,9 p < 0,05 18,5 ≤ BMI < 23 244 338,69 ± 88,2 ≥ 23 289 358,20 ± 85,5

Nhận xét: Nồng độ axít uric huyết thanh trung bình của nhóm thừa cân và béo phì là cao nhất (358,20 ± 85,5). Sự khác biệt BMI giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.3.4. Mối liên quan giữa nồng độ AUHT và Microalbumin niệu.

Bảng 3.17. Nồng độ AUHT trung bình và Microalbumin niệu.

Microalbumin niệu Số bệnh nhân (N) AUHTTB (µmol/l) (x± SD) p Có 149 364,28 ± 89,8 P < 0,01 Không 281 340,8 ± 76,9

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có microalbumin niệu có AUHT trung bình cao hơn nhóm không có microalbumin niệu. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

b) Mối quan hệ giữa microalbumin niệu và tỷ lệ tăng AUHT.

Bảng 3.18. Microalbumin niệu và tỷ lệ tăng AUHT.

MicroAlbumin niệu

Tăng AUHT Không tăng

AUHT OR 95%CI p

n % n %

Có 42 28,2 107 71,8

1,77 1,1 - 2,8 0,016 Không 51 18,8 230 81,9

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có microalbumin niệu có tỷ lệ tăng AUHT cao hơn nhóm không có microalbumin niệu, p < 0,05. Khi bệnh nhân có tăng AUHT thì nguy cơ có microalbumin trong nước tiểu cao gấp 1,77 lần so với những bệnh nhân không tăng AUHT, với độ tin cậy 95% thì nguy cơ này thấp nhất là 1,1 lần và nguy cơ cao nhất là 2,8 lần.

3.3.5. Mối quan hệ giưa nồng độ AUHT và creatinin huyết thanh.

a) Liên quan giữa nồng độ AUHT trung bình và creatinin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.19. Liên quan giữa nồng độ AUHT trung bình và creatinin huyết thanh.

Creatinin huyết thanh (µmol/l) Số bệnh nhân (N) AUHTTB (µmol/l) (x ± SD) p >120 27 437,18 ± 83,3 P < 0,001 ≤120 522 343,39 ± 82,7

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân tăng creatinin có nồng độ AUHT cao hơn hẳn nhóm creatinin bình thường. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001

b). Liên quan giữa creatinin và tỷ lệ tăng AUHT.

Bảng 3.20. Liên quan giữa creatinin và tỷ lệ tăng AUHT.

Creatinin huyết thanh

(µmol/l )

Tăng AUHT Không tăngAUHT

OR 95%CI p

n % n %

> 120 15 55,6 12 44,4

4,9 2,2 – 10,8 p < 0,001

≤ 120 106 20,3 416 79,7

Nhận xét: Tỷ lệ tăng AUHT ở nhóm tăng creatinin cao hơn nhóm có creatinin bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Hơn nữa, khi bệnh nhân có tăng AUHT thì nguy cơ tăng creatinin cao gấp 4,9 lần so với nhóm có nồng độ AUHT bình thường (OR = 4,9, 95%CI = 2,2 – 10,8).

3.3.6. Mối quan hệ giưa nồng độ AUHT và mức lọc cầu thận (MLCT).

a) Liên quan giữa nồng độ AUHT trung bình và MLCT.

Bảng 3.21. Nồng độ axít uric huyết thanh trung bình và MLCT.

MLCT (ml/phút) Số bệnh nhân (N)

AUHTTB (µmol/l)

< 60 105 394,25 ± 85,5

P < 0,001 ≥ 60 444 337,06 ± 82,1

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có MLCT giảm có nồng độ axít uric huyết thanh trung bình cao hơn nhóm MLCT bình thường. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,001. Giữa MLCT và AUHT có mối tương quan nghịch biến chặt chẽ.

b) Liên quan giữa MLCT và tỷ lệ tăng AUHT.

Bảng 3.22. Liên quan giữa MLCT và tỷ lệ tăng AUHT.

MLCT (ml/phút)

Tăng AUHT Không tăng

AUHT OR 95%CI p

n % n %

< 60 44 41,9 61 58,1

3,4 2,2 – 5,4 P< 0,001 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

≥ 60 77 17,3 367 82,7

Nhận xét: Tỷ lệ tăng AUHT ở nhóm bệnh nhân giảm MLCT cao hơn nhóm có MLCT bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Khi bệnh nhân có tăng AUHT thì nguy cơ giảm MLCT cao gấp 3,4 lần so với nhóm có nồng độ AUHT bình thường.

3.3.7. Mối quan hệ giữa AUHT và sỏi tiết niệu.

a) Liên quan giữa nồng độ AUHT trung bình và sỏi tiết niệu.

Bảng 3.23. Nồng độ axít uric huyết thanh trung bình và sỏi tiết niệu.

Sỏi tiết niệu Số bệnh nhân (N) AUHTTB (µmol/l) (x ± SD) p Có 48 360,04 ± 104,9 P > 0,05 Không 288 341,34 ± 77,9

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có sỏi thận có nồng độ AUHT trung bình cao hơn nhóm không có sỏi thận, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

b) Tỷ lệ tăng AUHT ở bệnh nhân có sỏi tiết niệu.

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tăng AUHT và sỏi tiết niệu.

Nhận xét: Tỷ lệ tăng AUHT ở nhóm có sỏi tiết niệu cao hơn nhóm không có sỏi (35,4% so với 18,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 3.24. Nồng độ axít uric huyết thanh và vữa xơ mạch cảnh.

Vữa xơ mạch cảnh Số bệnh nhân (N) AUHTTB (µmol/l) (x± SD) p Có 164 355,93 ± 87,3 p > 0,05 Không 132 342,20 ± 85,2

Nhận xét: Nồng độ axít uric huyết thanh trung bình ở nhóm có vữa xơ mạch cảnh cao hơn nhóm không vữa xơ mạch cảnh. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm là không có ý nghĩa thống kê.

3.3.9. Tương quan giữa axít uric huyết thanh và một số yếu tố.

Bảng 3.25 . Tương quan giữa axít uric huyết thanh và một số yếu tố.

Hệ số tương quan (r) p Glucose - 0,67 p = 0,116 HbA1c - 0,81 p = 0.064 BMI 0,138 p < 0,05 Vòng eo 0,227 p < 0,001 creatinin 0,426 p < 0,001 MLCT - 0,317 p < 0,001 Cholesterol 0,02 p = 0,963 Triglycerid 0,123 p < 0,05 HDL-C - 0,229 p < 0,001 LDL-C - 0,029 p = 0,495

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

Để khảo sát nồng độ AUHT ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa (HCCH) chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 551 bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HCCH đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương.Theo Tổ chức y tế thế giới “ Hội chứng chuyển hóa” là một nhóm các rối loạn lien quan đến chuyển hóa bao gồm rối loạn lipid máu, béo trung tâm, tăng huyết áp, rối loạn glucose lúc đói . Có rất nhiều tổ chức khác nhau đã đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH, tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP- ATPIII – Chương trình giáo dục quốc gia về Cholesterol/Phiên bản 3 - điều trị cho người trưởng thành: National Cholesterol Education Program/Adult Treatment Panel III có điều chỉnh vòng eo cho người Châu Á được cho là đơn giản, dễ áp dụng và rất hữu ích trong đánh giá lâm sàng. Do đó chúng tôi sử dụng tiêu chí này để chọn bệnh nhân có HCCH. Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là những người trên 60 tuổi, được chẩn đoán là ĐTĐ type 2 tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (2013). Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được thăm khám tỉ mỉ, làm các thăm dò và xét nghiệm toàn diện theo một mẫu thống nhất. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy các đối tượng có một số đặc điểm sau:

4.1.1. Tuổi và giới của nhóm nghiên cứu.

Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 70,7 ± 6,8, tuổi cao nhất là 94, trong đó nhóm tuổi từ 60- 69 chiếm tỉ lệ cao nhất với 47%, nhóm tuổi ≥ 80 chiếm tỉ lệ ít nhất.Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền và cộng sự bởi quần thể nghiên cứu của chúng tôi đều là người cao tuổi .

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 362 bệnh nhân nữ chiếm 65,7% cao hơn so với 189bệnh nhân nam chiếm 34,3%. Tỷ lệ nữ/nam là 1,91. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền và cộng sự (2011) có 58,9% nữ và 41,1% nam ; Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự (2013) có 62,5% nữ và nam 37,5%, tỷ lệ nữ/nam là 1,67 .

4.1.2. Chỉ số khối cơ thể.

BMI trung bình của nghiên cứu là 23,3 ± 2,8, trong đó nhóm bệnh nhân thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ cao nhất 52,5%. Kết quả của chúng tôi tương tự tác giả Nguyễn Thị Phương Thùy (2012) khi nghiên cứu trên 100 bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi có BMI trung bình là 23,8 ± 3,2 , Eun Sook Kim và cộng sự (2011) nghiên cứu trên 504 bệnh nhân ĐTĐ cũng thấy BMI trung bình là 23,8 ± 3,6 . Ling xu và cộng sự (2006) cho thấy tỉ lệ BMI của bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi là 25,64 ± 3,1 cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự khác biệt này có thể do tỷ lệ béo phì của người Trung Quốc cao hơn.

4.1.3. Đặc điểm liên quan đến bệnh ĐTĐ.

4.1.3.1. Thời gian mắc bệnh.

ĐTĐ type 2 là một bệnh mạn tính đa số diễn biến thầm lặng. Bệnh nhân khi được chẩn đoán là ĐTĐ type 2 thường do vô tình xét nghiệm thấy đường máu cao hoặc đã có biến chứng do vậy thời gian mắc bệnh thực chất còn dài hơn.

Thời gian mắc bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu là 7,17 ± 5,6 năm. Trong đó thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm chiếm cao nhất lên tới 60,6%, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh dưới 5 năm chiếm tỉ lệ ít hơn, điều này là phù hợp bởi

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ axít uric huyết thanh ở bệnh nhân đtđ type 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa (Trang 54)