Trên thế giới

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ axít uric huyết thanh ở bệnh nhân đtđ type 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa (Trang 39)

Năm 1987 trong một nghiên cứu nồng độ axít uric huyết thanh trên 1016 người dân Do thái tại Israel đã cho thấy nồng độ AUHT cao là một tính năng của kháng insulin .

Năm 2007 Nan H và cộng sự nghiên cứu trên 1.288 nam giới và 2.344 phụ nữ tuổi từ 20-74 tuổi tại Thanh Đảo, Trung Quốc và đưa ra kết luận: Nồng độ AUHT có xu hướng tăng với mức độ tăng đường huyết lúc đói ở những người không bị ĐTĐ, nhưng giảm ở những người mắc bệnh ĐTĐ

Dehghan và cộng sự (2008) nghiên cứu 4536 người có tăng axít uric ban đầu không mắc ĐTĐ, theo dõi trong thời gian trung bình là 10,1 năm thấy có 462 đối tượng phát triển thành bệnh ĐTĐ từ đó đưa đến kết luận axít uric huyết thanh là một yếu tố nguy cơ mạnh mẽ và độc lập cho bệnh ĐTĐ .

Năm 2009, trong một phân tích gộp được thực hiện trên 11 nghiên cứu thuần tập bởi S.Kodama và cộng sự cho thấy nồng độ AUHT có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của bệnh ĐTĐ type2, cụ thể cứ tăng 1mg/dl AUHT sẽ làm cho nguy cơ bệnh ĐTĐ type 2 tăng 17% .

Năm 2009, E. Oda và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 2449 nam giới và 1448 phụ nữ Nhật Bản, kết luận được đưa ra là AUHT có liên quan đến hội chứng chuyển hóa nhưng không liên quan tới bệnh ĐTĐ ở những người đàn ông Nhật Bản .

Ogbera and Azenabor (2010) nghiên cứu trên 601 bệnh nhân ĐTĐ thấy có 25% bệnh nhân có tăng axít uric, tần suất của HCCH là 60%. Các yếu tố dự báo có thể có của tăng AUHT bao gồm béo trung tâm, tiền sử hút thuốc và nồng độ cao triglycerid huyết thanh .

Năm 2011 Pavani Bandaru và Anoop Shankar thuộc trường ĐH Y Tây Virginia, USA, nghiên cứu trên 14144 người Mỹ trưởng thành nhân thấy nồng độ axít uric trong huyết thanh và ĐTĐ có mối quan hệ nghịch đảo ở cả nam lẫn nữ .

Qin Li, Zhen Yang và cộng sự (2011) nhận thấy AUHT có liên quan với HCCH và AUHT là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với vữa xơ mạch cảnh khi nghiên cứu 1026 bệnh nhân ĐTĐ type 2 Trung Quốc .

Năm 2011 Eun Sook Kim và cộng sự nghiên cứu trên 504 bệnh nhân ĐTĐ type 2 Hàn Quốc đã nhận thấy AUHT có liên quan với các thành phần của HCCH, cũng như số lượng các thành phần của HCCH. Nồng độ AUHT cao là một yếu tố dự báo quan trọng của Albumin niệu, độc lập với các yếu tố nguy cơ thong thường .

Tháng 1/2013, Lv-Qin, Fang Meng và cộng sự, phân tích gộp 8 nghiên cứu thuần tập tương lai, 32.016 người tham gia, thấy rằng tăng AUHT có liên quan với tăng nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ type 2 ở người trung niên và NCT. Cứ tăng 1 mg / dl axít uric trong huyết thanh, gia tăng 6% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2

Năm 2013 Changgui Li và cộng sự đã tìm thấy bằng chứng cho thấy kháng insulin đóng vai trò tiềm năng quan trọng trong mối quan hệ nhân quả giữa HCCH, bệnh ĐTĐ và tăng AUHT, hơn nữa tăng AUHT và kháng insulin là quan hệ nhân quả hai chiều .

Năm 2014 khi nghiên cứu trên 1978 bệnh nhân ĐTĐ thấy rằng sự phổ biến của HCCH và tỷ lệ tăng AUHT tương ứng là 65,5% và 12,7%. Sự phổ biến của HCCH và thành phần của nó tăng lên cùng với sự gia tăng nồng độ AUHT .

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ axít uric huyết thanh ở bệnh nhân đtđ type 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w