Biểu đồ 3.8 Kết quả chăm sóc theo biện pháp thuốc thụt
4.2.6. Sự thay đổi trong hiểu biết và sử dụng các biện pháp hỗ trợ
Qua bảng 3.13 trên ta thấy trong quá trình chăm sóc bệnh nhân phải dùng thuốc thụt để hỗ trợ đại tiện là 19 bệnh nhân, sau can thiệp chỉ còn 2 bệnh nhân cần dùng thuốc thụt để hỗ trợ đại tiện. Tỷ lệ dùng thuốc nhuận tràng trong quá trình can thiệp là 5 BN, sau can thiệp còn 1 BN. Còn tỷ lệ bệnh nhân cần móc phân để hỗ trợ đại tiện là 14 BN, sau can thiệp còn 5 BN phải dùng biện pháp móc phân. Trong khi đó chế độ ăn nhiều rau, hoa quả tăng lên 2 BN, uống nhiều nước tăng từ 23 đến 26 BN.
Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm dùng thuốc thụt, nhuận tràng, kích thích hậu môn do cỡ mẫu <5.
Các biện pháp hỗ trợ đại tiện chủ yếu của nhóm bệnh nhân trong quá trình can thiệp là massage bụng, kích thích hậu môn, thuốc thụt, móc phân và kết hợp với chế độ ăn giàu chất xơ, cung cấp đủ nước. Sau can thiệp các biện pháp còn dùng chủ yếu là chế độ ăn nhiều rau, hoa quả và uống nhiều nước.
Theo Vallès, 68% bệnh nhân cần kích thích bằng ngón tay, 77% bệnh nhân cần dùng thuốc nhuận tràng [36].
Kết quả của tác giả Han TR và cộng sự: 43% bệnh nhân dùng thuốc nhuận tràng, 36,1% bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Phương pháp chăm sóc đường ruột được dùng nhiều nhất là dùng tay kích thích hậu môn chiếm 34,7%, móc phân 18,1%, ngoáy trực tràng là 15,2% [12].
Một nghiên cứu của tác giả De Looze, Van Laere và cộng sự trên 90 bệnh nhân tổn thương tủy sống trong đó có 58% bệnh nhân tổn thương tủy sống hoàn toàn trên L2 có táo bón và phải sử dụng trợ giúp của nhuận tràng, móc phân hoặc thụt. Các bệnh nhân liệt tứ chi bị táo bón nhiều hơn bệnh nhân liệt hai chi. Sự bảo tồn của cảm giác hậu môn cũng không làm giảm cảm giác táo bón [39].