Vị trí tổn thương tủy sống và dạng hoạt động đường ruột

Một phần của tài liệu Chăm sóc chức năng đường ruột trên bệnh nhân sau mổ chấn thương cột sống có liệt tủy tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện việt đức (Trang 43)

Biểu đồ 3.8 Kết quả chăm sóc theo biện pháp thuốc thụt

4.1.5. Vị trí tổn thương tủy sống và dạng hoạt động đường ruột

Theo bảng 3.4 cho thấy trong số các vị trí chấn thương tủy sống thì chấn thương tủy thắt lưng L1 - L2 chiếm tỷ lệ cao nhất 43,6%; sau đó đến tủy cổ 41%; tủy ngực 15,4%.

Trong các nghiên cứu của các tác giả khác, vị trí tổn thương tủy sống cũng có nhiều kết quả khác nhau.

Theo Ngô Thị Huyền thì tổn thương tủy cổ chiếm tỷ lệ cao nhất 42,9%; sau đó đến tủy ngực 39,2%; tủy thắt lưng 17,9% và không có bệnh nhân nào bị tổn thương tủy cùng [21].

Theo Đinh Thị Thúy Hà nghiên cứu trên 37 bệnh nhân chấn thương tủy sống có 15 bệnh nhân bị chấn thương tủy cổ chiếm 40,5%; 12 bệnh nhân chấn thương tủy ngực chiếm 32,5% và 10 bệnh nhân chấn thương tủy thắt lưng chiếm 27% [2].

Theo Phùng Thị Hạnh tỷ lệ chấn thương cột sống ngực là 23,2 % và cột sống thắt lưng là 76,8% [26].

Theo Glickman S và Kamm MA thì tổn thương tủy sống cổ chiếm 48%, ngực 47%, thắt lưng 5% [34].

Vị trí tổn thương tủy sống có ý nghĩa quan trọng trong phục hồi chức năng vì càng tổn thương trên cao thì chức năng bên dưới tổn thương mất đi càng nhiều, bệnh nhân càng dễ mắc tổn thương thứ cấp cho nên thời gian phục hồi chức năng càng kéo dài.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp với tác giả có thể do cách chọn đối tượng và cỡ mẫu nghiên cứu khác nhau.

Trong 39 bệnh nhân nghiên cứu, sau CTTS bệnh nhân có dạng ruột phản xạ chiếm 56,4% và bệnh nhân có dạng ruột liệt nhẽo chiếm 43,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Mối tương quan giữa vị trí chấn thương tủy sống và dạng hoạt động của đường ruột sau chấn thương tủy sống

Bảng 3.16. Mối tương quan giữa dạng đường ruột và vị trí CTTS

Dạng đường ruột

Vị trí chấn thương tủy sống

Tổng C1 – C7 T1 - T12 L1 - L2

Ruột phản xạ 14 6 0 22

Ruột liệt nhẽo 2 0 17 17

Qua bảng trên ta thấy hầu hết các bệnh nhân có chấn thương tủy sống từ T12 trở lên có kiểu hoạt động đường ruột sau CTTS là ruột phản xạ. Các BN có CTTS từ L1 trở xuống có kiểu hoạt động đường ruột sau CTTS là ruột liệt nhẽo. Có 2 BN CTCSC thuộc dạng liệt nhẽo là do vẫn còn sốc tủy khi khám, qua giai đoạn sốc tủy 2 BN này có kiểu hoạt động đường ruột là ruột phản xạ. Kết quả nằm trong đặc điểm sau CTTS.

4.1.6. Phân loại CTCS có liệt tủy

Trong nghiên cứu của chúng tôi, từ bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ BN liệt tủy không hoàn toàn mức độ B chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 46,2%), mức độ C (chiếm 30,8%), mức độ A chiếm (23,1%).

Theo Phùng Thị Hạnh tổn thương thần kinh độ A chiếm nhiều nhất, chiếm 14,3% [26]. Theo Trịnh Thị Như Quỳnh thì liệt hoàn toàn (ASIA A) chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 46,9% [24].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác các tác giả có thể do nhóm đối tượng khác nhau và nhóm bệnh nhân của chúng tôi là sau mổ nên mức độ tổn thương thần kinh có thể được cải thiện.

Một phần của tài liệu Chăm sóc chức năng đường ruột trên bệnh nhân sau mổ chấn thương cột sống có liệt tủy tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện việt đức (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w