Biểu đồ 3.3 Sự tiến triển trong cảm giác đầy, mót đại tiện

Một phần của tài liệu Chăm sóc chức năng đường ruột trên bệnh nhân sau mổ chấn thương cột sống có liệt tủy tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện việt đức (Trang 33)

Nhận xét:

Số bệnh nhân có cảm giác đầy, mót đại tiện tăng từ 16 BN lên 28 BN. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.2.3. Thời gian giữa các lần đại tiện

Bảng 3.10. Thời gian giữa các lần đại tiện

Thời gian/lần Số bệnh nhân Tỉ lệ %

1 ngày/lần 11 28,2 2 - 3 ngày/lần 18 46,1 4 - 7 ngày/lần 6 15,4 >7 ngày/lần 4 10,3  Nhận xét: Số BN

Số BN đi ngoài 2 - 3 ngày/lần chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 46,1%. Sau đó là 1 ngày/lần có 11 BN chiếm 28,2%; 4 - 7 ngày/lần chiếm 15,4% và >7 ngày/lần chiếm 10,3%.

3.2.4. Tỉ lệ bệnh nhân đi đại tiện vào thời gian nhất định trong ngày

Bảng 3.11. Giờ đi đại tiện trong ngày

Giờ đi đại tiện Số bệnh nhân Tỉ lệ %

Đúng giờ 14 35,9

Không đúng giờ 25 64,1

Nhận xét:

Số BN đi đại tiện vào một giờ nhất định có 14 BN chiếm 35,9%; số BN đi đại tiện không vào giờ nhất định chiếm tỷ lệ cao hơn chiếm 64,1%.

3.2.5. Thời gian cần cho một lần đại tiện

Bảng 3.12. Thời gian cần cho một lần đại tiện

Thời gian/ lần Số bệnh nhân Tỉ lệ %

< 30 phút 24 61,5

30 - 60 phút 14 35,9

> 60 phút 1 2,6

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy, thời gian cần cho một lần đại tiện < 30 phút/ lần đi đại tiện chiếm tỷ lệ cao 61,5%; 30 - 60 phút chiếm 35,9%; > 60 phút có 1 BN chiếm 2,6%.

3.2.6. Sử dụng các biện pháp hỗ trợ

Bảng 3.13. Các biện pháp hỗ trợ đại tiện

Các biện pháp hỗ trợ Trong sau

Thuốc thụt 19 48,7 2 5,1

Nhuận tràng 5 12,8 1 2,6

Móc phân 14 35,9 5 12,8

Massage bụng 31 79,5 9 23,1

Kích thích hậu môn 24 61,5 4 10,3

Ăn nhiều rau, hoa quả 27 69,2 29 74,4

Uống nhiều nước 23 59 26 66,7

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy sau một tháng can thiệp hướng dẫn và theo dõi bệnh nhân, tỷ lệ dùng thuốc thụt, nhuận tràng, móc phân, massage bụng và kích thích hậu môn đều giảm. Còn tỷ lệ bệnh nhân ăn nhiều rau, hoa quả; uống nhiều nước tăng lên.

3.3. Đánh giá kết quả chăm sóc chức năng đường ruột

3.3.1. Kết quả chăm sóc chung

Bảng 3.14. Đánh giá chung kết quả chăm sóc

Đánh giá Số bệnh nhân Tỉ lệ % Tốt 11 28,2 Khá 11 28,2 Trung bình 7 18 Kém 10 25,6  Nhận xét:

Sau 1 tháng can thiệp: hướng dẫn và theo dõi quy trình tập ruột, đạt được kết quả sau:

Có 28,2% BN có kết quả chăm sóc đường ruột tốt, BN tự đi được đại tiện 1 ngày/lần, vào một giờ nhất định, thời gian đi đại tiện ngắn, có cảm giác đầy, mót đại tiện; phân mềm, thành khuôn. Không bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Có 28,2% BN đạt kết quả chăm sóc đường ruột khá, bệnh nhân đi đại tiện 2 - 3 ngày/lần, có cảm giác đầy, mót đại tiện; phân mềm, thành khuôn, không bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

18% BN có kết quả chăm sóc đường ruột trung bình, bệnh nhân đi đại tiện 4 - 7 ngày/lần, phân táo, ảnh hưởng đến cuộc sống cảm thấy khó chịu, bất tiện.

25,6% BN có kết quả chăm sóc đường ruột kém, bệnh nhân đi đại tiện >7 ngày/lần, phân táo, đại tiện không tự chủ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống luôn cảm thấy phiền toái (bực bội, cáu gắt).

3.3.2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc

3.3.2.1. Kết quả chăm sóc theo dạng hoạt động của đường ruột

Bảng 3.15. Kết quả chăm sóc theo dạng hoạt động đường ruột

Dạng đường ruột Đánh giá

kết quả

Ruột phản xạ Ruột liệt nhẽo

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Tốt 6 27,3 5 29,4 Khá 3 13,6 8 47,1 Trung bình 7 31,8 0 0 Kém 6 27,3 4 23,4 Tổng 22 100 17 100  Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy kết quả chăm sóc dạng ruột liệt nhẽo đạt kết quả chăm sóc tốt hơn, kết quả tốt và khá chiếm 76,5%. Dạng ruột phản xạ kết quả chăm sóc tốt và khá chiếm 40,1%.

Theo kiểm định Phi and Cramer’s V ta thấy giá trị p = 0,023 < 0,05, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

3.3.2.2. Kết quả chăm sóc chức năng đường ruột theo biện pháp massage bụng

Một phần của tài liệu Chăm sóc chức năng đường ruột trên bệnh nhân sau mổ chấn thương cột sống có liệt tủy tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện việt đức (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w