5.1.1 Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV tại AA mới chỉ tập trung phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà KTV chưa vận dụng thủ tục phân tích sơ bô đối với bảng lưu chuyển tiền tệ. Do đó việc phân tích báo cáo này thực sự có ích cho kiểm toán viên khi đánh giá về dòng tiền phát sinh ở đơn vị liên quan đến khả năng tồn tại (khả năng thanh toán nợ - giả định về hoạt động liên tục), khả năng phát triển của đơn vị (mua máy móc thiết bị mới) cũng như dự đoán đúng dòng tiền của đơn vị bao gồm dòng tiền ra và dòng tiền vào.
Dòng tiền được chia làm ba loại: dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính. KTV có thể dùng dòng tiền từ sản xuất kinh doanh để đánh giá giả định về hoạt động liên tục, khả năng sinh lời, và khả năng đầu tư trong tương lai của đơn vị. Nếu công ty có dòng tiền ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thì điều này có nghĩa là công ty đã đầu tư quá nhiều tiền vào tài sản cố định trong khi doanh thu bằng không hoặc quá ít hay công ty có vấn đề về tài chính. Đây chính là ưu điểm của việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ so với việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán.
5.1.2 So sánh các tỷ số với các đơn vị trong cùng ngành sản xuất kinh doanh
Công ty nên có một bộ phận phụ trách thu thập các dữ liệu về từng ngành kinh doanh. Mỗi ngành nên có ít nhất 3 công ty trở lên để KTV khi thực hiện việc so sánh thông tin sẽ dễ dàng biết được các chỉ tiêu bất hợp lý nhằm kết hợp với các thủ tục kiểm toán khác hiệu quả hơn. Ví dụ công ty kiểm toán có thể chia ra các ngành như sau: Lương thực, thủy sản hay may mặc…các công ty này đều rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long nên việc thu thập dữ liệu trong quá trình kiểm toán sẽ không gặp nhiều khó khăn.
5.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN Ngoài những vấn đề chung như KTV cần nêu cụ thể các mục tiêu khi Ngoài những vấn đề chung như KTV cần nêu cụ thể các mục tiêu khi thực hiện thủ tục phân tích ở các phần hành hay cần sử dụng đa dạng hơn các nội dung phân tích mà cụ thể ở đây là so sánh giữa thông tin tài chính và phi tài chính và so sánh các tỷ số trong cùng ngành. Sau đây Người viết sẽ trình bày một số giải pháp cụ thể cho từng phần hành:
5.2.1 Nợ phải thu khách hàng
- KTV có thể ước tính khoản nợ phải thu khách hàng qua thông qua chính sách bán chịu của đơn vị. Như trong trường hợp của công ty cổ phần ABC chính sách bán chịu đã giảm thời hạn thanh toán của người mua xuống từ 45 ngày xuống 35 ngày cho tất cà các khách hàng nên KTV có thể ước tính khoản phải thu tới ngày 31/12/2012 như sau:
+ Như vậy KTV có thể áp dụng mô hình ước tính đơn giản như sau: Nợ phải thu khách hàng tới ngày 31/12/2012 = doanh thu trong tháng 12 + Số doanh thu trong 4 ngày cuối tháng 11.
+ Trong trường hợp những đơn vị có chính sách bán hàng khách nhau theo từng người mua thì KTV có thể ước tính nợ phải thu khách hàng như sau: Lấy doanh thu trung bình ngày x Số ngày bán chịu bình quân (Trong đó số ngày bán chịu bình quân được tính theo bảng sau) sau đó so sánh với số dư nợ phải thu khách hàng tại đơn vị.
Bảng 5.1: Tính số ngày bán chịu bình quân
Tuổi nợ Tuổi nợ TB (1) Số tiền Tỷ trọng (2) = (1)*(2)
0-5 ngày 2,5 A A/SPS 5-10 ngày 7,5 B B/SPS 10-15 ngày 12,5 C C/SPS 15-20 ngày 17,5 D D/SPS 20-25 ngày 22,5 E E/SPS 25-30 ngày 27,5 F F/SPS 30-35 ngày 32,5 G G/SPS Tổng cộng SPS 100% Số ngày bán chịu bình quân
5.2.2 Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm tra tính hợp lý của hàng tồn kho cuối kỳ theo công thức sau:
- Tồn kho cuối kỳ (Số ước tính) = Tồn kho đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ (Số ước tính).
- Trong đó: HTK xuất trong kỳ = Giá vốn hàng bán (Ước tính) = Doanh thu – lãi gộp = Doanh thu – Doanh thu x Tỷ lệ lãi gộp.
+ Với Doanh thu: Là doanh thu của từng sản phẩm trong năm được kiểm toán (như công ty cổ phần ABC là năm 2012).
+ Và tỷ lệ lãi gộp được tính bằng cách: Lấy tỷ lệ lãi gộp theo từng sản phẩm năm 2011 x Tỷ trọng doanh thu theo sản phẩm năm nay (2012).
5.2.3 Tài sản cố định hữu hình
Tùy theo từng đặc điểm của đơn vị, KTV có thể sử dụng các tỷ số sau nhằm đánh giá tính hợp lý chung của khoản mục này.
- Tỷ số giữa doanh thu so với tổng giá trị tài sản cố định. Tỷ số này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của tài sản cố định hiện có của đơn vị.
- Tỷ số giữa tổng giá trị tài sản cố định với vốn chủ sở hữu. Tỷ số này liên quan đến mức độ đầu tư vào tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu.
- Tỷ số hoàn vốn của tài sản cố định: Lợi nhuận thuần/tổng giá trị tài sản cố định. Tỷ số này cho thấy khả năng thu hồi của vốn đầu tư vào tài sản cố định.
5.2.4 Nợ phải trả người bán
KTV có thể nghiên cứu số liệu chi tiết nợ phải trả người bán theo số dư lẫn số phát sinh kỳ này với kỳ trước sẽ giúp KTV phát hiện được những điểm bất thường.
5.2.5 Doanh thu bán hàng và chi phí hoạt động - Đối với doanh thu:
+ KTV có thể tính doanh bán hàng theo sản phẩm và tỷ lệ lãi gộp theo sản phẩm để từ đó giúp KTV phát hiện những sản phẩm nào có tỷ lệ lãi gộp biến động lớn qua từng năm để tiến hành kiểm tra. Thêm vào đó, Việc tính toán doanh thu theo sản phẩm giúp cho KTV dễ dàng ước tính được HTK như trường hợp trên.
+ Việc tìm hiểu mối liên hệ giữa khối lượng sản phẩm bán ra và doanh thu sẽ là một công cụ giúp KTV đánh giá tính hợp lý của khoản mục này.
- Đối với chi phí
+ KTV nên so sánh giữa số liệu thực tế phát sinh với số liệu dự toán. Mặt dù nội dung này có độ tin cậy của số liệu không cao, nhưng nếu Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được đánh giá là cao thì đây là nội dung cần được quan tâm trong quá trình vận dụng thủ tục phân tích của khoản mục này.
+ Một nội dung quan trong khác mà KTV cũng cần quan tâm đến đó là tìm hiểu mối liên hệ giữa chi phí lương với số lượng công nhân viên. Việc ước tính chi phí tiền lương dựa vào số lượng nhân viên với mức lương bình quân sẽ không mất nhiều thời gian nhưng sẽ giúp KTV đánh giá được tính hợp lý nhất định khi so sánh với chi phí lương của đơn vị phát sinh trong năm.
- Bên cạnh đó, KTV có thể sử dụng đồ thị để biểu diễn mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí bán hàng từng tháng như theo hình dưới đây.
Phân tích xu hướng biến động
0 200 400 600 800 1000 1200 1 2 3 4 5 6 Tháng tỷ đ ồ n g Doanh thu Chi phí hoạt động
Hình 5.1 Tình hình doanh thu và chi phí hoạt động công ty X năm Y
Dựa vào đồ thị sẽ KTV dễ dàng thấy rằng chi phí hoạt động tháng 3 có tốc độ tăng nhanh nên KTV có thể tập trung nghiên kiểm tra các thử nghiệm chi tiết trong tháng này ở cả 2 phần hành doanh thu và chi phí.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Nền kinh tế của đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống nhân dân được cải thiện. Kết quả trên là do nỗ lực chung của các ngành, các cấp. Trong đó ngành kiểm toán cũng có những đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam. Qua quá trình thực tập, người viết nhận thấy rằng:
Thủ tục phân tích có vai trò rất quan trọng trong các giai đoạn kiểm toán. Việc vận dụng thủ tục phân tích tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong cuộc kiểm toán. Nó giúp tìm ra những xu hướng, biến động và những mối liên hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có chênh lệch với giá trị đã dự kiến. Tùy trường hợp cụ thể kiểm toán viên đã vận dụng thủ tục phân tích thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho cuộc kiểm toán. Nhận thức được tầm quan trọng đó, người viết đã tổng hợp kiến thức trong quá trình học tập để nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp “Phân tích sự vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - Chi nhánh Miền Tây”. Qua thời gian nghiên cứu, người viết đã hoàn thành các mục tiêu đề ra ban đầu là tìm hiểu, vận dụng quy trình thủ tục phân tích của công ty kiểm toán AA vào thực tế từ đó phân tích và đưa ra giải pháp để hoàn thiện quy trình.
Quy trình thủ tục phân tích của công ty kiểm toán Mỹ - Chi nhánh Miền Tây được thiết kế dựa trên nền tảng chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và được thực hiện bởi các KTV dày dặn kinh nghiệm đã đảm bảo chất lượng của các cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, trong quy trình kiểm toán của công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục. Mong rằng ban lãnh đạo công ty TNHH kiểm toán Mỹ - Chi nhánh Miền Tây sẽ chú ý xem xét các vấn đề này, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc kiểm toán, tạo dựng uy tín, niềm tin trong lòng khách hàng và cả xã hội.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với cơ quan nhà nước
Về phía nhà nước, trong thời gian qua đã không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, trước sự phát triển của ngành kiểm toán trong thời gian sắp tới thì Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện
hơn nữa các qui định, thông tư tạo môi trường pháp lý thật sự ổn định và nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh trong ngành nghề kiểm toán.
Hiện nay, các chuẩn mực kiểm toán được ban hành rộng rãi góp phần rất lớn trong việc phát hiện những sai sót, gian lận, làm trong sạch nền tài chính nước nhà. Tuy nhiên, nhà nước cũng cần đưa ra những hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong việc thực hiện các chuẩn mực kiểm toán giúp đẩy mạnh độ tin cậy của các Báo cáo kiểm toán hơn nữa. Đặc biệt trong bối cảnh Hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới được ban hành từ tháng 12/2012 theo Thông tư 214 và có liệu lực từ ngày 01/01/2014 thì vấn đề hướng dẫn cụ thể các chuẩn mực này cần được quan tâm đúng mức.
6.2.2 Đối với Hội ngành nghề Kế toán – Kiểm toán Việt nam
Đối với Hội ngành nghề Kế toán - Kiểm toán cần tích cực đổi mới và thực hiện quản lý ngành nghề Kế toán - Kiểm toán theo nội dung của Bộ Tài Chính chuyển giao. Đặc biệt, cần quan tâm quản lý đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, thường xuyên đổi mới chương trình và cập nhật kiến thức, tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ. Đây là một trong những vai trò cần thiết của Hội nghề nghiệp đối với sự phát triển của ngành kiểm toán.
6.2.3 Đối với đơn vị được kiểm toán
- Các đơn vị được kiểm toán nên tạo mọi điều kiện để các kiểm toán viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cụ thể: Tạo nhiều thuận lợi để KTV có thể hiểu rõ tình hình hoạt động của đơn vị mình, đồng thời cố gắng cung cấp các bằng chứng kiểm toán để góp phần cùng KTV đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của đơn vị mình.
- Lựa chọn công ty kiểm toán có uy tín, KTV có năng lực thực hiện kiểm toán BCTC để đảm bảo chất lượng cho báo cáo kiểm toán.
- Tích cực trao đổi với kiểm toán viên trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau để ngày càng hoàn thiện những thiếu sót của đơn vị mình. Tạo không khí làm việc thoải mái, thân thiện giữa kiểm toán viên và kế toán doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán –Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM, Kiểm toán (xuất bản lần thứ sáu), NXB Lao Động Xã Hội, 2009.
2. Bộ tài chính, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 3. Bộ tài chính, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam.
4. Đậu Ngọc Châu, 2008. Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính. NXB Tài
Chính.
5. Phan Trung Kiên, 2008. Kiểm toán lý thuyết và thực hành. Đại Học Kinh Tế
Quốc Dân.
6. Nguyễn Năng Phúc, 2008. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân.
7. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình kiểm toán mẫu của hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).
PHỤ LỤC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012
TÀI SẢN Mã
số TM NĂM 2012 NĂM 2011
1 2 3 4 5
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 376,731,600,073 381,905,548,764
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 18,736,411,028 21,435,479,453
1. Tiền 111 V.1 18,736,411,028 21,435,479,453
2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 683,250,000
1. Đầu tư ngắn hạn 121 V.2 0 683,250,000
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 0 0
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 254,401,719,368 273,404,746,143
1. Phải thu khách hàng 131 V.3 132.496.119.540 207.852.283.543
2. Trả trước cho người bán 132 V.4 121,905,599,828 65,552,462,600
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 0
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD 134 0 0
5. Các khoản phải thu khác 135 V.5 0 0
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 V.6 0 0
IV. Hàng tồn kho 140 54,913,533,256 86,382,073,168
1. Hàng tồn kho 141 V.7 54,913,533,256 86,382,073,168
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 0 0
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 48,679,936,422 0
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 V.8 0 0
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 1,166,731,422 0
Công ty CP Lương Thực ABC Địa chỉ: Thới An, Thới Thuận, Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ
Mẫu số B 01-DN
Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/06/2006 của Bộ Trưởng BTC
TÀI SẢN Mã
số TM NĂM 2012 NĂM 2011
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 0 0
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 157 0 0
5. Tài sản ngắn hạn khác 158 V.9 47,513,205,000 0
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 170,449,003,981 165,670,681,529
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0
2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 212 0 0
3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 0 0
4. Phải thu dài hạn khác 218 0 0
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 0 0
II. Tài sản cố định 220 96,894,564,945 91,999,948,296
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.10 16,688,671,751 19,460,381,769
Nguyên giá 222 30,650,596,049 30,571,568,503
Giá trị hao mòn lũy kế 223 (13,961,924,298) (11,111,186,734)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 0 0
Nguyên giá 225 0 0
Giá trị hao mòn lũy kế 226 0 0
3. Tài sản cố định vô hình 227 V.11 66,869,194,670 66,869,194,670
Nguyên giá 228 66,869,194,670 66,869,194,670
Giá trị hao mòn lũy kế 229 0 0
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.12 13,336,698,524 5,670,371,857
III. Bất động sản đầu tư 240 0 0