THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu đánh giá sự vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán chi nhánh miền tây (Trang 37)

3.4.1 Thuận lợi

Qua nhiều năm hoạt động, AA đã và đang phát triển nhanh chóng mạng lưới các chi nhánh tại các trung tâm kinh tế lơn ở nước ta như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Nhiều lĩnh vực cũng như loại hình dịch phát triển đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH.

Từ năm 2008 công ty được chính thức đủ điều kiện kiểm toán cho các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán như vậy AA đã ngày càng khẳng định được uy tín, chất lượng của thị trường Kiểm toán Việt Nam. Do đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu và số lượng KH đến với công ty ngày càng tăng.

Quy trình kiểm toán của công ty thường xuyên được cập nhật, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện mới. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa ban lãnh đạo và các nhân viên trong công ty khá gần gũi và thân thiện, tạo không khí làm việc nghiêm túc nhưng gắn bó, hỗ trợ tốt cho nhau.

Một thế mạnh khác của AA là có được một đội ngũ Kiểm toán viên có trình độ, hàng năm đội ngũ KTV cũng như các trợ lý đều có các khóa huấn luyện trao dồi kinh nghiệm làm việc cũng như thu thập thêm những kiến thức mới để ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng thêm trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên AA như các lĩnh vực như: Phân tích báo cáo tài chính, thẩm định dự án đầu tư, Kế toán thực hành chuyên nghiệp, Kế toán trưởng theo chương trình Bộ tài chính.

3.4.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, AA cũng gặp không ít những khó khăn như: - Ngày càng nhiều các công ty Kiểm toán hình thành, do đó sự cạnh tranh gay gắt, tranh giành khách hàng là điều hầu như không thể tránh khỏi

bên cạnh đó sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty kiểm toán nước ngoài làm giảm lượng khách hàng của công ty. Vì các công ty lớn có khuynh hướng chọn các công ty kiểm toán nỗi tiếng nước ngoài.

- Do nền kinh tế trong nước nói chung và các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh như: doanh thu giảm, hàng tồn kho chậm luân chuyển chi phí đầu vào tăng dẫn đến nhiều các doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng không hoàn thành kế hoạch đã đề ra, thậm chí có doanh nghiệp còn lỗ nặng khó có khả năng thanh toán. Điều này có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp có những gian lận để"làm đẹp" báo cáo tài chính nhằm nhiều mục tiêu khác. Rủi ro này ảnh hưởng đến các công ty là khá cao, vì trong nhiều trường hợp KTV đã thực hiện đủ các thủ tục theo quy trình và chuẩn mực, nhưng vẫn không thể phát hiện được hết các gian lận từ phía doanh nghiệp.

- Ngoài ra, lĩnh vực kiểm toán còn khá mới mẻ nên nhiều doanh nghiệp còn chưa am hiểu hết, nên họ tỏ ra e dè và thiếu tinh thần hợp tác, gây không ít khó khăn cho công tác kiểm toán. Mặt khác, tuy có nhiều kinh nghiệm trong công tác kế toán nhưng một số kế toán còn rất thụ động trong việc cập nhật kiến thức, các văn bản pháp luật cũng gây không ít trở ngại cho KTV.

- Khó khăn lớn của công ty là vấn đề thỏa thuận thời gian, lịch trình làm việc và thời gian hoàn tất để phát hành báo cáo kiểm toán là khá gấp rút do trong mùa kiểm toán công việc của các KTV khá nhiều trong khi đội ngũ trong đoàn kiểm toán còn hạn chế. Do đó, công việc phải được tiến hành nhanh, giảm bớt một số thủ tục kiểm toán mới có thể hoàn thành công việc đúng thời gian quy định.

3.4.3 Phương hướng phát triển

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra không loại trừ bất cứ ngành nghề nào, kể cả Kiểm toán. Để tự khẳng định mình, công ty AA đang tiếp tục thực hiện theo phương châm: “KH hài lòng nhận được lợi ích hiệu quả tiêu chuẩn chất lượng cao từ dịch vụ chuyên nghiệp với thời gian và mức phí thực hiện hợp lý tại Việt Nam”.

3.4.3.1 Về hoạt động kinh doanh

Duy trì KH cũ trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết, cố gắng giải quyết dứt điểm đúng niên độ, các lãnh đạo phòng ban, bộ phận tiếp thị tích cực tạo lập các quan hệ với KH mới, vận động các KH thường xuyên kí kết hợp đồng.

Do nhu cầu kiểm toán ở các thành phố, tỉnh thành phát triển mạnh nhất là Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ nên AA đã mở rộng dịch vụ của mình ra

các tỉnh. Đẩy mạnh và triển khai công tác tiếp thị trên diện rộng và chuyên môn hơn để đón nhận những KH mới, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp và hoàn thành kế hoạch đề ra.

3.4.3.2 Về công tác đào tạo

Trong năm 2002, với điều kiện Việt Nam đã gia nhập Hiệp Hội Kế Toán Quốc Tế (IFAC), Hiệp định Thương mại Công ty kiểm toán Mỹ và các tổ chức kinh tế Quốc tế (AFTA, WTO,…). Đây là cơ hội vừa tăng tính cạnh tranh vừa mở rộng kinh doanh, bên cạnh công tác tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các doanh nghiệp. Cần hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức đào tạo nội bộ, nâng cao hơn nữa hiệu quả các chương trình huấn luyện. AA không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, thường xuyên cập nhật những thông tin, tài liệu mới nhất trong nước cũng như ngoài nước nhằm nâng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

3.4.3.3 Về quy trình và chất lượng nghiệp vụ

AA đang cố gắng hoàn thiện và thống nhất các quy trình kiểm toán đang thực hiện, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ cho KH thông qua chất lượng công việc, tăng cường các dịch vụ tư vấn hỗ trợ KH.

3.4.3.4 Về công tác tổ chức, quản lý

Ban Giám Đốc tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, khả năng lãnh đạo để điều khiển toàn bộ bộ máy tổ chức điều hành công ty. Bên cạnh đó tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo hoạt động công ty thông qua việc phân công trách nhiệm cụ thể, nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong từng bộ phận. Tuyển chọn và thường xuyên bổ sung nhân lực nhằm phát triển đội ngũ nhân viên có đủ trình độ và yêu cầu.

CHƯƠNG 4

4.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY LƯƠNG THỰC ABC 4.1.1 Giới thiệu chung

- Tên công ty: Công ty cổ phần lương thực ABC (sau đây gọi tắt là công ty cổ phần ABC).

- Địa chỉ: Thới An, Thới Thuận, Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thương mại - Ngành nghề kinh doanh: Lương thực 4.1.2 Tổng quan về công tác kế toán

- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Việt Nam Đồng (VNĐ).

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.

- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính.

4.1.3 Các chính sách kế toán áp dụng

4.1.3.1 Đối với hàng tồn kho

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật tư phụ tùng, thành phẩm, công cụ, hàng hóa được áp dụng phương pháp bình quân gia quyền khi xác định giá xuất kho.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Công ty thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo hướng dẫn tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài Chính (thay thế TT số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006).

4.1.3.2 Đối với dự phòng phải thu khó đòi

Dự phòng phải thu khó đòi được lập cho từng khoản nợ phải thu khó đòi căn cứ vào tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra theo hướng dẫn tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009.

4.1.3.3 Đối với tài sản cố định

- Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

- Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất không thời hạn được ghi nhận theo giá gốc và không tính khấu hao.

- Tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận nguyên giá theo giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (không bao gồm thuế GTGT) và các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến TSCĐ thuê tài chính. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

- Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao được ước tính theo quy định tại Quyết định số 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính.

- TSCĐ thuê tài chính được trích khấu hao như TSCĐ của đơn vị. Đối với TSCĐ thuê tài chính không chắc chắn sẽ được mua lại thì sẽ được tính trích khấu hao theo thời hạn thuê khi thời gian thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của nó.

- Khi tài sản cố định được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập khác hay chi phí khác trong kỳ.

4.1.3.4 Đối với phải trả

+ Các khoản nợ phải trả người bán, phải trả nợ vay và các khoản phải trả khác là các khoản nợ phải trả được xác định gần như chắc chắn về giá trị và thời gian và được ghi nhận theo nghĩa vụ thực tế phát sinh.

4.1.3.5 Đối với các khoản dự phòng phải trả

- Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ.

- Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.

- Khoản chênh lệch giữa số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết lớn hơn số dự phòng phải trả lập ở kỳ báo cáo được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ trừ khoản chênh lệch lớn hơn của khoản dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được hoàn nhập vào thu nhập khác trong kỳ.

4.1.3.6 Đối với doanh thu

- Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện: Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua;

Đơn vị không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

Đơn vị đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán

hàng;

Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

4.2 ĐÁNH GIÁ SỰ VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ABC TOÁN BCTC ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ABC

4.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn này, KTV tiến hành phân tích biến động trên bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kết hợp với phân tích các tỷ số.

4.2.1.1 Phân tích biến động bảng cân đối kế toán

Đối với bảng cân đối kế toán, KTV tiến hành lập bảng số dư tại thời điểm 31/12/2012 so với ngày 31/12/2011. Sau đó tiến hành so sánh biến động kể cả số tuyệt đối và số tương đối, các chênh lệch sẽ được KTV tiến hành tìm

hiểu tìm hiểu và phỏng vấn các nhân viên của khách hàng để đánh giá tính hợp lý của biến động.

Bảng 4.1: So sánh một số khoản mục liên quan đến bảng cân đối kế toán tại 2 thời điểm 31/12/2012 và 31/12/2011

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012/2011

Tuyệt đối % 1. Nợ phải thu 273.404.746.143 254.401.719.368 (19.003.026.775) (6,95) - Phải thu khách hàng 207.852.283.543 132.496.119.540 (75.356.164.003) (36,43) - Trả trước cho người bán 65.552.462.600 121.905.599.828 56.353.137.228 85,97 2. Hàng tồn kho 86.382.073.168 54.913.533.256 (31.468.539.912) (36,43) - Hàng tồn kho 86.382.073.168 54.913.533.256 (31.468.539.912) (36,43) 3. Tài sản cố định 91.999.948.296 96.894.564.945 4.894.616.649 5,32 - Tài sản cố định hữu hình 19.460.381.769 16.688.671.751 (2,771,710,018) (14,24) Nguyên giá 30.571.568.503 30.650.596.049 79.027.546 0,26 Giá trị hao mòn lũy kế (11.111.186.734) (13.961.924.298) (2.850.737.563) 25,66 - Tài sản cố định vô hình 66.869.194.670 66.869.194.670 - - Nguyên giá 66.869.194.670 66.869.194.670 - - - Chi phí XDCB dở dang 5.670.371.857 13.336.698.524 7.666.326.667 135,20 4. Nợ phải trả 66.200.843.984 77.843.609.010 11.642.765.935 17,59 - Phải trả người bán 11.996.313.101 25.008.686.366 13.012.373.265 108,47 - Người mua trả tiền trước 54.204.530.883 52.834.923.553 (1.369.607.330) (2,53)

 Nhận xét

- Nợ Phải thu: Nhóm khoản mục này giảm 19.003.026.775 đồng tương

đương với 6,95% trong đó:

+ Tại ngày 31/12/2012 số dư tài khoản phải thu khách hàng là 132.496.119.540 đồng giảm 75.356.164.003 đồng tương đương 36,43% so với năm 2011. Tuy nhiên khi đối chiếu với khoản mục doanh thu (tăng 26,71%) thì cho thấy sự không hợp lý ở đây, do đó KTV sẽ lưu ý điều này trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

+ Trong khi đó khoản trả trước cho người bán có xu hướng tăng: từ 65.552.462.600 (năm 2011) lên 121.905.599.828 đồng (năm 2012) tương ứng với mức tăng là 85,97%. Do đó, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao có sự thay đổi này.

 Xu hướng kiểm toán: KTV sẽ xem lại đơn vị có thay đổi chính sách

bán hàng hay không ( điều này đã làm cho khoản phải thu giảm). Thêm vào

đó, khoản phải thu khách hàng là khá lớn nhưng tại thời điểm 31/12/2012 số

dư tài khoản dự phòng phải thu khó đòi bằng 0  KTV sẽ xem xét việc trích

lập dự phòng khoản phải thu khó đòi thông qua bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ. Đồng thời, KTV sẽ tiến hành lập thư xác nhận ở các khách hàng của đơn vị có số dư lớn.

- Hàng tồn kho: Số dư hàng tồn kho tại ngày 31/12/2012 giảm 31.468.539.912 đồng tương ứng 36,43% so với cùng kỳ năm trước. Việc giảm giá trị hàng tồn kho trong trường hợp này KTV cần tập trung tìm hiểu xem có phải do thay đổi trong chính sách mua hàng, dự trữ hay khoản mục hàng tồn kho có sai phạm ở đây hay không.

 Xu hướng kiểm toán: Mặt dù số dư hàng tồn kho giảm 36,43% nhưng

do đặc điểm của nhóm tài khoản này là rất nhạy cảm với gian lận và chịu nhiều rủi ro mất giá, hư hỏng, lỗi thời, hao hụt, mất mát… Nên KTV lưu ý về

Một phần của tài liệu đánh giá sự vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán chi nhánh miền tây (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)