Chế độ kế toán và hình thức kế toán

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại doanh nghiệp tư nhân tường vân (Trang 44)

- Chế độ kế toán áp dụng: doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính.

Tổ chức trang bị các phương tiện công nghệ phục vụ công tác kế toán: Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy tính đã được đưa vào sử dụng trong doanh nghiệp, đặc biệt việc sử dụng phần mềm kế toán ACsoft trong công tác kế toán và đã mang lại hiệu quả đáng kể. Khi sử dụng máy tính trong công tác kế toán thì cấu trúc của hình thức kế toán vẫn không thay đổi, nó vẫn biểu hiện quá trình tiêu thụ có xử lý và tổng hợp thông tin qua các khâu: Chứng từ - Sổ sách - Báo cáo. Điều khác biệt là hệ thống sổ cũng như việc xác lập và ghi sổ được cài đặt và chứa đựng thông tin trong bộ nhớ của máy có hình mẫu cụ thể, dùng để truy xuất thông tin qua màn hình và in các loại sổ cần thiết. Vì vậy, phần mềm kế toán được xem là công cụ hữu hiệu cho kế toán trong việc thu nhận và xử lý thông tin một cách chính xác.

3.4.3 hương pháp kế toán

- Phương pháp tính hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp nhập trước xuất trước. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng.

33

- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ thuế GTGT. - Niên độ kế toán: bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 cùng năm. - Kỳ kế toán: quý

3.4.2.3 Hình thức kế toán áp dụng

Hình thức kế toán áp dụng là: chứng từ ghi sổ

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chừng từ kế toán cùng loại đã kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

(2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.

(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng số lượng ghi trên sổ cái vào bảng tổng hợp chi tiết (được lập các sổ thẻ kế toán chi tiết), được dùng để lập báo cáo tài chính.

3.4.2.4 Nhiệm vụ công tác kế toán

Phòng kế toán có nhiệm vụ xây dựng chế độ quản lý tài chính – kế toán của Doanh nghiệp, phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và phù hợp với tình hình thực tế của Doanh nghiệp.

- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của Doanh nghiệp, theo dõi đôn đốc nhân viên thực hiện nhanh chóng các qui định, nhiệm vụ báo cáo.

- Kế toán tổng hợp: Kiểm tra báo cáo các bộ phận để lập báo cáo cho văn phòng Doanh nghiệp.

- Kế toán TSCĐ-CCDC: Có nhiệm vụ theo dõi sử dụng công cụ dụng cụ, giám sát việc tăng giảm tài sản cố định.

- Kế toán công nợ VT – HH: Kiểm tra chứng từ ban đầu đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, hợp lý, hợp pháp.

Kiểm tra đối chiếu số phát sinh, số dư của các tài khoản liên quan trực tiếp. Theo dõi chặt chẽ các khoản nợ từ chứng từ, hóa đơn GTGT, phiếu xuất nhập kho.

34

Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán

Ghi chú:

3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TỪ NĂ 2011 ĐẾN NĂ 2013 DOANH NGHIỆP TỪ NĂ 2011 ĐẾN NĂ 2013

Sổ quỹ Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Đối chiếu kiểm tra

Ghi cuối tháng Ghi hàng ngày

35

( g ồn: Ph ng ế toán Doanh nghiệp tư nhân Tường Vân)

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 – 2013 ĐVT: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh thu bán hàng và CCDV 41.364.129.503 53.129.501.888 67.991.394.534 11.765.372.385 28,44 14.86.892.646 27,97 Các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu thuần về bán hàng

và CCDV 41.364.129.503 53.129.501.888 67.991.394.534 11.765.372.385 28,44 14.86.892.646 27,97 Giá vốn hàng bán 38.693.211.756 49.866.962.823 64.786.474.637 11.173.751.067 28,88 14.919.511.814 29,92 Lợi nhuận gộp về BH và cung

cấp DV 2.670.917.747 3.262.539.065 3.204.919.897 591.621.318 22,15 (57.619.168) 1,77 Doanh thu hoạt động tài chính 58.472.556 1.675.338 47.239.475 (56.797.218) (97,13) 45.564.137 2719,69 Chi phí tài chính 372.895.436 598.254.897 401.391.700 225.359.461 60,44 (196.863.197) (32,91) Chi phí quản lý, kinh doanh 1.847.889.347 1.898.271.752 2.423.836.357 50.382.405 2,73 525.564.605 27,69 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

KD 508.605.520 767.687.754 426.931.315 259.082.234 50,94 (340.756.439) (44,39)

Thu nhập khác 3.529.366.196 4.255.374.813 1.104.104.088 696.008.617 19,72 (3.121.270.725) 73,87

Chi phí khác 2.647.024.647 3.548.271.589 901.246.942 34,05 (3.648.271.589) (100)

Lợi nhuận khác 882.341.549 707.103.224 1.104.104.088 (175.238.325) (19,86) 397.000.864 56,14 Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 1.390.947.069 1.474.790.978 1.531.035.403 83.843.909 6,03 56.244.425 3,81

Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành 243.415.737 258.088.421 382.758.851 14.672.684 6,03 124.670.430 48,31 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

36

Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 đều mang về lợi nhuận. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt giá trị cao nhất là 1.148.276.552 đồng giảm so với năm 2012 và gần bằng với năm 2011. Để hiểu rõ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta tiến hành phân tích sự biến động của một số chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau:

- Đối với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự tăng khá đồng đều trong 3 năm gần đây, cụ thể là năm 2012 đạt 53.129.501.888 đồng tăng 28,44% so với năm 2011 và năm 2013 đạt 67.991.394.534 đồng tăng 27,97 % so với năm 2012. Doanh thu này tăng mạnh là do doanh nghiệp đã mở rộng thị phần hơn so với năm trước. Trong năm 2012, doanh nghiệp có nhiều khách hàng lớn mở rộng quy mô kinh doanh nên nhu cầu tăng cao. Năm 2013, doanh nghiệp đã xác định được những bước đi đúng đắn trong tình hình kinh doanh đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng, có sự đoàn kết và năng động của đội ngũ nhân viên kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn thêm phần doanh thu từ mặt hàng dầu và giấy ở thị trường ngoài tỉnh do thiếu hàng.

- Đối với hoạt động tài chính, tình hình doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tăng, giảm qua các năm. Năm 2011 doanh thu hoạt động tài chính đạt 58.472.556 đồng, sang năm 2012 giảm xuống còn 1.675.338 đồng tức là giảm 97,13% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất huy động của ngân hàng giảm xuống còn 9%/năm. Năm 2013, doanh thu hoạt động tài chính tăng, cụ thể là 47.239.475 đồng, tức là tăng 2719,69% tuơng đương với 45.564.137 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế người dân dần tăng lên sau khủng hoảng năm 2011 làm cho lãi suất huy động của các ngân hàng tăng lên.

-Chi phí tài chính cũng tăng, giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2012, chi phí tài chính là 598.254.897 đồng, tăng 60,44%, tương đương với 225.359.461 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi chênh lệnh từ tỷ giá hối đoái,

năm 2012 lượng ngoại tệ doanh nghiệp gửi vào ngân hàng cao. Năm 2013 chi phí tài chính giảm còn 401.391.700 đồng, giảm 32,91%, tương đương với giảm

196.863.197 đồng. Khoản chi phí này giảm so với năm 2012 là do doanh nghiệp đã trả bớt các khoản vay ngắn hạn và dài hạn nên chi phí lãi vay đã giảm.

- Giá vốn hàng bán: năm 2012 tăng 49.866.962.823 đồng tương đương

28,88% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do doanh nghiệp bán hàng tăng nhanh về sản lượng và giá trị các hợp đồng từ đó kéo theo sự tăng nhanh

37

của giá vốn hàng bán. Năm 2013, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng cao so với năm 2012, cụ thể giá vốn đã tăng 64.786.474.637đồng tương đương tăng 29,92%. Nguyên nhân là do mặt hàng tã em bé cải tiến về chất lượng thu hút lượng mua cao làm thị trường tăng mạnh trong năm 2013, vì thế doanh nghiệp đã thu tăng mức nhập hàng hóa lên. Như vậy, năm 2013, giá vốn hàng bán tăng không xuất phát từ giá đầu vào tăng mà là do sự tác động tích từ doanh nghiệp cung ứng hàng nên việc tăng giá vốn này so với năm 2012 là một biểu hiện có lợi cho doanh nghiệp.

- Chi phí quản lý kinh doanh: năm 2012 so với năm 2011, tăng không đáng kể 2,73%, nguyên nhân là do doanh nghiệp quản lý chi phí một cách ổn định và tiết kiệm dù hàng hóa bán ra tăng. Năm 2013 chi phí quàn lý kinh doanh có tăng so với 2012, cụ thể chi phí đã tăng lên đến 2.423.836.357 đồng tương đương tăng 27,69% so với năm trước. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh kinh doanh tăng mạnh trong năm 2013 nên các chi phí phục vụ bán hàng, quản lý cũng tăng theo như chi phí vận chuyển, xăng dầu,lương nhân viên, …

- Về lợi nhuận kế toán trước thuế có sự tăng không đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012, lợi nhuận đạt 1.474.790.978 đồng, tăng 6,03% so với năm 2011 do thu nhập từ hoạt động khác của doanh nghiệp cao. Năm 2013 đạt được

1.531.035.403 đồng chỉ tăng 3,81% so với năm trước. Lợi nhuận này tăng ít là do tình hình hoạt động của doanh nghiệp không thuận lợi, thu nhập từ họat động khác giảm làm tổng lợi nhuận tăng ít.

T l i: Trong giai đoạn 2011–2013 doanh nghiệp đã tạo được những

thành công vượt bậc trong ngành phân phối hàng tiêu dùng. Đặc biệt, năm 2013 được xem là thời điểm vàng của doanh nghiệp, không chỉ lượng hàng cung ứng tăng cao, doanh thu đạt được tăng mạnh mà còn ổn định được chi phí kinh doanh, nâng cao lợi nhuận một cách rõ rệt. Doanh nghiệp cũng dần khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực phân phối hàng, tạo được sự tín nhiệm của các công ty đối tác, xây dựng được các thị trường mới trong khu vực, …

38

3.6 THUẬN LỢ , KHÓ KHĂN VÀ HƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

3.6.1 Thuận lợi

- Doanh nghiệp nằm ở Thành phố Cần Thơ – là trung tâm kinh tế văn hóa trọng điểm của Đồng bằng Sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thuận tiện giáp với các tỉnh. Do đó việc thu mua hay vận chuyển hàng hóa là rất thuận lợi.

- Thành phố Cần Thơ cũng là nơi có nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ. Nguồn nhân công có trình độ cao và được đào tạo chuyên môn trên mọi lĩnh vực, ngành nghề.

- Cần Thơ đang tập trung dân cư ngày một đông đúc và đời sống đi lên nên nhu cầu mua sắm người dân ngày một gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.

- Ban giám đốc trẻ, có kinh nghiệm và trình độ cao, tận tâm với nhân viên tạo đều kiện thuận lợi cho nhân viên hăng hái làm việc và cống hiến.

- Đội ngũ nhân viên có trình độ và hăng say trong công việc.

- Nội bộ doanh nghiệp đoàn kết khá tốt, thống nhất về ý tưởng và sáng kiến mới để phát triển kinh doanh mặt hàng của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp kinh phân phối những bhãn hiệu có uy tín trên thị trường. - Do chính sách ngân hàng ngày càng ưu đãi nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư cho kinh doanh ngày một phát triển.

- Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với nhiều ngân hàng lớn.

3.6.2 Khó khăn

- Hiện tại doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ nên nguồn vốn vẫn còn chưa đủ mạnh.

- Doanh nghiệp vẫn chưa có cơ sở hạ tầng cho riêng mình mà còn tốn một khoản lớn mỗi năm để chi trả việc thuê kho của khu công nghiệp.

-Vấn đề cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh là vấn đề chung của các nhà phân phối như doanh nghiệp đang phải phấn đấu. Tuy nhiên trong những năm qua doanh nghiệp vẫn chưa giải quyết được nguồn hàng của các nhà phân phối khác đang có mặt trên thị phần của mình.

39

- Mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa đa dạng nên khó đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng. Ví dụ như cần bán thêm tã cho người già thay vì chỉ có hàng tã cho em bé.

-Đội ngũ nhân viên bán hàng của doanh nghiệp tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng việc thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng là chưa đủ. Vì vậy làm cho khâu tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn so với các doanh nghiệp khác trong ngành.

3.6.3 hương hướng phát triển trong thời gian tới

- Là đơn vị phân phối hàng hóa cho nên uy tín doanh nghiệp là tiêu chí hàng đầu của doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới doanh nghiệp vẫn tiếp tục nâng cao sự tín nhiệm, đảm bảo quá trình kinh doanh với khách hàng ngày một hiện đại và tiện lợi.

- Để thâm nhập ngày càng sâu vào các thị trường khu vực, dịch vụ công doanh nghiệp đòi hỏi phải đạt được các chuẩn do các công ty cung ứng hàng quy định như đảm bảo chủng loại, số lượng hàng để cung ứng kịp thời cho khách …Đồng thời, doanh nghiệp phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Marketing, đầu tư trang thiết bị hiện đại để có khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong tương lai giúp giảm chi phí.

- Tiếp tục thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường tiềm kiếm thị trường tiềm năng.

- Đào tạo đội ngũ lao động nhằm nâng cao tay nghề và kiến thức.

- Tập trung kinh doanh các mặt hàng có nhu cầu cao trên thị nhằm gia tăng hơn nữa về mặt hàng và thị phần.

40

HƯƠNG 4

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐ LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆ TƯ NH N TƯỜNG VÂN

4.1 TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CỦA DOANH NGHIỆ TƯ NH N TƯỜNG VÂN NGHIỆ TƯ NH N TƯỜNG VÂN

Doanh nghiệp tư nhân Tường Vân là đơn vị phân phối hàng hóa theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp có nhiều hàng hóa nên đề tài này chỉ tập trung phân tích 3 sản phẩm chính như: băng Kotex và tã Huggies, dầu ăn Nakydaco, giấy Sài Gòn. Vì đây là các mặt hàng chiếm tỷ trọng về doanh thu và số lượng nhiều nhất trong các mặt hàng của doanh nghiệp.

Các loại hàng hóa tiêu dùng do doanh nghiệp phân phối chủ yếu cho thị trường Cần Thơ, một số ít tiêu thụ ở thị trường các tỉnh ven Cần Thơ nhưng số lượng hàng hóa tiêu thụ ở thị trường ven Cần Thơ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng hóa tiêu thị tại Cần Thơ. Chính vì hàng hóa tiêu thụ chủ yếu ở Cần Thơ nên không có chênh lệch giá bán ra. Trong đề tài, giá của các loại hàng hóa là giá bình quân giữa các quy cách khác nhau trong cùng nhãn hàng.

Để thấy được tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 của 3 mặt hàng: băng Kotex và tã Huggies, dầu ăn Nakydaco, giấy Sài Gòn, ta xem bảng sau:

Bảng 4.1 Doanh thu và số lượng phân phối hàng hóa 6 tháng đầu năm 2014 tại doanh nghiệp

ĐVT: Đồng

CHỈ TIÊU

6T/2014

SL(thùng) Giá bán DT

Băng Kotex và Tã Huggies 46.672 275.696 12.867.304.736

Dầu ăn Nakydaco 32.227 332.574 10.717.846.508

Giấy Sài Gòn 46.880 124.989 5.859.482.020

Cộng 125.779 29.444.633.264

(Nguồn: Phòng Kế toán doanh nghiệp tư nhân Tường Vân 6 tháng đầ nă 2014)

Qua bảng trên ta thấy giá bán của mặt hàng băng Kotex và tã Huggies là

275.696 đồng/thùng, giá bán mặt hàng dầu ăn Nakydaco là 332.574 đồng/thùng

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại doanh nghiệp tư nhân tường vân (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)