Thuận lợi

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa chất lượng cao và không chất lượng cao trong hợp tác xã bình thành, lấp võ, đồng tháp (Trang 83)

Với đặc điểm chung của xã Bình Thành là sản xuất nông nghiệp nên kinh nghiệm sản xuất lúa của nông dân trong xã cao trung bình khoảng 25 năm cho nên nông dân ở đây đa phần đều có kinh nghiệm trong việc sản xuất lúa chiếm tỷ trọng 92%. Với số năm kinh nghiệm cao là yếu tố giúp né đƣợc các loại sâu bệnh, phân bổ lƣợng phân bón và thuốc BVTV có hiệu quả làm tăng năng suất và giảm chi phí, mang lại hiệu quả tài chính cao hơn. Đặc điểm thứ 2 cũng khá quan trọng đó là đất đai, nguồn nƣớc ở đây rất thuận trong việc trồng lúa chiếm tỷ trong 92%, đặc biệt là trồng các loại lúa CLC. Với số lao động trực tiếp tham gia sản xuất lúa khoảng 4ngƣời/hộ, thì có thể nói rằng, lao động ở đây rất đồi dào chiếm tỷ trọng 63%, đó là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất lúa, vì trong các khâu sản xuất lúa có nhiều khẩu cần lao động nhiều. Một số thuận lợi khác nhƣ : Có kênh rạch tốt chiếm 52%, đủ vốn sản xuất chiếm tỷ trọng 32% trong tổng mẫu điều tra. Thuận lợi đặc biệt trong Hợp tác xã có hệ thống bơm nƣớc trong toàn mô hình, cho nên khi đến thời điểm sạ, thì nông dân có thể xuống giống một cách đồng loạt, giúp tranh đƣợc nhiều dịch hại và sâu bệnh, giảm đƣợc rất nhiều chi phí và nông dân an tâm hơn trong việc sản xuất lúa mà không lo ngại gì về nƣớc lũ đến sớm hay muộn, tuy đó là phần thuận lợi nhỏ trong Hợp tác xã nhƣng có ảnh hƣởng rất lớn đến nông dân.

Bảng 4.1: Nhƣng thuận lợi của nông hộ trong mô hình Hợp tác xã

STT Đặc điểm Số nông hộ Tỷ trọng (%)

1 Đất đai, nguồn nƣớc thuận lợi 92 92

2 Có kinh nghiệm sản xuất 92 92

3 Lao động dồi dào 63 63

4 Kênh rạch tốt 52 52

5 Đủ vốn sản xuất 32 32

Nguồn: Kết quả phân tích Stata, 2013

Ngoài ra còn có một số thuận lợi khác nhƣ:

- Đƣợc sự hỗ trợ của Đảng ủy – UBNN xã, sự hƣởng ứng và đồng tình của nhân dân.

- Bên cạnh đó còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của cán bộ chuyên môn và thành phố mở lớp về dạy lớp nghề ngắn hạn nên sự tiếp thu và vận dụng kỹ

thuật mới của bà con vào sản xuất rất hiệu quả. Khi kết thúc khóa học, kết quả học tập của các học viên đƣợc đánh giá xếp loại khá.

- HTX đƣợc thành lập phù hợp với nhu cầu của nông dân, giải quyết đƣợc những khó khăn và vƣớng mắc trong sản xuất lúa nên đƣợc nông dân đồng tình ủng hộ và tự nguyện tham gia.

- Nông dân tham gia HTX rất nhiệt tình, cần cù, chịu khó, ham học hỏi và rất thích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Về tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, từ khi thành lập đến nay Cán bộ kỹ thuật cũng thƣờng xuyên sắp xếp hợp lý lịch thăm đồng khi phát hiện dịch bệnh kịp thời thông báo, hƣớng dẫn xã viên biện pháp phòng trừ, góp phần giảm thiệt hại đáng kể trong sản xuất cho xã viên và tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ nên cũng hạn chế tình hình dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.

- Với chính sách bán chịu của các cửa hàng vật tƣ nông nghiệp nên nông dâncó thể khắc phục đƣợc tình trạng thiếu vốn và an tâm trong quá trình sản xuất.

- Ở khâu tiêu thụ sản phẩm nông dân không phải tốn chi phí vận chuyển do thƣơng lái sẽ vào tận nhà để thu mua lúa.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa chất lượng cao và không chất lượng cao trong hợp tác xã bình thành, lấp võ, đồng tháp (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)