4. Sự thay đổi của hộ dân tái định cư khi tham gia các hoạt động KN ở nơi ở mớ
4.6.1. Tác động tích cực
4.6.1.1. Thay đổi các phương thức canh tác, kỹ thuật chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản
Thay đổi theo cái mới dựa trên cái đã có nâng cao hiệu quả mang lại của các hoạt động sinh kế.
Trong trồng trọt: KN chuyển giao các giống lúa ngô, khoai tây… chất lượng cao cho nông dân. Làm cho họ thay đổi phương thức canh tác cũ như tự để giống, ít bón phân… các giống để lâu đã bị thoái hóa năng suất và chất lượng thấp thay thế bằng các loại giống mới phù hợp với điều kiện canh tác thu lại hiệu quả kinh tế cao. Các MHTD, các lớp tập huấn kĩ thuật được mở ra đã giúp người dân được tiếp cận với các tiến bộ kĩ thuật, thông qua mô hình bà con nông dân được trực tiếp “mắt thấy, tai nghe” do đó khả năng nhân rộng phát triển sản xuất nhanh và hiệu quả cao.
Chăn nuôi: Hàng năm KN phối hợp với trạm thú y tiêm phòng cho các loại gia súc phòng trừ dịch bệnh. Mở lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh, các biện pháp tránh rét cho gia súc gia cầm. nhờ có công tác này mà nhân dân chủ động hơn trong chăn nuôi giúp giảm tối thiểu thiệt hại khi dịch bệnh sảy ra. Việc xây dựng và thực hiện các mô hình về chăn nuôi góp phần làm đa dạng các giống vật nuôi, cũng cấp kỹ thuật chăn nuôi mới đem lại hiệu quả cao hơn.
Thủy sản: Việc triển khai các mô hình giúp cho ba con tự sản xuất được giống cho gia đình và cung cấp cho thi trường hạ gia thành của giống, không phải nhập giống giá cao từ bên ngoài. Không trồng chờ,chủ động trong sản xuất.
Các hoạt động khác khuyến nông cũng luôn tham gia và là cầu nối giữa nông dân với nguồn thông tin bên ngoài. Tư vấn và chuyển giao các loại giống cây trồng, vật nuôi… phát hiện các dấu hiệu bất thường của dịch bệnh mà đưa ra các khuyến cáo phù hợp cho nông dân.
4.6.1.2. Phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là các hoạt động SK chính của người dân. Chăn nuôi là hoạt động SK đen lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Bên canh đó chăn nuôi đại gia súc là nguồn dự trữ vốn của người dân. Nhờ việc mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh mà đàn gia súc của người dân tăng lên đáng kể. Việc triển khai các dự án chăn nuôi cũng góp phần làm tăng số lượng vật nuôi của nông hộ, đa dạng giống vật nuôi.
Thủy sản dựa vào lợi thế của địa phương với diện tích mặt nước lớn phù hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật ươm cá giống đã giúp cho hoạt động thủy sản ngày càng phát triển.
4.6.1.3. Tác động vào các hoạt động sinh kế làm tăng thu nhập hộ gia đình
Thu nhập là vẫn đề luôn luôn được quan tâm việc năng cao năng suất cây trồng vật nuôi và năng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp làm giá trị của nông sản tăng lên góp phần vào tăng thu nhập của gia đình. Nhờ việc triển khai các mô hình, mở các lớp tập huấn, thông tin truyền thông giúp cho các kiến thức các kỹ thuật tiến bộ đến gần hơn với người nông dân kết hợp với sự quan tâm sát sao của cán bộ KN việc áp dụng các kiến thức, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất đã năng cao được năng suất và chất lượng của sản phẩm tạo ra. Giảm chi phí đầu vào nhờ tự sản xuất giống. Nhờ vậy mà các hoạt động SK của người dân phát triển tăng thu nhập cho hộ gia đình. Như bảng 4.19 đã thể hiện rõ sự thay đổi của các hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đi, số hộ trung bình và khá tăng lên. Đây là một minh chứng rõ nhất thể hiện thu nhập của người dân tăng lên.