4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Lay Nưa là một xã vùng thấp của thị xã Mường Lay, cách trung tâm thị xã gần 5km. [10]
+ Phía Bắc giáp phường Na Lay thị xã Mường Lay. + Phía Nam giáp xã Mường Tùng huyện Mường Chà.
+ Phía Đông giáp xã Xá Tổng huyện Mường Chà.
+ Phía Tây giáp xã Nậm Hàng huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu.
4.1.1.2. Địa hình
Lay Nưa là xã ngoại thị phía Nam của thị xã Mường Lay; Địa hình phức tạp bị chia cắt bởi núi cao, vực sâu; địa hình chia làm ba dải đất, ở giữa là thung lũng Mường Lay chạy dọc theo hướng Bắc - Nam, phía Đông là dãy núi đá vôi Pú Nỉ, phía Tây là dãy núi đá lớp, đá phiến sét Pú Vạp. Thung lũng Mường Lay là thung lũng hẹp dốc theo hướng Nam - Bắc dọc theo dòng suối Nậm Lay; Hiện nay 1/3 thung lũng là lòng hồ Thủy điện Sơn La, các phường nội thị nằm dọc hai bên bờ hồ; Xã Lay Nưa dân cư tập trung hai bên sườn đồi và chủ yếu là dân tộc Thái, canh tác chủ yếu trên đồng ruộng hai bên bờ Nậm Lay; Dãy đồi phía Đông Nam Thị xã có bản Huổi Luân của người dân tộc H’Mông sinh sống, dãy đồi phía Tây có hai bản Huổi Luông và Hua Nậm Cản đều là nơi người dân tộc H’Mông sinh sống. [10]
4.1.1.3. Khí hậu
Khu vực mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt. Mùa Đông tương đối lạnh, ít mưa và sương muối vừa, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa Hạ từ tháng 4 đến tháng 10 nóng ẩm, mưa nhiều. Khu vực chịu ảnh hưởng vừa của hiệu ứng gió Phơn (gió Tây Nam khô nóng) xuất hiện vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng: 2.066
mm mưa tập trung theo mùa. Số ngày mưa trung bình năm là 144,1 ngày; Mùa mưa, lượng mưa chiếm khoảng 87% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mường Lay là khu vực có lượng mưa lớn nhất
của tỉnh Điện Biên thích hợp với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. [10]
4.1.1.4. Thủy văn
Xã có 4 suối chính chảy qua là suối Nậm Lay chảy theo hướng Nam - Bắc dọc thung lũng Mường Lay, suối Huổi Luân chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc và suối Nậm He, Huổi Ngố chảy theo hướng Tây - Đông, đây là nguồn chính cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nước tưới lúa 2 vụ của đồng ruộng xã Lay Nưa. [10]
4.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Đất đai: Diện tích tự nhiên là 6.013,11 ha; trong đó: Diện tích đất nông nghiệp 5.357,82 ha; đất phi nông nghiệp 244,48 ha; đất khác 410,81 ha.
Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp: 4.449,18 ha, trong đó đất rừng sản xuất có 1.425,09 ha, đất rừng phòng hộ có 3.024,09 ha.
Mặt nước: diện tích hiện có là 94,41 ha, trong đóđất nuôi trồng thuỷ sản là 11,61 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 82,8 ha.
Nhân lực:
Số hộ: Tổng số hộ tính đến năm 2012 là 1.150 hộ.
Nhân khẩu: 5.043 người.
Lao động trong độ tuổi: 3.319 người.
Đánh giá thuận lợi, khó khăn về tình hình nhân lực của xã.
Thuận lợi: Dân số đông, lao động trong độ tuổi chiếm 65,81% dân số. Khó khăn: Trình độ lao động qua đào tạo thấp, 561 người chiếm 16,93% lao động trong độ tuổi.
Do vậy, để xã Lay Nưa phát triển phải đầu tư nguồn nhân lực có trình độ, kỹ thuật, chú trọng phát triển con người. Đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. [10]