Đánh giá và kiến nghị của người dân về các hoạt động khuyến nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò, tác động của khuyến nông đến sinh kế của người dân tái định cư thủy điện sơn la tại xã lay nưa thị xã mường lay tỉnh điện biên (Trang 54)

Thông qua việc phỏng vấn 60 hộ dân tái định cư thu được các đánh giá và kiến nghị về các HĐKN như sau:

Bảng 4.18: Đánh giá của ngƣời dân về công tác khuyến nông

STT Tiêu chí Số hộ (hộ) CC (%) 1 Đánh giá về công tác KN Tốt 6/60 10,00 Khá 30/60 50,00 Trung bình 14/60 23,33 Không có ý kiến 10/60 16,67 2 Nhân xét của người dân về HĐKN Đủ về nội dung và rất bổ ích 28/60 46,67 Đủ về nội dung những chưa bổ ích 16/60 26,67 KN chỉ có vai trò giúp chính quyền chỉ

đạo sản xuất

8/60 13,33 Chưa đủ về nội dung và không bổ ích 3/60 5,00

Không có ý kiến 5/60 8,33

3

Hiệu quả mang lại của HĐKN

Đã mang lại hiệu quả 35/60 58,33

Chưa mang lại hiệu quả 0/60 0.00

Chưa áp dụng 24/60 40,00 Không ý kiến 1/60 1,67 4 Nhận xét về kinh nghiệm và năng lực của CBKN

Năng lực chuyên môn tốt 19/60 31,67

Năng lực chuyên môn khá nhưng thiếu kinh nghiệm

17/60 28,33 Có kinh nghiệm nhưng thiếu năng lực

chuyên môn 18/60 30 Không có ý kiến 6/60 10 5 Nhận xét về vai trò khuyên nông Hoàn thành tốt 7/60 11.67 Đã hoàn thành 34/60 56.67 Hoàn thành một phần 14/60 23.33 Chưa hoàn thành 2/60 3.33 Không ý kiến 3/60 5 6 Kiến nghị Ý kiến CC (%)

Tăng hoạt động tập huấn 23/97 23.71

Tăng thời gian phát thanh về khuyến nông

0/97 0.00 Tăng hoạt động tham quan hội thảo 0/97 0

Tăng cường xây dựng MHTD 38/97 39.18

Cung cấp thêm tài liệu phát tay 0/97 0

Tăng cường dịch vụ khuyến nông 16/97 16.49

Qua bảng trên ta thấy sự đánh giá của người dân HĐKN của xã trong thời gian qua có tới 60% hộ trong tổng số đánh giá ở mức khá và tốt chỉ có 23,33% hộ đánh giá ở mức trung bình bên cạnh cũng có một số hộ không có ý kiến đánh giá. Người dân cũng nhận xét về vai trò của HĐKN có 46,67% hộ nhận xét là đủ về nội dung và rất bổ ích, có 26,67% hộ cho là đủ về nội dung nhưng không bổ ích và còn 13,33% hộ dân cho là KN chỉ có vai trò giúp chính quyền chỉ đạo sản xuất. Cũng có nhưng hộ nhận xét HĐKN chưa đủ và cũng không bổ ích. Hầu như các hộ dân tham gia các HĐKN thì đều cho biết HĐKN đã mang lại hiệu quả. Về kinh nghiệm và năng lực của cán bộ khuyến nông có 31,67% hộ nhận xét là CBKN có năng lực chuyên môn tốt, có 28,33% hộ cho là CBKN có năng lực chuyên nông nhưng thiếu kinh nghiệm và 30% hộ nhận xét là CBKN có kinh nghiệm nhưng thiếu năng lực chuyên môn, một số hộ không có ý kiến. Nhận định về vai trò của KN có 11,67% hộ nhận xét là CBKN đã hoàn thành tốt vai trò, 56,67% cho là đã hoàn thành vài trò, 23,33% hoàn thành một phần, chưa hoàn thành vai trò là 3,33% và 5% hộ không có ý kiến.

Về kiến nghị của người dân: Người dân có 3 kiến nghị chính sau: Tặng hoạt động tập huấn, tăng cường xây dựng MHTD, tăng cường dịch vụ khuyến nông.

4. 4. Sự thay đổi của hộ dân tái định cƣ khi tham gia các hoạt động KN ở nơi ở mới so với nơi ở cũ

Việc di chuyển đến nơi ở mới kết hợp việc tham gia các hoạt động khuyến nông đã dẫn đến nhiều thay đổi đối với người dân tái định cư. Từ 34 hộ tham gia HĐKN qua phỏng vấn thu được các thông tin sau:

Bảng 4.19: So sánh diện tích, số lƣợng các loại vật nuôi cây trồng

STT Hoạt động sinh kế Số hộ (hộ) Tổng DT trƣớc (m2 ) Số hộ (hộ) Tổng DT sau (m2) 1 Trồng trọt Lúa 34/34 36650 34/34 32300,3 Ngô 34/34 7880 34/34 7829,8 Rau 34/34 2955,3 34/34 2339,6 Cây lấy bột 0 0/34 700 2 Thủy sản 16/34 5250 28/34 10093,7 3 Lâm nghiệp 6/34 9,5 0/34 0 4 Chăn nuôi Số lƣợng trƣớc (con) Số lƣợng sau (con) Gia súc 34/34 233 34/34 285 Gia cầm 34/34 2440 34/34 3060

-Các hoạt động SK của người dân vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và 3 lĩnh vực chính vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình là: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

-Các loại cây trồng vật nuôi không có sự thay đổi nhiều chủ yếu vẫn là:

+ Trồng trọt: Lúa, ngô, rau màu.

+ Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn, dê, gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

-Các hoạt động sinh kế: Các hoạt động sinh kế tạo ra thu nhập của người dân có sự thay đổi đó là về lâm nghiệp khi chuyển đến nơi ở mới người dân không tham gia hoạt động sản xuất lâm nghiệp như nơi ở cũ điều này là do khi chuyển đến nơi ở mới thi người dân chưa được giao đất rừng, nơi quy hoạch cho người dân tái định cư ở là ở thung lũng không gần rừng. Các hoạt động sinh kế được người dân tiếp tục sử dụng thi trong chính các hoạt động đó cũng có sự thay đổi.

-Trồng trọt: Diện tích các loại cây trồng giảm xuống: Lúa giảm 4349,7m2, ngô giảm 50,2m2, rau giảm 615,7m2. Ngoài gia còn thêm 1 loại cây trồng đang được người dân tiến hành sản xuất nhưng mới chỉ ở quy mô nhỏ ở một vài hộ đó là các cấy lấy bột (sắn, dong riềng).

-Chăn nuôi: Chăn nuôi là một hoạt động đem lại nguồn thu lớn cho hộ gia đình. Số lượng vật nuôi của các hộ gia đình có sự gia tăng khi chuyển đến nơi ở mới cụ thể: đàn gia súc tăng 53 con, gia cầm các loại tăng 620 con. Do điều kiện tự nhiên ở nơi ở mới phù hợp cho phát triển chăn nuôi, xã Lay Nưa không hay sảy ra dịch bệnh gì lớn. Với việc gần đồi núi nền có nhiều bãi chăn thả gia súc. Ngoài ra số lượng gia súc gia cầm tăng là do việc thực hiện các mô hình dự án về chăn nuôi đem những giống có khả năng sinh sản cao đến cho bà con khuyến khích chăn nuôi phát triển. Xã Lay Nua là một xã ở vùng sâu vùng xã việc cũng cấp thực phẩm ở ngoài vào hạn chế do đó việc phát triển chăn nuôi để phục vụ nhu cầu của gia đình và thị trường đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển. -Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản có sự thay đổi đó là tăng lên 4843,7m2. Qua bảng trên ta thấy thu nhập của các hộ gia đình có sự thay đổi.

Ngoài những thay đổi về hoạt động sinh kế người dân tái định cư còn có sự thay đổi về các mặt khác được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.20: So sánh sự thay đổi của hộ dân tái định cƣ khi tham gia các hoạt động KN ở nơi ở mới so với nơi ở cũ

Tiêu chí Nơi ở cũ (hộ) Nơi ở mới (hộ)

Phân loại hộ theo thu nhập (thôn bản xét). Nghèo 3/34 1/34 Trung bình 27/34 20/34 Khá 4/34 13/34 Phân loại hộ theo người dân

Thu nhập đủ chi tiêu cho sinh hoạt và chăm sóc con cái và tiết kiệm trong gia đình

4/34 12/34

Thu nhập chỉ đủ chi tiêu cho sinh hoạt và chăm sóc con cái

25/34 21/34

Thu nhập không đủ trả phí sinh hoạt

5/34 1/34

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015)

Qua bảng trên rút ra được một số điều sau:

- Về phân loại hộ theo thu nhập: Tỷ lệ hộ khá tăng lên 9 hộ, hộ trung bình và hộ nghèo đều giảm đi. Việc phân loại hộ này la do thôn bản xét còn về phía người dân tự đánh giá thì có thể thấy mức sống của người dân cũng được nâng cao hơn tỷ lệ hộ có thu nhập đủ chi tiêu cho sinh hoạt, chăm sóc con cái và tiết kiệm trong gia đình tăng lên. Tỷ lệ hộ có thu nhập không đủ trả phí sinh hoạt giảm đi chỉ còn có 1 hộ gia đình. Việc phân loại hộ theo thu nhập do thôn bản xét và người dân tư nhận xét không có sự chênh lệch nhiều.

 Để có được sự thay đổi trên là nhờ sự cố gắng của người dân cho dù phải di chuyển đến nơi ở mới nhưng người dân không nao long nản chỉ quyết tâm xây dựng cuộc sống mới. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ, quan tâm của cán bộ địa phương đã tạo điều kiện tốt nhất cho người dân ổn đinh và phát triển kinh tế của hộ bằng các biện pháp hỗ trợ vật nuôi, giống, vốn, kỹ thuật...

4.5. Vai trò của khuyến nông trong các hoạt động sinh kế của ngƣời dân

Qua các số liệu và những phân tích trên ta có thể rút ra các vai trò của khuyến nông đối với các hoạt động sinh kế của người dân như sau:

-Giúp người dân phát triển kinh tế hộ dựa trên các hoạt động sinh kế sẵn có. -Cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ thuật tiến bộ đến người dân để người dân áp dụng vào sản xuất.

-Kết hợp với các ban ngành quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để người dân ổn định phát triển sinh kế hộ gia đình.

-Là cầu nối giữa người dân và chính quyền địa phương, tạo lòng tin giúp người dân an tâm sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.

4.6. Tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế của ngƣời dân tái định cƣ

4.6.1. Tác động tích cực

4.6.1.1. Thay đổi các phương thức canh tác, kỹ thuật chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản

Thay đổi theo cái mới dựa trên cái đã có nâng cao hiệu quả mang lại của các hoạt động sinh kế.

Trong trồng trọt: KN chuyển giao các giống lúa ngô, khoai tây… chất lượng cao cho nông dân. Làm cho họ thay đổi phương thức canh tác cũ như tự để giống, ít bón phân… các giống để lâu đã bị thoái hóa năng suất và chất lượng thấp thay thế bằng các loại giống mới phù hợp với điều kiện canh tác thu lại hiệu quả kinh tế cao. Các MHTD, các lớp tập huấn kĩ thuật được mở ra đã giúp người dân được tiếp cận với các tiến bộ kĩ thuật, thông qua mô hình bà con nông dân được trực tiếp “mắt thấy, tai nghe” do đó khả năng nhân rộng phát triển sản xuất nhanh và hiệu quả cao.

Chăn nuôi: Hàng năm KN phối hợp với trạm thú y tiêm phòng cho các loại gia súc phòng trừ dịch bệnh. Mở lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh, các biện pháp tránh rét cho gia súc gia cầm. nhờ có công tác này mà nhân dân chủ động hơn trong chăn nuôi giúp giảm tối thiểu thiệt hại khi dịch bệnh sảy ra. Việc xây dựng và thực hiện các mô hình về chăn nuôi góp phần làm đa dạng các giống vật nuôi, cũng cấp kỹ thuật chăn nuôi mới đem lại hiệu quả cao hơn.

Thủy sản: Việc triển khai các mô hình giúp cho ba con tự sản xuất được giống cho gia đình và cung cấp cho thi trường hạ gia thành của giống, không phải nhập giống giá cao từ bên ngoài. Không trồng chờ,chủ động trong sản xuất.

Các hoạt động khác khuyến nông cũng luôn tham gia và là cầu nối giữa nông dân với nguồn thông tin bên ngoài. Tư vấn và chuyển giao các loại giống cây trồng, vật nuôi… phát hiện các dấu hiệu bất thường của dịch bệnh mà đưa ra các khuyến cáo phù hợp cho nông dân.

4.6.1.2. Phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là các hoạt động SK chính của người dân. Chăn nuôi là hoạt động SK đen lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Bên canh đó chăn nuôi đại gia súc là nguồn dự trữ vốn của người dân. Nhờ việc mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh mà đàn gia súc của người dân tăng lên đáng kể. Việc triển khai các dự án chăn nuôi cũng góp phần làm tăng số lượng vật nuôi của nông hộ, đa dạng giống vật nuôi.

Thủy sản dựa vào lợi thế của địa phương với diện tích mặt nước lớn phù hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật ươm cá giống đã giúp cho hoạt động thủy sản ngày càng phát triển.

4.6.1.3. Tác động vào các hoạt động sinh kế làm tăng thu nhập hộ gia đình

Thu nhập là vẫn đề luôn luôn được quan tâm việc năng cao năng suất cây trồng vật nuôi và năng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp làm giá trị của nông sản tăng lên góp phần vào tăng thu nhập của gia đình. Nhờ việc triển khai các mô hình, mở các lớp tập huấn, thông tin truyền thông giúp cho các kiến thức các kỹ thuật tiến bộ đến gần hơn với người nông dân kết hợp với sự quan tâm sát sao của cán bộ KN việc áp dụng các kiến thức, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất đã năng cao được năng suất và chất lượng của sản phẩm tạo ra. Giảm chi phí đầu vào nhờ tự sản xuất giống. Nhờ vậy mà các hoạt động SK của người dân phát triển tăng thu nhập cho hộ gia đình. Như bảng 4.19 đã thể hiện rõ sự thay đổi của các hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đi, số hộ trung bình và khá tăng lên. Đây là một minh chứng rõ nhất thể hiện thu nhập của người dân tăng lên.

4.6.2. Tác động tiêu cực

- Vấn đề giới trong sinh kế

hiểu biết về sản xuất cũng như đời sống, khoảng cách về giới ngày càng được thu hẹp, thu nhập, đời sống của các hộ dần được cải thiện và nhờ đó mà các vấn đề giao thông, y tế, giáo dục cũng đã được các hộ quan tâm ngày càng nhiều hơn. Qua điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân cho thấy vấn đề bình đẳng giới trong các HĐKN. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.21: Thành phần giới tham gia các HĐKN tại xã Lay Nƣa

Thành phần giới Số hộ (hộ) CC (%)

Đàn ông tham gia 16 47

Phụ nữ tham gia 5 14.7

Cả hai 13 38.2

Tổng 34 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015)

Qua điều tra thực tế cho thấy, có 47% hộ là đàn ông tham gia hoạt động KN, 14,7% số hộ là phụ nữ tham gia các HĐKN và 38,2% số hộ là cả đàn ông và phụ nữ tham gia hoạt động khuyến nông. Như vậy có thể thấy rằng đã có sự tham gia của người phụ nữ vào các HĐKN. Tỷ lệ hộ chỉ có người phụ nữ tham gia vào các HĐKN vẫn còn thấp hơn tỷ lệ hộ chỉ có đàn ông tham gia hoạt động khuyến nông. Có thể thấy KN chưa quan tâm lắm đến vấn đề giới trong các hoạt động của mình. Thông qua các hoạt động khuyến nông mà người phụ nữ ở nông thôn có cơ hội tiếp cận, nâng cao và phát huy năng lực, hiểu biết về kiến thức khoa học kỹ thuật, khả năng, vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Việc quan tâm đến vấn đề giới trong HĐKN và rất quan trọng vì trong hoạt động sản xuất tại nông thôn chủ yếu là người phụ nữ tham gia sản xuất.

4.7. Những khó khăn, trở ngại trong hoạt động sinh kế của ngƣời dân và biện pháp giải quyết của khuyến nông

4.7.1. Yếu tố bên ngoài

-Điều kiện tự nhiên: thời tiết thay đổi thất thường năm thì hạn hán năm rét đậm rét hại, mưa bão sạt lở đất, lũ lụt thường hay xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người dân.

-Địa hình hiểm trở giao thông đi lại khó khăn do vậy việc giao thương với bên ngoài còn hạn chế.

-Nhiều đồi núi cao khó áp dụng các máy móc vào sản xuất.

-Giá cả thị trường ngày càng tăng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng trong khi các loại nông sản của nông dân bán lại rất rẻ.

-Không có thị trường cho các mặt hàng nông sản nên các sản phẩm dễ bị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò, tác động của khuyến nông đến sinh kế của người dân tái định cư thủy điện sơn la tại xã lay nưa thị xã mường lay tỉnh điện biên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)