Mô hình trình diễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò, tác động của khuyến nông đến sinh kế của người dân tái định cư thủy điện sơn la tại xã lay nưa thị xã mường lay tỉnh điện biên (Trang 48)

Việc xây dựng và triển khai các mô hình trình diễn là một trong những hoạt động quan trọng của khuyến nông. Mô hình trình diễn không chỉ giúp chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến tới người dân mà bên cạnh đó người dân còn được trực tiếp thực hiện được chính tay mình làm. Việc đó giúp người dân tiếp thu kiến thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Nhìn nhận được điều đó xã Lay Nưa đã xây dựng và triển khai thực hiện một số mô hình trong 3 năm qua.

Trong 3 năm vừa qua xã tổ chức xây dựng được một số mô hình trong đó có 8 mô hình có người dân tái định cư tham gia. Ta có thể thấy được sự quan tâm của xã đến cuộc sống của người dân tái định cư trên địa bàn xã.

Các mô hình:

Bảng 4.13: Mô hình trình diễn đƣợc thực hiện tại xã Lay Nƣa giai đoạn (2012 - 2014)

Năm Tên mô hình Số hộ tái định cƣ tham gia (hộ)

2012

1, Mô hình trồng nấm rơm 50 2, mô hình nuôi gà theo chương trình 135 30 3, Mô hình nuôi ngan an toàn sinh học 16

2013

4, Mô hình ương cá hương lên cá giống 4 5, Mô hình sản lúa thuần vụ mùa thương phẩm 15 6, Mô hình khoai tây 195 7, Mô hình rau xanh 183 2014 8, Mô hình chăn nuôi gà mía an toàn sinh học 31

(Nguồn: Báo cáo nông thôn mới 2012 - 2014)

Trên đây là các mô hình đã được triển khai thực hiện trên địa bàn xã trong 3 năm qua (Chi tiết các mô hình được trình bày ở phụ lục 2).

Thông qua việc phỏng vân 60 hộ dân người dân đã cung cấp một số thông tin về các mô hình như sau:

Bảng 4.14: Đánh giá của ngƣời dân về hoạt động xây dựng mô hình trình diễn

STT Nội dung Chỉ tiêu Số hộ (hộ) CC (%)

1 Thông tin mô hình Không biết về các MHTD 1/60 1,67 Biết về các MHTD 59/60 98,33 Mức độ tham gia

Tham gia thực hiện các MHTD 31/60 51,7 Không tham gia thực hiện các MHTD 29/60 48,3

2 Lý do các hộ không tham gia MHTD Thiếu vốn 5/29 17,86 Thiếu lao động 3/29 10,71 Mô hình khó áp dụng 2/29 7,14 Rủi do cao 0/29 0 Không phù hợp với nhu cầu của người dân 19/29 64,29 Ảnh hưởng bởi một số mô hình khác 0/29 0 3 Hỗ trợ mô

hình

Hỗ trợ vốn 30/60 50,82 Hỗ trợ vật tư đầu vào (phân bón, thức ăn…) 5/60 8,20 Hỡ trợ kỹ thuật 25/60 40,98 Không hỗ trợ gì 0/60 0 4 Kết quả Rất tốt 8/31 25,81 Tốt 23/31 74,19 Bình thừơng 0/31 0,00 Kém 0/31 0,00 5 Áp dụng Tiếp tục áp dụng 31/31 100 Dừng lại 0/31 0

Qua bảng tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, việc xây dựng MHTD ở địa phương đã được quan tâm, nhưng vẫn trên quy mô nhỏ. Số người tham gia vào mô hình thấp hơn các chương trình khác vì để xây dựng mô hình phải cần nhiều thời gian, kinh phí và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện khí hậu. Trong tổng số 60 hộ được hỏi thì có 59 người biết về MHTD được thực hiện tại địa phương chiếm 98,33% và có 31 hộ từng tham gia MHTD chiếm 52%. Trong số các hộ tham gia có 25,81% đạt kết quả rất tốt, có 74,19% đạt kết quả tốt. Chỉ có duy nhất 1 hộ không biết về mô hình trình diễn khuyến nông được thực hiện tại địa phương, chiếm 1,67% vì một số hộ không quan tâm đến, không được mời đến hoặc nó không liên quan đến công việc của họ.

Ngoài ra, có nhiều số hộ biết về các mô hình trình diễn nhưng không tham gia, lý do chủ yếu là do người dân còn nghèo nên thiếu vốn đầu tư chiếm 17,86% và không phù hợp với nhu cầu chiếm 64,29%, mặt khác do mô hình khó áp dụng, rủi ro cao, ảnh hưởng từ mô hình khác cũng là nguyên nhân mà người dân không dám mạnh dạn tham gia. Để thấy rõ hơn về tính phù hợp của các mô hình chúng tôi tiến hành điều tra, lấy ý kiến của các hộ tham gia thực hiện mô hình. Thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.15: Đánh giá của hộ nông dân về điều kiện áp dụng các MHTD

Chỉ tiêu Phù hợp Không phù hợp

Số hộ (hộ) CC (%) Số hộ (hộ) CC (%)

Điều kiện kinh tế của

đại đa số gia đình 31 100 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015)

Qua điều tra cho thấy, có 100% số hộ trong tổng số hộ tham gia mô hình cho rằng các mô hình được thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số gia đình. Với kết quả đạt được tất cả các hộ gia đình tham gia mô hình khi mô hình kết thúc vẫn tiếp tục áp dụng các kỹ thuật, mô hình đó vào sản xuất của gia đình.

Qua phỏng vấn 60 hộ dân người dân đã chia sẻ nhu cầu và mong muốn của gia đình mình thể hiện ở biểu đồ sau.

Hình 4.4: Biểu đồ nhu cầu của người dân về triển khai các mô hình mới

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015)

Qua biểu đồ ta thấy người dân có nhu cầu cao về triển khai thực hiện các mô hình có 41/60 hộ chiếm 68,33% có nhu cầu tham gia các mô hình, còn lại 19 hộ chiếm 31,67% hộ không có nhu cầu tham gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò, tác động của khuyến nông đến sinh kế của người dân tái định cư thủy điện sơn la tại xã lay nưa thị xã mường lay tỉnh điện biên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)