Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò, tác động của khuyến nông đến sinh kế của người dân tái định cư thủy điện sơn la tại xã lay nưa thị xã mường lay tỉnh điện biên (Trang 39)

Trong hoạt động SXNN thì bao gồm 4 lĩnh vực chủ yếu sau: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.

4.2.1.1 Hoạt động trồng trọt

Trong tổng số 60 hộ được phỏng vấn về hoạt động trồng trọt trước khi chuyển đến thì có 55 hộ tham gia hoạt động trồng trọt chiếm 91,67%. Chỉ có 5 hộ là không tham gia hoạt động trồng trọt. Sau khi chuyển đến thì có 53 hộ chiếm 88,33% trong tổng số 60 hộ tham gia vào hoạt động trồng trọt.

Qua phỏng vấn thu thập thông tin về hoạt động trồng trọt thu được một số thông tin chính thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.6: Một số loại cây trồng chính của ngƣời dân tái định cƣ

Nội dung Lúa Ngô Rau màu Cây lấy bột

DT nơi ở cũ (m2) 56.500 12.580 3.995,3 0

DT nơi ở mới (m2) 48.450,3 11.178,8 3.289,6 800

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015)

Qua bảng số liệu trên ta thấy các loại cây trồng chính của người dân tái định cư sản xuất trước khi đến nơi ở mới. Chủ yêu có 3 loại chính đó là lúa, ngô và rau màu.

 Lúa: Với tổng diện tích và 56500m2.Lúa là nguồn cung cấp lương thực chính có các hộ gia đình và cũng là nguồn đem lại thu nhập cho gia đình.

 Ngô: Ngô được trồng với diện tích là 12580m2. Ngô được người dân trồng chủ yếu để chăn nuôi gia súc và gia cầm một phần nhỏ được đem bán để tăng thêm thu nhập của gia đình.

Ngoài ngô và lúa người dân còn trồng thêm rau để cũng cấp cho bữa ăn hàng ngày và cung cấp rau xanh cho vật nuôi. Sản xuất rau cũng mang lại một nguồn thu nhập đáng kể đến cho hộ gia đình. Ta có thể thấy rằng trồng trọt là một trong những hoạt động SK chính của người dân tái định cư trước khi chuyển đến nơi ở mới.

Qua bảng ta có thể thấy dù có di chuyển đến nơi ở mới nhưng người dân vẫn sản xuất những loại cây trồng như nơi ở cũ. Điều này có thể lý giải là do điều kiện tự nhiên ở nơi ở mới giống với nơi ở cũ. Vì cùng thuộc khu vực tây bắc và 2 tình giáp ranh nhau. Ngoài ra con do tập quán canh tác của người dân đã quen với những loại cây trồng đó. Lúa vẫn là cây trồng phổ biến ở mỗi hộ gia đình bên cạnh đó có thêm một loại cây trồng khác đó là cây lấy bột (săn, giong giềng) được một số hộ gia đình tiến hành trồng và cũng đem lại hiệu quả.

4.2.1.2. Hoạt động chăn nuôi

Bên cạnh trồng trọt chăn nuôi cũng là một hoạt động chính trong việc phát triển kinh tế gia đình. Trong 60 hộ điều tra tất cả các hộ tham gia hoạt động SXNN đều có tham gia vào hoạt động chăn nuôi với số liệu như sau:

Bảng 4.7: Một số loại vật nuôi chính của ngƣời dân tái định cƣ

Nội dung Đơn vị Trâu Lợn Gia cầm

Nơi ở cũ Con 38 240 21 20 3820

Nơi ở mới Con 45 283 23 29 4625

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015)

Qua bảng số liệu ta thấy được các loại vật nuôi rất đa dạng gồm có: Trâu, lơn, bò, dê, gia cầm (vịt, gà, ngan, ngỗng). Chăn nuôi là một hoạt động SK đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Nó là một khoản tiết kiệm lâu dài để khi cần có thể dùng đến. Việc chăn nuôi trâu, bò, dê là lâu dài đó chính là nguồn tiết kiệm chính của gia đình khi bán đi sẽ mang đến một khoản tiền lớn giúp hộ gia đình thực hiện công việc mà gia đình cần. Bên canh đó việc lấy ngăn nuôi dài nuôi lợn và gia cầm để phục vụ nhu cầu hàng ngày và tạo ra nguồn thu trong thời gian ngăn. Giúp cho gia đình trang trải cuộc sống hàng ngày.

Việc di chuyển đến nơi ở mới gây nhiều khó khăn cho người dân và chính quyền địa phương nhưng với sự cố găng của hộ và sự giúp đỡ của Đảng và nhà nước người dân tái định cư thủy điện Sơn La đã ổn định và bắt đầu cuộc sống mới. Trong 60 hộ gia đình tái định cư được phỏng vẫn thì có 52 hộ gia đình là có chăn nuôi. Ở đây không phải họ thuần chăn nuôi mà có sự kết hợp giữa chăn nuôi và

trồng trọt, các sản phẩm từ trồng trọt họ tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi và ngược lại chất thải của vật nuôi chính là nguồn phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên họ chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ số lượng ít.

Qua bảng ta thấy hoạt động chăn nuôi của người dân vẫn nhộn nhịp với nhiều loài vật nuôi và giống như nơi ở cũ, số lượng vật nuôi cũng có sự thay đổi tăng lên so với nơi ở cũ. Điều này cho thấy điều kiện ở đây phù hợp cho người dân phát triển chăn nuôi.

4.2.1.3. Hoạt động thủy sản

Phần lớn người dân tái định cư ở nơi ở cũ đều sông ở ven sông nên có nhiều hộ gia đình tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản. Sau khi chuyển đến nơi ở mới người dân cũng được quy hoạch ở khu gần sông suối có diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản nên hoạt động nuôi trồng thủy sản rất phát triển.

Qua phỏng vấn thu được một số thông tin sau:

Bảng 4.8: Hoạt động nuôi trồng thủy sản của ngƣời dân tái định cƣ

Nội dung Nới ở cũ (hộ) CC (%) DT mặt nƣớc (m2) SL (tạ/m2) Nơi ở mơi (hộ) CC (%) DT mặt nƣớc (m2) SL (tạ/m2) Tham gia 24/60 40 7650 989 40/60 66,67 14068,7 2143 Không tham gia 36/60 60 - - 20/60 33,33 - -

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phỏng vấn thì có 24 hộ chiếm 40% trên tổng số 60 hộ tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nơi ở cũ. Nuôi trồng thủy sản cũng là một hoạt động SK đem đến nguồn thu lớn cho người dân và cung cấp thực phẩm tươi sống cho gia đình.

Xã Lay Nưa là một xã thuộc thị xã Mường Lay được bao bọc bởi núi người dân sống tập chung ở giữa khe núi nơi có hộ nước rộng chính vì thế mà ở đây hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển. Người dân tái định cư thủy điện Sơn La khi chuyển đến xã Lay Nưa đã được quy hoạch nơi ở ở gần nơi có nguồn nước chính vì thế mà có nhiều hộ gia đình đã tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản với 40 hộ

chiếm 66,67% tham gia còn lại 20 hộ không tham gia. Do có kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản ở nơi ở cũ nên nhiều hộ gia đình đã mạnh dạng nhận và nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân không chỉ đem lại thu nhập cho hộ gia đình nó còn mang lại nguồn thực phẩm tươi sống cho hộ.

4.2.1.4. Hoạt động lâm nghiệp

Tây bắc là khu vực chủ yếu là đồi núi. Người dân tái định cư tuy sống ở ven sông nhưng vẫn có một số hộ gia đình tham gia vào hoạt động lâm nghiệp sản xuất và bảo vệ rừng. Có 11 hộ chiếm 18,33% với tổng diện tích: 9.5ha. Lâm nghiệp chưa phải là một hoạt động SX mang đến nguồn thu lớn cho hộ gia đình. Khi chuyển đến nơi ở mới do mới chuyển đến người dân chưa được giao đất giao rừng để trồng và chăm sóc.

4.2.1.5. Hoạt động thương mại dich vụ

Có 3 hộ gia đình trên tổng số 60 hộ được phỏng vấn tham gia vào hoạt động thượng mại dịch vụ. Cuộc sống của người dân khu vực tây bắc còn khó khăn phần đa là tự túc tự cấp chỉ có một và gia đình mở các cửa hàng tạp hóa để cung cấp những mặt hàng cần thiết cho cuộc sống như muối, bột giặt…..các hoạt động thương mại dịch vụ chưa phát triển và chưa được nhiều hộ gia đình quan tâm.

4.2.1.6. Hoạt động khác

Trong 60 hộ điều tra có 19 hộ cho biết gia đình có những hoạt động khác để tạo thêm thu nhập cho gia đình.

Như: Phụ xây, bán củi, buôn bán. Những hoạt đông này cũng một phần đem lại nguồn thu nhập cho hộ gia đình.

4.3. Các hoạt động khuyến nông đƣợc triển khai thực hiện trên địa bàn xã Lay Nƣa có ngƣời dân tái định cƣ tham gia

Khuyến nông là người bạn đồng hành và cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Hàng năm xã đã được tổ chức khá nhiều hoạt động khuyến nông như: Tập huấn, xây dựng MHTD, hội thảo, chuyển giao TBKT....

Qua phỏng vấn người dân tái định cư thủy điện Sơn La tại xã Lay Nưa thu được một số thông tin sau:

Hình 4.1: Mức độ tham gia các hoạt động khuyến nông của người dân trước và sau khi chuyển đến nơi ở mới.

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015)

Qua biểu đồ ta có thể thấy sự thay đổi của người dân tham gia vào các hoạt động khuyến nông trước và sau khi đến nơi ở mới. Trước khi chuyển đến thì số hộ gia đình tham gia hoạt động KN cao hơn sau đến.

+ Trước chuyển đến: Có 44 hộ tham gia chiếm 73,33%, con lại 16 hộ không tham gia chiếm 26,67%.

+ Sau chuyển đến: Có 34 hộ tham gia chiếm 56,67%, còn lại 26 hộ không

tham gia chiếm 43,33%.

Qua phỏng vấn có những hộ gia đình trước khi chuyển đến thì có tham gia HĐKN nhưng sau khi chuyển đến thì lại không tham gia bên cạnh cũng có những hộ trước không tham gia nhưng sau khi chuyển đến lại tham gia. Sự chênh lệch này là do đâu? Trong hoạt động khuyến nông có nhiều hoạt động nhỏ đi tìm hiểu các hoạt động nhỏ sẽ tìm ra được nguyên nhân của sự chênh lệch trên.

Một vấn đề cần quan tâm nữa đó chính là thành phần giới tham gia vào các hoạt động khuyến nông.

Bảng 4.9: Thành phần giới tham gia vào các hoạt động khuyến nông Thành phần giới Nơi ở cũ (hộ) CC (%) Nơi ở mới (hộ) CC (%)

Đàn ông tham gia 29 65.91 16 47.06

Phụ nữ tham gia 5 11.36 5 14.71

Cả hai 10 22.73 13 38.24

Tổng 44 100 34 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015)

Qua bảng số liệu ta thấy sự tham gia vào hoạt động của hai giới vào các HĐKN là không đồng đều, tỷ lệ nam giới tham gia vẫn cao hơn nữ. Mà trong khi tìm hiểu cuộc sống và hoạt động sinh kế của người dân thì thấy phụ nữ là người tham gia chính trong các hoạt động sản xuất của hộ gia đình. Điều này là vấn đề đặt ra với khuyến nông là làm sao để kiến thức kỹ thuật mình phổ biến được đến đúng người thực hiện để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong 3 năm qua KN của xã đã hoạt động một cách tích cực và mang lai nhiều kết quả. Các hoạt đông chủ yếu của KN xã Lay Nưa gồm: Đào tạo tập huấn, xây dựng các mô hình trình diễn, các hoạt động thông tin tuyên truyền, hoạt động tư vấn dịch vụ. Thông qua phỏng vấn người dân đã cho biết nguồn kiến thức mà họ thích nhất khi tham gia HĐKN đó là tập huấn kỹ thuật và trình diễn, hội nghị- hộ thảo. Qua đó cho thấy KN đã làm tốt trong hai hoạt động trên và KN cần lưu ý phát triển nhưng hoạt động còn lại sao cho người dân nhận được thông tin kiến thức một cách đầy đủ và chính xác nhất.

4.3.1. Tập huấn kỹ thuật

Tập huấn kỹ thuật là một hoạt động chính của công tác khuyến nông. Hoạt động này không thể thiếu được khi thực hiện việc chuyển giao TBKT vào sản xuất. Xác định được điều đó, xã Lay Nưa đã mở được nhiều lớp tập huấn, thu hút được sự quan tâm đón nhận của đông đảo bà con nông dân. Đắc biệt quan tâm đến việc ổn định và phát triển kinh tế của người dân tái định cư thuỷ điện Sơn La xã đã tổ chức được các lớp tập huấn cho người dân tái định cư để giúp họ ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế hộ gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.10: Các lớp tập huấn kỹ thuật của xã Lay Nƣa giai đoạn (2012 - 2014)

Thời gian Tên lớp tập huấn

2012 Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi phòng trừ bệnh cho gia súc, gia cầm. Tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn

2013

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá hương lên cá giống trong ao Tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn

Tập huấn kỹ thuật sản xuất khoai tây 2014 Tập huấn kỹ thuật nuôi gà mía

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015)

Trong 3 năm qua xã Lay Nưa đã tổ chức được 6 lớp tập huấn có người dân tái định cư tham gia. Các lớp tập huấn chủ yếu để phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần ổn định cuộc sống của người dân tái định cư (Chi tiết các lớp tập huấn được trình bày ở phụ lục 1). Trên đây là các thông tin được UBND xã Lay Nưa cung cấp. Còn về phía người dân thông qua phỏng vấn 60 hộ dân tái định cư thu được một số thông tin sau:

Hình 4.2: Mức độ biết về việc triển khai các lớp đào tạo tập huấn của khuyến nông tại xã Lay Nưa

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015)

Biểu đồ trên đã thể hiện rõ được người dân có biết về việc triển khai các hoạt động đào tạo tập huấn của KN. Trong 60 hộ được phỏng vấn thì hầu như hộ gia đình nào cũng biết chỉ có 3 hộ (chiếm 5% trên tổng số) là không biết. Có thể thấy KN đã làm tốt vài trò truyền thông của mình đến người nông dân. Công tác truyền thông trong việc thực hiện các hoạt động KN là rất quan trọng nó quyết một phần

thành công của các hoạt động. Người dân có nhận được thông tin có hiểu biết thì mới có thể tham gia. Có một điều đáng quan tâm ở đây là người dân có biết là có tổ chức các lớp tập huấn nhưng người dân có tham gia hay không?

Qua phỏng vấn các hộ dân thu được thông tin sau về việc tham gia của người dân:

Bảng 4.11: Số hộ tham gia các lớp tập huấn

Nội dung Số hộ (hộ) CC (%)

Tham gia 17 28

Không tham gia 43 72

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015)

Từ hình 4.2 và bảng 4.14 ta thấy mặc dù tỷ lệ người dân biết về hoạt động tập huấn là rất cao nhưng tỷ lệ tham gia thì lại thấp hơn chỉ có 17 hộ (chiếm 28%) tham gia vào hoạt động tập huấn còn lại 78% hộ dân không tham gia. Có thấy sự chênh lệch ở đây, vấy lý do tại sao với việc phỏng vấn 60 hộ dân tái định cư đã đưa ra được bảng đánh giá sau:

Bảng 4.12: Đánh giá của ngƣời dân về hoạt động đào tạo tập huấn

STT Chỉ tiêu Ý kiến CC (%)

1 Lý do tham gia tập huấn

Nhận được sự hỗ trợ về kinh phí 9/33 27,27 Nâng cao sự hiểu biết về KHKT 8/33 21,21 Được tuyên truyền vận động 4/33 12,12 Nội dung phù hợp với nhu cầu 13/33 39,39

2

Lý do không tham gia tập huấn

Nội dung không phù hợp. 13/42 30,95

Học từ người người thân, hàng xóm 7/42 16,67 Không có thời gian tham gia. 18/42 42,86

Không được mời tham gia. 3/42 7,14

Ly do khác 1/42 2,83 3 Mức độ phù hợp của nội dung của các lớp tập huấn với nhu cầu của người dân Rất cần thiết 5/17 29,41 Cần thiết 11/17 64,71 Bình thường 1/17 5,88 Không cần thiết 0/17 0

4 Hiệu quả Đạt hiệu quả cao 8/17 47,06 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có hiệu quả 9/17 52,94

Không có hiệu quả 0/17 0

Trong 17 hộ tham gia thì thu được 33 ý kiến về lý do các hộ tham gia vào các lớp tập huấn. Lý do người dân tham gia hoạt động tập huấn nhiều nhất đó chính là nội dung phù hợp với nhu cầu của người dân 13/33 ý kiến chiếm 39,39% tiếp sau đó là các lý do khá: Nhân được hỗ trợ về kinh phí chiếm 27,27%, nâng cao sự hiểu biết về KHKT chiếm 21,21%, còn lại là được tuyên truyền vận động tham gia.

Ta đã tìm được lý do người dân tham gia.Vậy nguyên nhân tại sao người dân lại không tham gia các lớp tập huấn dấn đến sự chênh lệch ở phân trên? Qua phỏng vấn 43 hộ không tham gia thu được nhưng thông tin sau về việc nguyên nhân người dân không tham gia. 43 hộ cho 42 ý kiến về lý do hộ không tham gia có một hộ không cho ý kiến về việc gia đình mình không tham gia. Lý do mà người dân cho biết nhiều nhất đó là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò, tác động của khuyến nông đến sinh kế của người dân tái định cư thủy điện sơn la tại xã lay nưa thị xã mường lay tỉnh điện biên (Trang 39)