Do thực tế phát triển của nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi cần có thông tin trao đổi nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân nên việc thực hiện hoạt động thông tin tuyên truyền là không thể thiếu trong công tác khuyến nông. Nhưng đánh giá của người dân về hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông là khác nhau. Kết quả thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.16: Đánh giá của ngƣời dân về hoạt động thông tin truyền thông
STT Chi tiêu Số hộ (hộ) CC (%)
1
Thông tin về hoạt động thông tin tuyên truyền
Nhận được 54/60 90
Không nhận được 6/60 10
2
Nguồn thông tin Ý kiến CC (%)
Từ cán bộ khuyến nông 39/129 30,23 Từ phương tiện thông tin đại
chúng (ti vi, đài, sách báo)
49/129 37,98
Từ bạn bè, hàng xóm 41/129 31,78
3
Theo dõi thông tin KN của hộ
Số hộ (hộ) CC (%)
Thường xuyên 10/60 16,67
Không thường xuyên 26/60 43,33
Không theo dõi 24/60 40
4 Cán bộ KN Cung cấp thông tin
Thường xuyên 43/60 71,7
Không thường xuyên 17/60 28,3
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn năm 2015)
Qua bảng tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về hoạt động thông tin tuyên truyền cho thấy có tới 90% người dân nhân được các thông tin về nông nghiệp. Từ 60 hộ thu được 129 ý kiến về nguồn thông tin cung cấp cho người dân: Tiếp nhận nguồn thông tin từ CBKN chiếm 30,23% tổng số 129 ý kiến do 60 hộ dân đưa ra; có 31,78% trên 129 ý kiến tiếp nhận thông tin từ bạn bè, hàng xóm; 37,98% tiếp nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như: Ti vi, đài phát thanh của xóm, tài liệu phát tay, sách báo. Như vậy chủ yếu người dân tiếp nhận nguồn thông tin từ CBKN, khuyến nông là kênh thông tin chủ yếu và đáng tin cậy nhất với người nông dân và sau đó là hàng xóm, bạn bè của họ. Từ kết quả điều tra cho thấy có 10 hộ được hỏi thường xuyên theo dõi thông tin khuyến nông chiếm 16,67%, 26 hộ được hỏi không thường xuyên theo dõi thông tin chiếm 43,33% và có 24 hộ không theo dõi và tìm kiếm thông tin chiếm 40% vì họ cho rằng các thông tin khuyến nông không quan trọng, không cần thiết cho công việc của họ hoặc không có thời gian theo dõi.