PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG NHNN&TNT HUYỆN TRÀ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 44)

Phân tích các chỉ số để thấy được hiệu quả hoạt động cũng như các rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt:

31

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 6/2013 6/2014

1. Tổng tài sản Triệu đồng 335.593 363.461 487.681 456.036 488.539

2. Vốn huy động Triệu đồng 295.361 408.545 407.821 314.269 404.988

3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 522.331 745.454 819.993 386.316 427.609

4. Doanh số cho vay Triệu đồng 569.393 749.124 925.317 403.096 419.313

5. Tổng dƣ nợ Triệu đồng 301.056 304.726 410.050 309.727 320.467 6. Nợ xấu Triệu đồng 2.785 2.887 2.793 3.006 3.157 7. DPRRTD Triệu đồng 3.234 3.289 4.257 4.289 4.403 8. Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 290.326 324.161 347.867 336.014 365.259 9. Tổng dƣ nợ/Vốn huy động % 101,9 74,58 100,54 98,55 79,13 10. Tổng dƣ nợ/Tổng tài sản % 89,71 83,84 84,08 67,92 65,6 11. Nợ xấu/Tổng dƣ nợ % 0,92 0,94 0,68 0,97 0,98

32 12. Nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ % 1,31 1,66 1,1 1,2 1,36 13. Dƣ nợ ngắn hạn/Tổng dƣ nợ % 70,49 71,03 76 69,82 70,25 14. Dƣ nợ trung (dài) hạn/Tổng dƣ nợ % 29,51 28,97 24 30,17 29,74 15. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,80 2,30 2,36 1.15 1.17 16. Hệ số thu nợ % 91,73 99,51 88,62 95,83 101,98 17. Tỷ lệ dự phòng RRTD % 1,07 1,08 1,03 1.06 1.05 18. Hệ số khả năng bù đắp RRTD Lần 1,16 1,14 1,52 1.43 1.39

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT huyện Trà Cú) Đơn vị tính: Triệu đồng

33

Tổng dƣ nợ trên vốn huy động: : chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, vì chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít; ngược lại chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì Ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

Trong toàn hệ thống hoặc tại hội sở, chỉ số này không thể lớn hơn 1 vì tổng dư nợ luôn nhỏ hơn hoặc bằng nguồn vốn huy động; còn ở chi nhánh thì có thể vì ở chi nhánh nếu thiếu vốn cho vay thì chi nhánh có thể điều chuyển vốn đến để cho vay.

Dựa vào bảng trên ta thấy, chỉ tiêu này giảm từ năm 2011 đến năm 2012. Cụ thể, năm 2010 bình quân 1,02 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia. Đến năm 2011, bình quân 0,74 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn và sử dụng vốn huy động của ngân hàng chưa hiệu quả. Đến nữa đầu năm 2014, hệ số này giảm mạnh chì còn 0,79 thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái 0,99 ở tháng 6/2013.

Hình 4.5: Tổng dư nợ trên vốn huy động thời kỳ 2011 đến 6/2014

Lý giải cho tình trạng trên là do năm 2011 Ngân hàng cho vay nhiều hơn phần vốn huy động. Nhiều gia đình không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà họ mua, kinh doanh vàng nhằm kiếm lãi, vì năm đó giá vàng tăng đột ngột nên người dân hy vọng có thể kiếm lời từ vàng. Thay vào đó, số cho vay lại cao,

34

do đầu tư cho vay kinh doanh dịch vụ ở các hộ gia đình.Và 2012 ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thử thách như nợ xấu tăng cao do nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy hàng tồn kho và chi phí đầu vào tăng cao, các hộ khó khăn trong tiêu thụ các mặt hàng nông sản, Ngân hàng lại không giảm điều kiện cho vay vì như thế sẽ tiềm ẩn nợ xấu dẫn đến nhiều hộ không tiếp cận được nguồn vốn. Mặt khác, có sự xuất hiện của các NHTM khác nên dẫn đến số cho vay cũng giảm.

Đến năm 2013, con số này lại tăng lên ỏ ngưỡng 1,00. Một đồng dư nợ thì mới có một đồng vốn huy động tham gia. Điều này cho thấy công tác huy động và cho vay của Agribank tương đối đạt hiệu quả. Đây là con số mong muốn của nhiều ngân hàng trong hoàn cảnh 3 kinh tế khó khăn. Agribank Trà Cú đã nắm bắt kịp thời xu hướng của nền kinh tế thông qua việc cung cấp nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính Phủ.

Tổng dƣ nợ trên tổng tài sản: Chỉ số này tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản hay mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ số này càng lớn càng tốt vì nó chứng tỏ mức độ huy động vốn của ngân hàng cao. Tuy nhiên, chỉ số này càng lớn thì rủi ro tín dụng càng cao.

Ta thấymức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của Agribank giảm nhanh trong hai năm từ 2011 đến năm 2012 và tiếp tục giảm trong năm 2013. Đó là do tốc độ tăng của tổng dư nợ thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên đã làm cho hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản bị giảm xuống. Cụ thể, năm 2011 trong 100 đồng tài sản có 89,71 đồng tài sản được đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng. Đến năm 2012, trong 100 đồng tài sản là có 83,84 đồng tài sản được đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng. Tuy các chỉ số có giảm nhưng để đánh giá chính xác chúng ta phải đánh giá từng khoản mục mới có kết luận đúng đắn, ta thấy trong năm 2011 và năm 2012 chỉ số nàygiảm nhưng không đáng kể, tổng dư nợ tăng nhanh đồng thời tổng tài sản cũng tăng rất cao. Điều này có thể cho thấy từ năm 2010 các khoản mục có biến động nhất là tổng dư nợ nhưng tài sản cũng tăng lên, nó được giải thích là do ngân hàng đang tăng nguồn vốn hoạt động và phạm vi hoạt động cũng tăng lên. Đến năm 2013 thì mức độ đầu tư hơi giảm, đạt 84,08 đồng tài sản được đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng, đồng nghĩa với việc mức độ huy động vốn của ngân hàng đạt hiểu qua hơn nhưng

35

rủi ro tín dụng cũng cao hơn. Sở dĩ rủi ro tín dụng tăng cao hơn vì ngay từ đầu năm 2013 thực hiện chủ trương chia sẻ khó khăn cùng khách hàng, Agribank Trà Cú đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đồng thời đưa ra các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, nông hộ.

Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ: Chỉ tiêu này để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của Ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đối với các khoản cho vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng kém và ngược lại.

Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng khá thấp (<3%) và lại có xu hướng giảm. Năm 2011, mặc dù phải đối mặt với nhiều bất lợi như lạm phát tăng cao (18,13%), giá vàng tăng mạnh và cao hơn giá vàng thế giới, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do quá rộng là những bất ổn vĩ mô tác động mạnh đến đời sống người dân, doanh nghiệp; nhiều DN bị thua lỗ, giải thể, các dự án chăn nuôi, trồng trọt nông nghiệp đã không phát huy tác dụng do ảnh hưởng của giá cả đầu ra đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nghiệp vụ tín dụng của nhiều Ngân hàng nhưng trong năm tỷ lệ này là rất thấp: 0,92%. Có được điều này là do Agribank Trà Cú đặc biệt quan tâm tới công tác kiểm tra, kiểm soát và quản trị rủi ro. Từng bộ phận nghiệp vụ đã bước đầu xây dựng cơ chế kiểm soát nội bộ của mình để chủ động phát hiện các sai sót ngay khi phát sinh. Agribank Trà Cú đang dần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về khung quản trị rủi ro, quản lý rủi ro thị trường, tác nghiệp và phòng chống rửa tiền, đồng thời xây dựng hệ thống báo cáo quản lý rủi ro định kỳ để kịp thời đưa ra cảnh báo rủi ro cho hệ thống.

36

Hình 4.6: Nợ xấu trên tổng dư nợ thời kỳ 2011 đến 6/2014

Năm 2012 và 2013, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng lên rồi giảm xuống đáng kể lần lượt là 0,94% và 0,68%; đáng kể nhất là tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh ở năm 2012. Nhìn chung, có hai nguyên nhân khiến nợ xấu của Ngân hàng tăng: Thứ nhất, là tình hình kinh tế khó khăn chung: Sản xuất, tiêu thụ chậm, doanh nghiệp thu hẹp nhu cầu đầu tư, các công nợ phải thu thì chưa thu được bênh cạnh đó, ngân hàng huy động mà lại không cho vay được do nhiều hộ e ngại về khả năng trả nợ trong thời kì kinh tế khó khăn. Nguyên nhân thứ 2 là do Agribank áp dụng chuẩn đánh giá nợ xấu mới gần hơn với quốc tế bằng hai phương pháp định tính và định lượng cùng với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ rất chặt chẽ khiến cho tỷ lệ này sát thực hơn.

Năm 2013 mặc dù dù tỷ lệ nợ xấu toàn ngành tăng nhưng Agribank Trà Cú lại có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong 3 năm, Rõ ràng Agribank Trà Cú có một lượng khách hàng tốt, và đây là thế mạnh lớn nhất của ngân hàng từ trước đến nay. Tuy nhiên, bước sang nừa đầu năm 2014, tình hình nợ xấu lại diễn biến phức tạp hơn. Gia tăng đột ngột lên mức 0,98 trên tổng dư nợ. Nguyên nhân chính ở đây là do dư nợ tăng chậm, doanh số cho vay tương đối ít trong thời gian này. Cần có những biện pháp khắc phục nếu không sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng do nợ xấu ga tăng.

37

Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ: Chỉ số này ở ngân hàng phản ánh tương đối chính xác chất lượng các khoản vay. Nhìn chung chỉ số này khá nhỏ, năm 2011 là 1,31%, năm 2012 là 1,66% và năm 2013 là 1,1%. Đầu năm 2014, nợ quá hạn trên tồng dư nợ lại tăng cao lên 1.36. Các khoản vay quá hạn này nhỏ hơn rất nhiều so với tổng dư nợ, cho thấy ngân hàng đang thực hiện đúng như kế hoạch, giảm thiểu tối đa các khoản nợ quá hạn, thực hiện đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ thẩm định mặc dù thẩm định các dự án nông nghiệp là cực kỳ khó khăn đòi hỏi phải có kinh nghiệm.

Dự nợ ngắn hạn/Tổng dƣ nợ: Ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ dài hạn qua các năm. Cụ thể là 70,49% năm 2011, 71,03% ở năm 2012 và cao nhất 76% ở năm 2013 (trên 70% tổng dư nợ ). Rõ thấy đây là một chiến lược của Ngân hàng.

Điều này là do cho vay ngắn hạn có lợi hơn cho vay dài hạn vì khoảng chênh lệch giữa lãi suất cho vay các kỳ hạn khác nhau không đáng kể, lại vì cho vay nông nghiệp nên thu chu kì sản xuất kinh doanh trong vòng 1 năm nên hình thức cho vay ngắn hạn được ưu tiên. Mặc khác, hình thức cho vay dài hạn luôn tìm ẩn rủi ro, trong khi cho vay ngắn hạn quay vòng vốn nhanh hơn và cập nhật lãi suất nhanh hơn nếu có điều chỉnh. Bên cạnh đó, ngân hàng chỉ được phép dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, thay vì mức 40% như trước đây nên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn cao là điều dễ hiểu. Việc dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao làm giảm bớt gánh lo về RRTD cho Ngân hàng, tuy nhiên, vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh lưu động của DN còn vốn trung, dài hạn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế về lâu dài.

Đây là một chiến luợc tốt của ngân hàng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng và đem lại lợi nhuận hiệu quả.

Dƣ nợ dài hạn/Tổng dƣ nợ: Chỉ tiêu này qua 3 năm ngày một giảm nhưng lượng giảm không đáng kể, cụ thể: năm 2011 dư nợ dài hạn chiếm 29,51% trên tổng dư nợ, năm 2012 chỉ số này là 28,97% (giảm 0,54%) và đến năm 2013 là 24% tương đượng giảm 4,97% so với năm 2012. Điều này cho thấy Ngân hàng ngày càng chú ý đến các khoản vay ngắn hạn, chứ không phải các khoản vay trung và dài hạn. Dư nợ trung, dài hạn tăng cũng tiềm ẩn rủi ro bởi thời hạn cho vay dài, nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh vì vậy Ngân hàng cần tính toán để duy trì tỷ trọng cho vay dài hạn sao cho hợp lí. Thận

38

trọng với các khoản vay dài hạn đang là sự ưu tiên hàng đầu với các ngân hàng bởi tình hình kinh tế khó khăn nợ xấu gia tăng như hiện nay. Một lý do khác là Trà Cú là một huyện khá nhỏ, ít doanh nghiệp, công ty nên các khoản vay trung, dài hạn chiếm phần nhỏ trong tổng dư nợ.

Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này cho biết số tiền thu hồi được của Ngân hàng trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Nhìn chung, qua 3 năm Ngân hàng đã duy trì chỉ tiêu này khá cao: năm 2011 là 91,73%, năm 2012 tăng vượt trội đạt mốc 99,51% và giảm xuông nhanh vào năm 2013 là 88,62. Năm 2012 chỉ tiêu này đạt cao nhất trong 3 năm là 99,51%. Sang năm 2013, chỉ tiêu này giảm nhanh xuống còn 88,62% là do nông nghiệp gặp khó, nhiều người dân trắng tay trong sản xuất vì thất mùa, ép giá. Các DN nhỏ tại huyện gặp khó khăn trong vấn đề tồn kho, sức tiêu thụ chậm, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Qua phân tích trên cho thấy chỉ tiêu này của Ngân hàng có biến động nhưng không đáng kể chứng tỏ việc thu hồi nợ của Ngân hàng khá tốt.

Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn. Nhưng tỷ số này giảm xuống thì chưa hẳn là xấu bởi có thể Ngân hàng tăng cho vay trung và dài hạn.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng qua các năm: năm 2011 là 1,80 vòng, năm 2012 và 2013 lần lượt là 2,30 vòng và 2,36 vòng. Đây là dấu hiệu đáng mừng bởi vòng vây vốn tín dụng tăng cho thấy khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng đã được nâng cao. Để đạt được điều này Agribank Trà Cú đã tăng cường công tác quản lí chất lượng tín dụng của các khoản vay. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, trả nợ Ngân hàng theo cam kết.

Tỷ lệ DPRRTD: Tỷ lệ DPRRTD càng cao thì cho thấy các khoản tín dụng của Ngân hàng đang có chiều hướng không tốt và khả năng thu hồi nợ thấp. Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu này qua 3 năm của Ngân hàng có xu hướng tăng giảm không ổn định, cụ thể tăng từ năm 2011 là 1,07%, năm 2012 là 1,.08% và nhưng năm 2013 giảm xuống còn 1,03%. Tuy nhiên điều này chưa hẳn là tốt bởi mặc dù tỷ lệ dư phòng giảm nhưng tỷ lệ nợ xấu của Ngân

39

hàng vẫn không có xu hướng giảm rõ rệt. Trong năm 2011 tỷ lệ DPRRTD của Ngân hàng khá cao bởi từ giữa tháng 5/2010, với Thông tư 13 của NHNN được ban hành thì việc trích lập dự phòng của các Ngân hàng đượcNHNN kiểm soát chặt chẽ hơn trước thêm vào đó điều 20 của Quyết định 493 liệt kê rõ các hình thức xử lý nếu ngân hàng nào vi phạm, không trích lập đầy đủ dự phòng chung nên việc trích lập dự phòng của Ngân hàng cao là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, trong năm 2011 thị trường còn nhiều khó khăn nhất định khi mà tỷ giá và lãi suất tăng khiến chi phí của các doanh nghiệp tăng lên, sức cạnh tranh giảm, hàng tồn kho tăng đây là nguyên nhân khiến Ngân hàng lo ngại về

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 44)