- Nền kinh tế còn nhiều khó khăn, giá cả biến động khó lường, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thị trường tài chính - tiền tệ bất ổn.
- Nhiều thay đổi trong khung khổ pháp lý đối với hoạt động ngân hàng và tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục còn nhiều khó khăn
- Do Nhà nước chưa có quy định chặt chẽ về vấn đề kiểm toán các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.
- Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc NHNN tuy hoạt đ ộng đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng nhưng CIC chưa phải là cơ quan định mức tín dụng doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Thêm vào đó, vai trò nối kết các NHTM của CIC còn lỏng lẽo, chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn. Các thông tin do CIC cung cấp còn khá đơn điệu, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chất lượng thông tin chưa thực sự đáp ứng yêu cầu
5.2. MỘT SỐ GIẢI P HÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 5.2.1. Giải pháp về huy động vốn
Để đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu cho vay, đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn tài chính vững mạnh, nguồn vốn tự có của ngân hàng liệu có đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng? Nguồn vốn đi vay từ các tổ chức khác sẽ chịu mức lãi suất cao. Vì vậy chỉ có nguồn vốn huy động trong dân cư là nguồn vốn tốt nhất cho hoạt động cho vay của Ngân hàng.
44
Qua kết quả phân tích hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Agribank chi nhánh Trà Cú, ta thấy vốn huy động tăng lên qua các năm, tuy có giảm ở năm 2013 nhưng ờ mức rất thấp. Nguồn vốn này tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu vay vốn của khách hàng nên trong năm 2013, Ngân hàng vẫn phải sử dụng vốn điều chuyên của ngân hàng từ cấp trên xuống (79.860 triệu đồng). Thế nên việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là một phương án được chú trọng:
+ Trên địa bàn huyện Trà Cú, nhiều hộ tâm lý thay vì gửi tiết kiêm khi làm ăn có lãi, họ mua vàng. Điều quan trọng là họ chưa biết nhiều về lãi suất ngân hàng, nên việc quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng là hết sức quan trọng. Một điều nữa là các thủ tục rút tiền từ sổ tiết kiệm tốn nhiều thời gian hơn so với việc bán vàng, và nhiều khách hàng khó tính có vẻ không ưa thích. Vì vậy cần có sự nhanh chóng hơn trong các t hủ tục gừi tiền và rút tiền.
+ Đối với khách hàng truyền thống cần phải giữ mối quan hệ tốt và làm nă lâu dài, di sâu nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của khách hàng để ngày càng hoàn thiện, cải tiến các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu ngày cang cao của khách hàng.
+ Ngân hàng cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Bời khi kinh doanh có hiệu quả, nguồn tài chính được đảm bảo thì uy tín của ngân hàng được nâng lên, khách hàng sẽ yên tâm khi gửi tiền, tin tưởng về khả năng thanh khoản khi có nhu cầu rút vốn cấp bách.
+ Để thu hút được nhiều tiền gửi hơn, Ngân hàng cần có nhiều kì hạn huy động vốn khác nhau, thời gian gửi tiền dài hay ngắn tương ứng với các mức lãi suất cao hay thấp để đảm bảo lợi ích của người gửi tiền.
5.2.2 Giải pháp về sử dụng vốn
Bên cạnh việc huy động vốn ngân hàng ngày càng tăng với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì ngân hàng cũng phải nổ lực tìm những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền không bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng cần có những phương án phù hợp giữa việ huy động và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao như:
45
+ Huyện Trà Cú có thế mạnh về nông nghiệp. Qua kết quả phân tích trong năm qua tỷ lệ nợ xâu trong nông nghiệp luôn thấp mặc dù cho vay trong lĩnh vực này tăng. Vì vậy ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay trong ngành này với đặc trưng mang tính thời vụ, chu kỳ ngắn, xoay vòng vốn nhanh nên hạn chế được rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
+ Ngân hàng cần xem xét cẩn trọng hơn trong việc cho vay một số ngành khác trên địa bàn. Các khoản vay cần có tài sản đảm bảo và có ít nhất 50% vốn tự có tham gia cùng vốn vay nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nợ xấu cho ngân hàng.
5.2.3 Giải pháp hạn chế nợ xấu
Thu hồi nợ là vấn đề khó khăc cho ngân hàng bởi Ngân ahng2 cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản nhạy cảm với những biến động của môi trường. Vì vậy các khoản đầu tư cho vay phải thu hồi đầy đủ và đúng thời gian quy định. Nhưng trong quá trình cho vay, rủi ro là điều không thể tránh khỏi nên khi phát sinh nợ xấu thì cần có những giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu.
+ Khi bắt đầu một món vay, Ngân hàng cần thẩm định và xem xét thận trọng đối với mỗi khách hàng đặc biệt là những món vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Xem xét dự án của khách hàng có khả thi hay không? Khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không? Tài chính của khách hàng có minh bạch không? Tóm lại công tác thẩm định quan hệ trực tiếp đến tình hình nợ xấu của ngân hàng. Cần kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án, các tài sản bảo đảm…để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ r ủi ro. Đồng thời, hạn chế tâm lý dựa vào tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo chất lượng thẩm định tín dụng. Trường hợp độ tin cậy của khách hàng không cao, áp dụng biện pháp cho vay có bảo đảm bằng tài sản và chỉ nên nhận các tài sản có khả năng bán được dễ dàng, có giá trị mang tính ổn định hoặc có xu hướng gia tăng về giá trị làm đảm bảo tiền vay.
+ Khi đã phát sinh nợ xấu thì cần có hướng xử lý thích hợp. Trong trường hợp khách hàng có ý chí trả nợ nhưng không đủ tiền, có thể cho khách hàng thời gian ân hạn, hoặc gia hạn thời hạn trả nợ. Khuyến khích khách hàng
46
trả bẳng những tài sản khác. Tạo điều kiện để khách hàng có thể trả được nợ của mình. Trường hợp khách hàng không có ý trả nợ hoặc không có thái độ hợp tác trong việc trả nợ, Ngân hàng cần có thái độ kiên quyết, tiến hành phát mãi tài sản đảm bảo, phối hợp với các cơ quan pháp luật tại địa phương để có cách giải quyết tốt nhất.
+ Bên cạnh đó, Ngân hàng cần có nguồn trích lập dư phòng thích hợp để có thể bù đắp nợ xấu, trong những trường hợp cấp bách. Trích lập nhiều hay ít đều ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng.
Tóm lại xử kí nợ xấu không phải là công việc dễ dàng có thể làm được trong thời gian ngắn mà đòi hỏi phải có nhiều tâm huyết, công sức của cán bộ tín dụng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên lui tới nhắc nhở người dân hoàn trả nợ đúng hạn.
5.2.4 Thẩm định đánh giá khách hàng
Vệc xem xét tìm hiểu kĩ về khách hàng cũng là một công việc giúp hạn chế nợ xấu, cụ thể:
+ Thẩm định trước khi cho vay: cán bộ tín dụng nắm rõ thông tin về khách hàng của mình, xuống tận nhà để tìm hiể thong qua những người xung quanh và chính quyền địa phương để xác định uy tín khách hàng và cơ sở kinh doanh có đảm bảo hay không để cho vay. Bên cạnh đó, khách hàng cần phải có phương án kinh doanh cụ thể rõ ràng. Cán bộ tín dụng sau đó xem xét dư án cho vay có khả thi hay không, từ đó mới quyết định cho vay hay không.
+ Đánh giá tài chính, tài sản đảm bảo, lơi nhuận dư án mang lại và thu nhập của khách hàng để từ đó có mức cho vay phù hợp. Nhằm hạn chế rủi roc ho ngân hàng.
+ Kiểm tra hồ sơ cho vay và giấy tờ của tài sản đảm bảo để kịp thời phát hiện các tình trạng làm giả.
+ Kiểm tra sau khi cho vay: Sauk hi cấp tín dụng, Cán bộ nên thường xuyên lui tới kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? Xem dự án đã tiến hành đến đâu và kịp thời phát hiện những bất cập có thể rủi ro tới ngân hàng. Việc này đòi hỏi các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, bởi thẩm định các dự án nông nghiệp là công việc hết sứ khó khăn.
47
5.2.5 Giải pháp mở rộng tín dụng
Đơn giản các thủ tục vay vốn: thủ tục vay vốn đối với các nông hộ vẫn còn phức tạp vì còn nhiều người dân không biết chữ. Do vậy cần xem xét đơn giản các giấy tờ không cần thiết trong hồ sơ vay vốn nhưng vẫn đảm bảo tính hợp pháp, hợp lí nhằm tạo sư thỏa mãn cho người dân. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải hướng dẫn cho khách hàng ghi chép rõ ràng, tránh việc phải làm lại nhiều lần do ghi sai.
Bộ hồ sơ vay vốn đơn giản, dể hiểu, dễ thực hiện nhưng thủ tục đầy đủ yếu tố pháp lí làm giảm khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng, giảm bớt khó khăn cho người dân. Từ đó tạo điều kiện cho nông dân đế giao dịch với ngân hàng thuận lợi, nhanh chóng hơn, góp phần nâng cao hơn nữa việc tăng trưởng dư nợ tín dụng.
Áp dụng lãi suất mềm dẻo linh hoạt: lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào là hai yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau. Hiện nay, việc giải quyết lãi suất vẫn còn là vần đề nan giải trong hoạt động tín dụng. Do đó ngân hàng cần có chính sách xử lí lãi suất hợp lí căn cứ vào từng đối tượng, từng khu vực sao cho phù hợp với lãi suất thị trường.
Tiếp tục đáp ứng vôn nhanh cho các đối tượng truyền thống như: Trồng lúa, trồng mía, chăn nuôi thùy sản,…đồng thời tiếp tục mở rộng torng những lĩnh vực khác, cùng với việc mở rộng cho vay các mô hình kinh tế tổng hợp, phát triển các ngành nghề nông thôn…
Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng: Kết quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động, sáng tạo của cán bộ tín dụng vì vậy hằng năm ngân hàng cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ tín dụng với sự giảng dạy của các chuyên gia về lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Bên cạnh đó, để bổ sung nguồn nhân lực, ngân hàng nên tổ chức chương trình “thực tập sinh tiềm năng” dành cho những sinh viên năm cuối thuộc khối ngành kinh tế phù hợp với các vị trí tuyển dụng của ngân hàng. Trong chương trình này, sinh viên sẽ tham gia công việc tối thiểu 3 buổi/tuần tại Ngân hàng như các sinh viên thực tập bình thường khác, nhưng thực tập viên tiềm năng sẽ được giao những nhiệm vụ, công việc như một nhân viên đang học việc. Sẽ ký với những sinh viên được đánh giá đạt ngân hàng sẽ ký hợp đồng thử việc với sinh viên. Đây là cơ hội để ngân hàng kịp thời phát
48
hiện, bồi dưỡng những sinh viên có đầy đủ tố chất, tác phong phù hợp với văn hóa trở thành những nhân viên có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai.
49
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua kết quả hoạt động trong ba năm 2011 đến 2013 và nửa đầu năm 2014 nhìn chung Argibank Trà Cú không ngừng phát triển qua từng năm. Huy động vốn tăng năm 2013 đạt 407.821 triệu đồng và chỉ sáu tháng đầu năm 2014 đạt 404.998 triệu đồng. Doanh số cho vay tăng liên tục năm sau cao hơn năm trước đạt 925.317 triệu đồng và trong 6 tháng 2014 đạt 419.313 triệu đồng cao hơn 6 tháng năm 2013 là 314.269 triệu đồng. Về doanh số thu nợ đạt được nhiều khả quan, tình hình thu nợ của chi nhánh khá tốt benh cạnh việc doanh số cho vay tăng thì doanh số thu nợ cũng tăng lên đáng kể, cho thấy chi nhanh đang thực hiện tốt việc thu hồi nợ đến hạn. Doanh số thu nợ nửa đầu năm 2014 là 387.542 triệu đồng cao hơn so với nửa đầu năm trước 350.805 triệu đồng. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn tăng qua các năm, nửa đầu năm nay là 2.054 triệu đồng cao hơn so với nửa đầu năm trước 1.966 triệu đồng.
Do đó, thời gian tới chi nhánh cần đăc biệt chú ý đến việc theo dõi nợ, hạn chế nợ xấu và xử lí nhanh chóng khi đã phát sinh nợ xấu. Việc dư nợ của ngân hàng tăng lên qua mỗi năm đã góp phần quan trọng vào việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các tầng lớp dân cư đồng thời nhờ đó tiếp tục khai thác các thế mạnh tiềm năng kinh tế trên địa bàn huyện Trà Cú. Bên cạnh đó công tác thu hồi nợ cần được phát huy hơn nữa để góp phần tạo nhiều vóng quay vốn tín dụng mang về thêm nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Tóm lại, tuy còn tồn tại những khó khăn nhất định trong thời gian qua nhưng chi nhánh Agibank Trà Cú vẫn phát huy được những thành tích đạt được, ra sức khắc phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng có được sự phát triển bền vững, cạnh tranh tốt với các ngân hàng thương mại cùng địa bàn.Hơn nữa, thong qua hoạt động của mình ngân hàng đã kết hợp giữa lợi ích của ngân hàng với lợi ích của xã hội.
6.2. KIẾN NGHỊ
50
- Hổ trợ vốn kịp thời để cho ngân hàng cho vay đúng mùa vụ, cho phép chi nhánh Agribank Trà Cú vay với lãi suất thỏa thuận. Vì đây là địa bàn nhiều đồng bào Khmer.
- Ngân hàng cấp trên nên tăng cường các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của kinh doanh của ngân hàng nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót. Từ đó, đưa ra các giải pháp cho Ngân hàng sửa chửa kịp thời.
6.2.2. Đối với ngân hàng Agribank chi nhánh Trà Cú
- Tăng cường công tác quảng cáo để thu hút nhiều khách hàng, huy động tốt các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vừa tận dụng được các khoản kí thác này vừa có thể đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trong việc sử dụng các tiện ích mà ngân hàng mang lại nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăn thêm lợi nhuận giảm thiểu rủi roc ho ngân hàng.
Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng cán bô tín dụng. Có thể nói trong hoạt động ngân hàng, nhân lực là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất góp phần quyết định sự thành công của ngân hàng.
Kết hợp với các ngành chức năng mở những lớp huấn luyện nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hảng (nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp).
Việc cho vay của các chi nhánh phải tuân thủ theo các dự án đã được ngân hàng cấp trên phê duyệt và phù hợp với mục tiêu chương trình dự án phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Trà Cú.
6.2.3 Đối với chính quyền địa phƣơng
Các cơ quan cấp lãnh đạo huyện nên quan tâm cung cấp những thông tin về định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện nhằm giúp cho ngân hàng có những chiến lược phát triển đúng đắn. Việc làm này không những mang