TÌNH HÌNH DƢ NỢ CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 41)

Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và lên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Sau đây là bảng số liệu cho thấy rõ tình hình dư nợ của ngân hàng:

28

Bảng 4.3: Dư nợ theo kỳ hạn giai đoạn 2011-6/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT huyện Trà Cú)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6/2013 6/2014 2012/2011 2013/2012 6-2014/6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 212.205 216.465 311.618 216.281 225.136 4.260 2,01 95.153 43,96 8.850 4,09

Trung hạn 88.851 88.261 98.432 93.446 95.331 (509) 0,66 10.171 11,52 1.885 2,02

29

Có thể thấy, dư nợ của ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm. Nế dư nợ năm 2011 là 301.056 triệu đồng thì năm 2012 là 304.726 tăng trưởng 1,22% so với năm 2011, đến năm 2013 tăng trưởng nhanh đạt 410.050 triệu đồng tương ứng 34,56% so với năm 2012. Trong đó dư nợ ngắn hạn có giảm nhẹ từ năm 2011 tới năm 2012 nhưng không đáng kể, và lại tăng lên vượt bậc vào năm 2013 10.171 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ hằng năm. Điều đó cũng tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn trong 3 năm điều chiếm hơn 80% trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể:

Dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng liên tục đạt 212.205 triệu đồng năm 2011 chiếm 70,49% trong tổng dư nợ cả năm, năm 2012 là 216.465 triệu đồng chiếm 71% trong tổng dư nợ cả năm, đến năm 2013 dư nợ ngắn hạn là 311.618 triệu đồng chiếm tỷ trọng 76% trong tổng dư nợ.Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao là do ngân hàng đẩy mạnh cong tác cho vay ngắn hạn, người dân vay ngắn hạn mở rộng quy mô sản xuất t hủy sản và trồng lúa. Thêm vào đó là tình hình kinh tế ở huyện khó khăn trong những năm gần đây, nông sản ít đầu ra nên dễ bị ép giá. Khiến cho việc trả các khoản vay không đúng như kế hoạch gây khó khăn cho ngân hàng.

30

Dư nợ nửa đầu năm 2014 cao hơn dư nợ nửa đầu năm 2013, cụ thể là 320.467 triệu đồng vào 6/2014 và 309.727 triệu đồng vào 6/2013, trong đó dư nợ ngắn hạn vào tháng 6/2014 cao hơn dư nợ ngắn hạn tháng 2/2013. Dư nợ trung hạn thì ngược lại, nửa đầu năm 2014 lại thấp hơn 2013. Rõ ràng Ngân hàng đang hướng tới dư nợ chú trọng vào ngắn hạn, giảm trung hạn. Đây là một chiến lược tương đối hợp lí khi mà tình trạng nợ xấu đang diễn ra phức tạp, có thể giảm được những rủi ro vì khi các khoản dư nợ ngắn hạn thì thời gian thu hồi vốn gốc nhanh hơn.

Nếu như dư nợ ngắn hạn tăng qua 3 năm, thì dư nợ trung hạn cũng có xu hương tương tự. Cụ thể là năm 2011 dư nợ trung hạn là 88.851 triệu đồng, năm 2012 là 88.261 giảm nhưng không đáng kể 0,6%, đế năm 2013 tăng lên 98.432 triệu đồng tương đương 11,52%. Con số này phản anh đúng thực trạng của huyện Trà Cú, dân cư chuyển dịch nhiều từ trồng lúa, mía sang nuôi cá, tôm. Những dự án này đòi hỏi vốn khá lớn, vì phải chi phí cho đào ao, vét sông và thức ăn cho thủy sản nên phần lớn các hộ vay trung hạn, thường là 36 tháng với lãi suất 11%/năm. Ngân hàng cũng nắm bắt được những điểm khả quan từ sự chuyển dịch này nên tăng vốn trong việc cho vay trung hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)