Chẩn đoán nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ brain natriuretic peptid (BNP) huyết thanh ở bệnh nhân phù phổi cấp do tim được điều trị thở máy áp lực dương không xâm lấn (Trang 101)

Trong nghiên cứu chúng tôi, bệnh nhân phù phổi cấp nhập viện có bệnh tăng huyết áp (huyết áp tâm thu > 150mmHg) chiếm tỷ lệ hàng đầu 71,4% (n = 50 bn), thứ nhì là bệnh cơ tim thiếu máu: 61,47% (n = 43 bn), kế đến là

91 bệnh van tim 34,3% (n = 24 bn). Theo tác giả Nesbitt [80], 90% bệnh nhân suy tim có nguyên nhân từ tăng huyết áp và chính tăng huyết áp làm tăng nguy cơ suy tim 2-3 lần. Cơ chế gây ra phù phổi cấp do tăng huyết áp là do rối loạn chức năng tâm trương. Nét đặc biệt ở bệnh nhân này là chức năng tâm thu thất trái có thể bình thường nhưng giảm sự thư giản tâm thất và thường hay xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp lâu năm. Sự giảm thư giản của các buồng tâm thất sẽ làm giới hạn sự đổ đầy tâm thất, gây ứ dịch hệ thống và tĩnh mạch hệ quả là bệnh nhân sung huyết và phù phổi [100]. Một điều đáng chú ý trên những bệnh nhân phù phổi cấp này thường kết hợp nhiều bệnh lý và nhiều tổn thương trên cùng một bệnh nhân. Thực tế có những bệnh nhân suy tim do bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ kết hợp với đái tháo đường có tăng huyết áp lâu năm, khi chúng tôi làm siêu âm tim kiểm tra thì phát hiện bệnh nhân bị hở van tim nặng do thoái hoá van ở người lớn tuổi. Trong số những bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp có bệnh cơ tim thiếu máu chiếm tỷ lệ 37% (26 bn); tăng huyết áp kết hợp với bệnh van tim 20% (14 bn). Bên cạnh đó, trong số 61,47% bệnh nhân bị bệnh cơ tim thiếu máu, tỷ lệ bệnh nhân có bệnh van tim đi kèm là 10% (7 bn). Do đó, để xác định nguyên nhân chính gây suy tim thường rất khó khăn. Thật vậy, ngay cả ở Anh Quốc, theo báo cáo tổng kết về nguyên nhân suy tim năm 2011, tỷ lệ bệnh nhân suy tim do bệnh mạch vành kết hơp với tăng huyết áp chiếm 26%, trong số này có 34% bệnh nhân suy tim do bệnh mạch vành có nhồi máu trước đó mà bác sỹ chưa phát hiện [36].

Mặt khác theo nghiên cứu về nồng độ NT-ProBNP ở 106 bệnh nhân suy tim, tác giả Tạ Mạnh Cường [3] cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ NT-ProBNP ở bệnh nhân suy tim có nguyên nhân khác nhau (suy tim do tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ vv...). Như vậy, cho dù bất kỳ nguyên nhân nào gây ra suy tim, nồng độ BNP trong huyết thanh cũng phản ánh mức độ suy tim hơn là nguyên nhân gây ra

92 suy tim.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ brain natriuretic peptid (BNP) huyết thanh ở bệnh nhân phù phổi cấp do tim được điều trị thở máy áp lực dương không xâm lấn (Trang 101)