Các yếu tố làm thay đổi nồng độ BNP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ brain natriuretic peptid (BNP) huyết thanh ở bệnh nhân phù phổi cấp do tim được điều trị thở máy áp lực dương không xâm lấn (Trang 28)

1.2.2.1. Các bnh lý làm tăng BNP

- Bệnh phổi: bệnh phổi dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi và quá tải thể tích hoặc áp lực thất phải có thể gây ra mức BNP cao (thường trong khoảng 100–500pg/ml). Angurana và cộng sự [14] đã minh chứng bằng xét nghiệm nhanh BNP có thể phân biệt khó thở do phổi hoặc do tim. Vài loại bệnh phổi có thể tạo ra sự gia tăng áp lực đáng kể lên thành tim phải, như bệnh tâm phế, ung thư phổi, và thuyên tắc phổi, liên quan đến nâng cao mức BNP. Tuy nhiên, mức BNP tăng cao ít hơn những bệnh nhân khó thở do suy

tim gây ra [29].

- Suy giảm chức năng thận: BNP tăng ở những bệnh nhân có chức năng thận giảm, độ lọc cầu thận < 60ml/phút. Tuy nhiên, BNP vẫn có ích cho chẩn đoán suy tim bằng cách sử dụng một điểm cắt cao hơn, đặc biệt khi biết rõ mức nền BNP. Nghiên cứu đa quốc gia Breathing Not Properly [61].và nghiên cứu của Maisel [63], khảo sát nồng độ BNP và chức năng thận trong chẩn đoán suy tim đã thiết lập mối tương quan giữa BNP và hệ số lọc cầu thận (GFR) ở những bệnh nhân có và không có suy tim, đồng thời cho thấy ảnh hưởng của bệnh thận mạn lên điểm cắt lý tưởng của BNP khi chẩn đoán suy tim cấp ở các trường hợp khó thở. Nhìn chung, trong giai đoạn bệnh thận mạn tiến triển, cần phải có một điểm cắt BNP cao hơn để duy trì độ đặc hiệu. Các cơ chế về tình trạng nồng độ BNP cao hơn ở những bệnh nhân có bệnh thận mạn là sự giảm dòng máu qua thận trong suy tim cấp có thể dẫn đến sự tăng creatinin huyết thanh và vì thế có một sự giảm thấp giả tạo của độ lọc

18 cầu thận (GFR). Thêm vào đó, sự quá tải thể tích mạn tính vốn là hậu quả của bệnh thận mạn, với có hoặc không có suy tim, có thể làm tăng phì đại thất trái và sức căng thành, do đó kích thích sự tiết xuất BNP. Tóm lại, ở những bệnh nhân suy thận chức năng hay thực thể khi sử dụng nồng độ BNP để góp phần vào chẩn đoán khó thở do suy tim thì nên sử dụng điểm cắt cao hơn hoặc sử dụng giá trị chẩn đoán âm tính để loại trừ bệnh nhân không bị suy tim [61].

- Bệnh đái tháo đường: đái tháo đường làm tăng nồng độ BNP trong huyết thanh, bởi lẽ ở những bệnh nhân đái tháo đường đã được chứng minh có mối liên quan mật thiết với bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành vv…Nguyên nhân được lý giải là do rối loạn chuyển hóa và cấu trúc cơ tim, làm tăng sự xơ hóa và khối lượng cơ thất, cùng với sự xơ vữa động mạch. Chính vì vậy, lợi ích của đo nồng độ BNP ở bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ tim mạch lại càng có ý nghĩa hơn [64].

1.2.2.2. Các bnh lý làm gim BNP

- Béo phì: béo phì là một yếu tố nguy cơ mạnh trong việc phát triển suy tim [57], béo phì còn có thể gây trở ngại cho việc tiếp cận chẩn đoán thông thường, bao gồm thăm khám thực thể, x-quang ngực, và siêu âm tim. Do đó, BNP đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán suy tim ở những đối tượng khó khăn này. Mehra [72] là nhóm đầu tiên chứng minh rằng có mối quan hệ nghịch đảo (inverse relationship) đáng kể giữa BMI và nồng độ BNP trong huyết tương.

1.2.2.3 Các gii hn và đim ct chn đoán suy tim

Tăng BNP đã được xác định là >100pg/ml, khi nồng độ BNP trong khoảng từ 100–500pg/ml gọi là vùng nghi ngờ (vùng xám) không thể loại trừ được bệnh nhân không có suy tim, cũng như không thể khẳng định chắc chắn bệnh nhân đang bị suy tim. Nếu BNP > 500pg/ml chẩn đoán xác định suy tim, giá trị càng cao thì suy tim càng nặng. Nồng độ BNP trong máu dường như

19 không thay đổi trong vòng 24 giờ [26],[65]. Có thể tóm tắt các bệnh lý làm thay đổi BNP trong bảng sau (bảng 1.4).

Bảng 1.4: Các bệnh lý làm thay đổi nồng độ BNP trong huyết thanh[26]

Các bnh lý Nng độ BNP Bnh lý tim mch Suy tim ↑↑↑ Hội chứng mạch vành cấp ↑↑ THA với phì đại thất trái ↑ Nhịp nhanh trên thất ↑↑ Bnh lý hô hp Khó thở cấp tính Bt ± ↑ Thuyên tắc phổi ↑↑ Bệnh phổi mạn Bt ± ↑ Tăng áp ĐMP nguyên phát ↑↑ Bnh lý chuyn hóa - ni tiết

Đái tháo đường týp 2 Bt ± ↑

Hội chứng Cushing ↑↑ Cường giáp ↑ Bnh thn Suy thận cấp hoặc mạn ↑↑ Bnh gan Xơ gan kèm báng bụng ↑↑ Cơđịa Tuổi tác ± ↑ Béo phì ↓

Ngun: Aldo Clerico, (2006), “Natriuretic Peptides the Hormones of the Heart, in Clinical Considerations and Applications in Cardiac Diseases”, Aldo Clerico & Claudio Passino, Editors. Springer: Verlag Italia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ brain natriuretic peptid (BNP) huyết thanh ở bệnh nhân phù phổi cấp do tim được điều trị thở máy áp lực dương không xâm lấn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)