1.4.2.1. Oxy hỗ trợ
Thở oxy ẩm qua ống thông mũi hoặc qua mặt nạ không thở lại khi độ bão hòa oxy máu mao mạch SpO2 < 90%, hoặc sau khi đã làm khí máu có PaO2 < 60 mHg và áp lực riêng phần khí carbonic (PaCO2) < 45mmHg.
Liều lượng oxy 5–10 lít/phút.
1.4.2.2. Thở máy không xâm lấn
Trước đây, đối với bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ hoặc qua thông mũi miệng không đáp ứng, độ bảo hòa oxy máu mao mạch (SpO2) không cải thiện hoặc có hiện tượng tăng CO2 máu (PaCO2 > 45mmHg) thì cần phải đặt nội khí quản thở máy xâm lấn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ở bệnh nhân phù phổi cấp phải thở máy xâm lấn qua nội khí quản có tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện tăng, thời gian nằm điều trị kéo dài, chi phí điều trị tốn kém và tỷ lệ tử vong cao [39], [53], [68]. Do đó, các bác sĩ lâm sàng rất thận trọng khi quyết định đặt nội khí quản ở bệnh nhân phù phổi cấp do tim. Vì vậy, phương thức thở áp lực dương không xâm lấn (CPAP hay BiPAP) là một giải pháp ưu tiên trước khi quyết định đặt nội khí quản thở máy xâm lấn và cả hai phương thức thở CPAP và BiPAP đều có hiệu quả như nhau [18]. Trong một nghiên cứu
32 tiền cứu có kiểm soát trên 1069 bệnh nhân, so sánh giữa thở oxy qua mặt nạ và thở không xâm lấn ở bệnh nhân phù phổi cấp do tim, Alasdair Gray và cộng sự cho thấy rằng, thở không xâm lấn cải thiện nhanh triệu chứng khó thở, rối loạn kiềm toan và làm giảm tỷ lệ tử vong so với thở oxy kinh điển. Kết quả nghiên cứu của Plainsance và cộng sự cho thấy bênh phù phổi cấp do tim nên được thở CPAP sớm trong 15 phút đầu từ khi khởi bệnh sẽ làm giảm tỷ lệ đặt nội khí quản [68].
Theo hướng dẫn thực hành lâm sàng của Hội Y Khoa Canada [52] về sử dụng thở máy áp lực dương không xâm lấn (NPPV) và thở máy áp lực dương liên tục (CPAP) trong chăm sóc khẩn cấp. Đối với bệnh nhân phù phổi cấp do tim, NPPV hoặc CPAP nên là chọn lựa đầu tiên cho bệnh nhân (Class IA) [20].
1.4.2.3. Thở máy xâm lấn qua nội khí quản:
Khi bệnh nhân không đáp ứng với thở máy áp lực dương không xâm nhâp hoặc tình trạng phù phổi cấp có suy hô hấp nặng.
+ Chỉđinh đặt nội khí quản:[20]
- Bênh nhân rối loạn tri giác: lơ mơ, hôn mê. - Bệnh nhân không hợp tác.
- Huyết áp tụt.
- Suy hô hấp không cải thiện. - Rối loạn nhịp phức tạp.