1.3.4.1. BiPAP cải thiện dấu hiệu sinh tồn
Việc sử dụng BiPAP trong điều trị phù phổi cấp đã làm cải thiện tốt dấu hiệu sinh tồn. Trong nhiều nghiên cứu so sánh thở máy áp lực dương với thở ôxy kinh điển, các tác giả nhận thấy bệnh nhân sau khi thở máy có cải thiện hô hấp rất rõ, tần số hô hấp giảm 25%, 8 nhịp/phút so với nhóm thở ôxy kinh điển; nhịp tim cũng cải thiện (8-19%), 9-22 lần/phút và HATT giảm 21mmHg, 15% có ý nghĩa thông kê.
1.3.4.2. BiPAP mở các phế nang bị xẹp
Đối với những trường hợp phù phổi cấp có suy hô hấp nặng, bệnh nhân cần được thở máy hỗ trợ nhằm mang ôxy đến phế nang để trao đổi không khí. Chính vì vậy, vai trò của thở máy hỗ trợ phải đảm bảo không để các tiểu phế quản hay phế nang bị xẹp, giúp mở lại (reopen) các phế nang bị xẹp, giảm công thở cho bệnh nhân, tạo điều kiện cho các cơ hô hấp nghỉ ngơi [43]. Do đó, cần phải có kiểu thở máy hỗ trợ thỏa mãn các nhu cầu trên, và người ta đã phát triển ra phương thức thở BiPAP và CPAP áp dụng cho bệnh nhân phù phổi cấp có suy hô hấp.
1.3.4.3. BiPAP cải thiện chức năng thất trái
Trong nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của thở máy áp lực dương trên bệnh nhân suy tim đã cho thấy rằng nó cải thiện huyết động và phân suất tống máu. Trên những bệnh nhân suy tim sung huyết khi bị suy chức năng thất trái nặng, thở máy áp lực dương làm cải thiện chức năng tâm thu thất trái (EF) tăng lên 8-10%, làm giảm mức độ hở van hai lá, tần số tim và hậu tải [76].
27
1.3.4.4. BiPAP cải thiện khí máu động mạch
Việc sử dụng BiPAP trong điều trị phù phổi cấp đã làm cải thiện khí máu động mạch. Đối với những trường hợp phù phổi cấp nặng, có tăng CO2, thở máy áp lực dương thể hiện một vai trò nổi trội so với thở ôxy kinh điển. Theo sinh lý bệnh của bệnh cảnh phù phổi cấp, trong giai đoạn sớm có hiện tượng tăng áp lực thủy tĩnh mao mạch phổi dẫn tới tăng tính thấm qua màng phế nang mao mạch, huyết tương thoát vào lòng phế nang gây hậu quả giảm độ khuyết tán ôxy qua màng phế nang mao mạch đưa đến giảm ôxy máu. Tại thời điểm này, vai trò của điều trị ôxy kinh điển với nồng độ cao còn có tác dụng, nhưng diễn tiến bệnh sang giai đoạn nặng hơn, có hiện tượng giảm ôxy máu đi kèm với tăng ứ đọng CO2 thì thở ôxy không còn tác dụng. Thở máy áp lực dương không chỉ cung cấp ôxy mà còn đóng vai trò làm tăng thông khí để thải khí CO2. Trong một nghiên cứu ở bệnh nhân phù phổi cấp có hiện tượng tăng CO2 trong máu [102], thở BiPAP cải thiện có ý nghĩa PaCO2, giảm 21%, áp lực khí CO2 riêng phần giảm 12mmHg, đồng thời cải thiện sự toan máu, pH máu tăng từ 7,18 lên 7,28, và nồng độ ôxy riêng phần cũng tăng 30%, lên 17mmHg. Bên cạnh đó theo một nghiên cứu đa trung tâm (5 trung tâm) thực hiện trên 83 bn bị suy hô hấp do phù phổi cấp, BiPAP giúp cải thiện nhanh chóng khí máu động mạch trong vòng 3 giờ đầu. Ngoài ra, còn giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng lâm sàng như nhịp tim, nhịp thở, PaCO2, PaO2 và pH máu nhanh hơn so với thở ôxy kinh điển.
1.3.4.5. BiPAP làm trì hoãn và hạn chếđặt nội khí quản [52],[85]
Phù phổi cấp nặng là nguyên nhân thường dẫn đến suy hô hấp, mà trước đây cần phải đặt nội khí quản và thở máy. Nhưng trong hơn một thập niên qua, người ta đã chú ý nhiều đến các phương thức thở máy không xâm lấn như đã giới thiệu ở trên và CPAP, BiPAP để điều trị những trường hợp suy hô hấp chưa cần thiết phải đặt nội khí quản hoặc là một bước trước khi quyết định hô hấp qua nội khí quản. Thực tế, nhiều bệnh nhân có chỉđịnh đặt
28 nội khí quản để thở máy xâm lấn nhưng lại có thể cho hiệu quả tốt với thử điều trị này [85]. Bởi lẽ, việc nhận định ban đầu cho việc đặt nội khí quản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thành phần chủ quan trong bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân và thầy thuốc. Vì vậy, việc điều trị trước khi quyết định đặt nội khí quản cho bệnh nhân cần đánh giá kỹ và toàn diện và đúng chỉ định để quyết định chọn lựa phương thức này. Nếu nhận thấy bệnh nhân suy hô hấp mức độ quá nặng, không cải thiện thì xem xét đặt nội khí quản và không nên kéo dài thời gian [94].
1.3.4.6. BiPAP làm giảm các biến chứng liên quan
Qua tổng kết của các nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng thở máy áp lực dương tại các phòng cấp cứu đã làm giảm đi nhu cầu đặt nội khí quản ở bệnh nhân suy hô hấp [43]. Thực vậy, những năm gần đây việc ứng dụng thở máy áp lực dương tại phòng cấp cứu là một trong những tiến bộ có ý nghĩa nhất trong việc điều trị bệnh nhân suy hô hấp do suy tim trái. Nên cũng cần biết rằng, việc đặt nội khí quản có liên quan đến những nguy cơ thực sự. Những nguy cơ này bao gồm nguy cơ của việc dùng thuốc an thần, thuốc giãn cơ, nguy cơ chấn thương đường hô hấp trên, nguy cơ tụt huyết áp và ngừng tim. Thở máy kéo dài sẽ gây chấn thương áp lực, nhiễm trùng bệnh viện, viêm xoang, viêm tai, nhiễm trùng máu, hẹp khí quản, tốn kém chi phí điều trị. Vì vậy, đặt nội khí quản được hoãn càng lâu càng tốt, với hi vọng bệnh nhân sẽ cải thiện tốt hơn. Một lợi điểm khác sử dụng hỗ trợ thở máy không xâm lấn là dễ dàng sử dụng, di chuyển [39].
1.3.4.7. BiPAP làm giảm tỷ lệ tử vong
Áp lực đường thở dương liên tục tạo một áp lực dương hằng định liên tục giúp cho áp lực đường thở không bị sụt giảm. Về mặt lý thuyết, nó cải thiện ôxy máu bằng cách gia tăng dung tích cặn chức năng và sức đàn hồi của phổi, đồng thời cung cấp một áp lực làm giãn nở phổi, cần thiết cho quá trình hít vào. Về mặt huyết động, áp lực đường thở dương liên tục làm giảm tiền tải
29 và hậu tải là do giảm sự trở về máu tĩnh mạch và sức cản tâm thu của thành thất trái, cùng với giảm nhẹ huyết áp tâm thu và cung lượng tim ở bệnh nhân có chức năng tim bình thường. Đối với bệnh nhân suy tim có áp lực mao mạch phổi tăng và quá tải dịch nó có thể làm tăng cung lượng tim.