Dựa trên cơ sở sinh lý và sinh lý bệnh hô hấp, người ta đã phát triển nhiều phương thức thở khác nhau: thở máy hỗ trợ thể tích, thở máy hỗ trợ áp lực, thở máy áp lực đường thở dương hai mức (BiPAP), thở máy áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) với các máy thở có cài thông khí không
25 xâm lấn (NIV). Trong đó có 2 kiểu thở thường áp dụng trên bệnh nhân phù phổi cấp do tim:
- Áp lực đường thở dương liện tục (CPAP): máy sẽ tạo ra một áp lực dương liên tục trên đường thở, kể cả thời gian hít vào và thở ra.
- Áp lực đường thở dương hai mức (BiPAP): ở phương thức này máy sẽ phân phối các áp lực khác nhau tùy thuộc vào thì hít vào hay thở ra (biểu đồ 1.2).
Biểu đồ 1.2: Minh hoạ các dạng thông khí cơ học
áp lực hai mức (BiPAP) và áp lực đường thở dương liên tục (PEEP) [17].
Mỗi phương thức thở đều có tính ưu việt của nó. Ưu điểm của thở máy không xâm lấn được thể hiện rõ là giảm công hô hấp. Nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát đa trung tâm [92], so sánh sự cải thiện về lâm sàng cũng như khí máu động mạch của hai phương thức thở này trong điều trị phù phổi cấp. Với thông số cài đặt BiPAP (12/5cmH2O) và CPAP (8cmH2O), cả hai nhóm có hiệu quả ngang nhau, làm giảm khó thở, giảm tần số thở, cải thiện khí máu động mạch và giảm tần suất đặt nội khí quản. Như vậy việc chọn lựa phương thức nào trên bệnh nhân tùy thuộc vào khả năng, thói quen và kinh nghiệm của mỗi thầy thuốc. Điều quan trọng là việc cài đặt và theo dõi sát bệnh nhân để kịp thời điều chỉnh sao cho áp lực hay thể tích phù hợp với từng giai đoạn
26 diễn tiến bệnh. Sự điều chỉnh các thông số máy thở càng thấp gần với hằng số sinh lý của bệnh nhân càng tốt, sao cho bệnh nhân dễ chịu mà vẫn đảm bảo được lượng ôxy đầy đủ [92].