Giải pháp đối với từng nhóm hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã động đạt huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 73)

* Nhóm hộ thiếu hụt về điều kiện sống.

Đối với nhóm hộ thiếu hụt các chỉ số về mức sống bao gồm các chiều thiếu hụt là: Nhà vệ sinh, nhà ở, nước sạch không đảm bảo, chưa đạt tiêu chuẩn, gia đình không sở hữu : Ti vi, điện thoại. Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, để cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, nước sạch.

* Nhóm hộ thiếu hụt về tiếp cận thông tin

Mở các lớp tâ ̣p huấn kỹ thuâ ̣t cho người dân, để họ học tập trong sản xuất, áp dụng KHKT.

Tạo lập mạng lưới để người dân học hỏi, trao đổi lẫn nhau.

Thường xuyên mở đài phát thanh cho người dân nghe , để khi họ đi làm cũng có thể nắm bắt được thông tin.

66

* Nhóm hộ thiếu hụt về y tế.

Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo

Xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, người già, trẻ em suy dinh dưỡng. Giảm tối đa tỷ lệ tử vong ở trẻ em.

* Nhóm hộ thiếu hụt về nhà ở

Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, để cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, nước sạch, cấp, hỗ trợ thêm tài sản tiêu dùng và tài sản sản xuất cho hộ nghèo

* Nhóm hộ thiếu hụt về giáo dục

Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo.

+ Vì đây là nhóm hộ có mức thu nhập dưới mức tối thiểu nên sẽ thực hiện những chính sách giúp tăng thu nhập cho hộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn với lãi xuất ưu đãi thấp, để hỗ trợ sản xuất. Đồng thời gắn với việc dạy nghề, tạo việc làm, giới thiệu việc làm, nâng cao tay nghề hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao KH- KT vào sản xuất, thực hiện có hiệu quả nguồn vốn giúp tăng thu nhập.

Ngoài ra, thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo. Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.

67

Bên ca ̣nh đó , cần thực hiện một số chính sách giúp địa phương giảm nghèo như sau:

- Cần phải thực hiện các chính sách tuyên truyền cho người dân, hộ nghèo có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Thực tế, có rất nhiều hộ có tâm lý không muốn thoát nghèo vì hộ nghèo được nhận rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước. Hỗ trợ người nghèo cần phải có tính ràng buộc, để người nghèo tự có ý thức vươn lên thoát nghèo.

- Hỗ trợ đúng mức cho con em hộ nghèo sau khi có công việc ổn định. - Có chính sách hỗ trợ những hộ có người ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo nguồn vốn trong gia đình.

- Cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào NN ở địa phương như các cơ sở chế biến thực phẩm. Thu mua sản phẩm cho người nghèo. Liên kết giữa 4 nhà: Nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà nông chặt chẽ hơn.

- Đầu tư vào Y tế, trang thiết bị phải đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Y tế, tăng chỉ tiêu đào tạo bác sĩ và đào tạo bác sĩ giỏi. Miễn tri trả 100% viện phí cho người nghèo.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, thủy lợi, chợ, trạm y tế xã… ngày càng hoàn thiện hơn.

- Chính sách vay vốn ưu đãi hơn, quan tâm tới những người mới thoát nghèo.

- Tạo các chính sách nghề nghiệp mới giúp cho người dân ít phụ thuộc vào nông nghiệp.

* Đối với người dân

- Cần chủ động tìm tòi, học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng và chất

lượng tay nghề. Không ngừng học hỏi tìm ra các giải pháp giảm nghèo thiết thực cho hộ gia đình. Cần phải nhận thức rõ, học vấn là cơ sở tạo nên nhận thức cho con người. Trình độ học vấn thấp là nguyên nhân dẫn đến

68

nghèo đói và ít có cơ hội tìm kiếm được việc làm tốt với mức thu nhập cao và ổn định.

- Cần có ý thức chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. - Mạnh dạn đưa ra ý kiến những khó khăn của gia đình lên các cấp chính quyền địa phương để có các chính sách hỗ trợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tự có ý thức vươn lên thoát nghèo, không ỉ lại vào những hỗ trợ từ các chính sách giảm nghèo của địa phương.

- Không nên chỉ trông chờ vào NN, cần mở rộng cơ cấu nghề nghiệp trong gia đình, tức là cần phải tìm thêm những công việc phụ để tăng thu nhập cho gia đình.

- Chủ động cập nhật thông tin và mạnh dạn áp dụng KH – CN vào SX như: trồng các giống lúa mới có năng suất cao, quy mô và tối đa hóa việc sử dụng đất NN, áp dụng máy móc vào trong SX, giải phóng sức LĐ nâng cao thu nhập.

69

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã động đạt huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 73)