4.2.1. Tình hình nghèo đơn chiều của xã Động Đạt qua 3 năm 2012 – 2014.
Xã Động Đạt năm 2014, có 2236 hộ, trong đó có 175 hộ nghèo, chiếm 7,83% tổng số hộ trong xã. Tình hình nghèo của địa phương qua các năm (2012 - 2014) như sau:
Bảng 4.3: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã Đô ̣ng Đa ̣t các
năm 2012 - 2014:
Năm Dân số Số hô ̣ Hô ̣ nghèo Tỷ lệ (%) Hô ̣ câ ̣n nghèo Tỷ lệ (%)
2012 10085 2712 319 11,76 315 11,62
2013 10827 2807 69 2,46 324 11,54
2014 8847 2236 175 7,83 241 10,78
(Nguồn: UBND xã Động Đạt).
Trong 3 năm gần đây, số hộ nghèo nhìn chung giảm nhanh. Năm 2012, có 319 hộ chiếm 11,76%. Do địa phương áp dụng các chính sách giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 giảm xuống còn 269 hộ (9,58%). Đến năm 2014, số hộ nghèo giảm nhanh xuống còn 175 hộ (7,83%). Bên cạnh đó số hộ cận nghèo cũng có xu hướng giảm nhe ̣ , song chưa ổn đi ̣nh . Năm 2012, toàn xã có 315 hộ cận nghèo (11,62%). Năm 2013, tăng 9 hộ,nâng số hộ cận nghèo lên 324 hộ (11,54%). Đến năm 2014, giảm còn 241 hô ̣ (10,79%). Nhìn vào hình 1 có thể thấy rõ sự thay đổi tỷ lệ trên :
39
Hình 1: Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo, câ ̣n nghèo trong xã Đô ̣ng Đa ̣t các năm 2012 - 2014
Lý do là giảm nghèo chưa bền vững, một số hộ nghèo tái nghèo trở lại, có thu nhập sát với thu nhập tối thiểu, hộ thoát nghèo nhưng chưa bứt phá được, thoát nghèo nhưng cũng chỉ nằm ở mức cận nghèo. Do vậy, địa phương cần có các giải pháp thích hợp để người dân thoát nghèo và không có nguy cơ tái nghèo trở lại. Hộ cận nghèo là những hộ có thu nhập gần sát mức nghèo, gặp không ít khó khăn. Vì vậy, các chính sách giảm nghèo, không chỉ quan tâm đến các hộ nghèo, mà cần phải quan tâm đến cả những hộ cận nghèo đang gặp rất nhiều khó khăn cần giúp đỡ.
Xã Động Đa ̣t đươ ̣c thiết lâ ̣p thành 23 xóm, trong đó có 3 xóm không có hô ̣ nghèo và câ ̣n nghèo là : Cầu Lân, Tân Lâ ̣p và Cây Châm do đây là những xóm có điều kiện tốt trong phát triển kinh tế , các hộ kinh doanh chủ yếu tập trung ta ̣i 3 xóm này và đã được chuyển hẳn ra thị trấn Đu . Trong quá trình chọn mẫu điều tra có 4 xóm là Đồng Niêng , Đồng Chằm , Đuổm và Vườn Thông. Xóm Đồng Niêng là 1 trong 2 xóm có nền kinh tế chậm phát triển
40
nhất trong 20 xóm cò n la ̣i . Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xóm chiếm tỷ lệ cao.
Năm 2012, xóm Đồng Niêng có 32 hộ nghèo (10,03%), 14 hộ cận nghèo (4,44%). Năm 2013, có 28 hộ nghèo (10,41%), 13 hộ cận nghèo (4,01%). Năm 2014, có 23 hộ nghèo (13,14%), 10 hộ cận nghèo (4,15%). Xóm Đồng Chằm , Đuổm và Vườn Thông có n ền kinh tế phát triển hơn, nên số hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Những hộ nghèo đa phần là các hô ̣ người dân tô ̣c ,thường rơi vào những hộ có đất canh tác ít và khó canh tác, sức khỏe kém, có người già cô đơn, người khuyết tật, trình độ văn hóa, trình độ học vấn thấp, gia đình đông con, không đủ tiền nuôi dạy hay có những trường hợp nghèo do con cái ăn chơi, không chịu làm việc cũng dẫn đến nghèo đói . Ngoài ra , có những h ộ làm ăn thua lỗ, mất mùa, bệnh dịch, gặp nhiều rủi do trong sản xuất và phát triển kinh tế dẫn đến nghèo đói và không thể thoát nghèo được.
Hộ nghèo và cận nghèo là những hộ cần được địa phương, chính quyền, nhà nước và mọi người quan tâm. Có các chính sách đúng đắn, kịp thời giúp họ giảm nghèo bền vững vừa mang tính chất nhân văn, vừa mang tính chất xã hội.
4.2.2. Tình hình nghèo của các hộ điều tra
4.2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động
* Nhân khẩu và số người trong độ tuổi lao động: Thông qua điều tra 80
hộ trên địa bàn xã Động Đạt có tổng 320 nhân khẩu, trong đó số người trong độ tuổi LĐ là 195 người, chiếm 60,94%, số người không nằm trong độ tuổi LĐ là 125 người, chiếm 39,06%. Trong số 195 người trong độ tuổi LĐ có 92 LĐ nam giới, chiếm 47,18% và 103 LĐ nữ giới, chiếm 52,82%. Tỷ lệ LĐ nam giới thấp hơn so với LĐ nữ gi ới. Như vậy, gây khó khăn cho vi ệc phân
41
công LĐ trong sản xuất NN, phi NN và nghề khác trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Số liệu cụ thể trong bảng 4.4:
Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu, lao động và dân tộc của các hộ năm 2014
Chỉ tiêu Số lƣơ ̣ng Tỷ lệ (%)
Số ngƣời trong đô ̣ tuổi LĐ
Trong độ tuổi LĐ 195 60,94
Ngoài độ tuổi LĐ 125 39,06
Tổng 320 100
Số ngƣời trong tuổi LĐ theo giới Nam 92 47,18 Nữ 103 52,82 Tổng 195 100 Tỷ lệ LĐ chính LĐ chính 158 81,03 LĐ phụ 37 18,97 Tổng 195 100
Cơ cấu dân tô ̣c
Kinh 179 55,94 Tày 74 23,13 Nùng 29 9,06 Dao 12 3,75 Hoa 26 8,13 Tổng 320 100
(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)
*Tỷ lệ lao động chính: Trong 195 người thuộc độ tuổi LĐ có 158 LĐ chính (81,03%) và 37 LĐ phụ (18,97%). Số LĐ phụ chủ yếu là những người trong độ tuổi LĐ, vẫn còn đang đi học, người ốm giảm hoặc mất khả năng lao động, chỉ giúp được việc nhỏ trong gia đình và không tham gia vào SX chính. Trung bình một hộ gia đình có 4 thành viên và 1,98 người là LĐ chính.
42
*Cơ cấu dân tộc: Do là xã miền núi nên thành phần dân tộc của 80 hô ̣ điều tra khá đa da ̣ng . Người Kinh chiếm tỷ lê ̣ cao nhất với 179 ngườ i (55,94%). Sau đó là người dân tộc Tày : 74 người (23,13%). Người dân t ộc Nùng có 29 người (9,06%). Người dân t ộc Hoa có 26 người (8,13%). Và chiếm tỷ lê ̣ thấp nhất là người Dao có 12 người (3,75%). Do có tới 44,06% là người dân tô ̣c nên các hô ̣ được hưởng trợ cấp của nhà nước quy định như miễn giảm học phí, cấp bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí, hỗ trợ giống lúa, hỗ trơ ̣ ưu tiên ho ̣c nghề v.v…
Kết luận: Qua bảng nghiên cứu, biết được quy mô nhân khẩu, lao động và thành phần dân tộc của các hộ điều tra có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình hình của các hộ ảnh hưởng đến phân tích nghèo đa chiều.
4.2.2.2. Thực trạng nghèo đa chiều- giáo dục
Hầu hết, các hộ được phỏng vấn có mức học vấn trung bình ở các hộ nghèo và cận nghèo.
Có thể nói, các hộ gia đình đã rất chú trọng vào việc học hành của các thành viên, họ cũng nhận rõ được tầm quan trọng của việc học có ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức, nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu tiến bộ KH - KT tiên tiến, vào trong SX, chăn nuôi phát triển kinh tế, giúp thoát nghèo. Tuy nhiên, đó là nhìn trên tỷ lệ bằng cấp, còn nhìn trên các tiêu chí đánh giá nghèo thì thấy được sự chênh lệch rõ rệt về trình độ học vấn của nhóm h ộ giàu và khá so với nhóm hộ nghèo.
Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình ở cấp độ tiểu học và THCS ở hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, ở cấp độ cao hơn rất ít. Tỷ lệ bằng cấp ở cấp đô ̣ THCS và THPT ở nhóm hộ câ ̣n nghèo có tỷ lê ̣ cao chiếm tới 22,5%. Nhóm hộ giàu có kinh tế phát triển nên có nhiều điều kiện để đầu tư cho con cái đi học. Vì vậy, tỷ lệ học vấn, bằng cấp cao hơn so với những hộ nghèo khó. Mặc dù, những hộ nghèo đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc học
43
nhưng do thu nhập quá thấp, không có điều kiện lo cho con cái đi học. Vì vậy, tất yếu không có cơ hội phát triển. Đây chính là cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.
100% tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học (từ 5-dưới 15 tuổi) đều hoàn thành phổ cập GD THCS .
Số hộ có ít nhất 1 thành viên từ đủ 15 tuổi đến 30 tuổi hiện chưa ho ̣c hết lớp 9 chiếm 10% (8 hô ̣). Trong đó: Nhóm hộ giàu và khá có 1 hộ, trung bình có 3 hộ, cận nghèo có 1 hô ̣ và nghèo có 3 hộ (3,75%), bảng 4.5
Số hộ có ít nhất 1 thành viên từ 15 tuổi đến 30 tuổi học hết lớp 9 chiếm 90% (72 hộ). Trong đó: Giàu và khá có 19 hộ (23,75%), trung bình có 17 hộ (21,25%), cận nghèo có 19 hộ (23,75%), nghèo có 17 hộ (21,25%). Do thực hiê ̣n tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới với tiêu chí về GD nên đảm bảo 100% tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường , không có hiê ̣n tượng thất ho ̣c . Để đánh giá nghèo đa chi ều mà chủ yếu chỉ số thiếu hụt tập chung ở những hộ nghèo và cận nghèo.
Bảng 4.5: Tình hình giáo dục của các hộ điều tra năm 2014
Chỉ tiêu Số hô ̣ Tỷ lệ (%)
số hộ từ 15- 30 tuổi chƣa học hết lớp 9 Giàu và khá 1 1,25 Trung bình 3 3,75 Câ ̣n nghèo 1 1,25 Nghèo 3 3,75 Tổng 8 10,00 Số hộ từ 15 - 30 tuổi học hết lớp 9 Giàu và khá 19 23,75 Trung bình 17 21,25 Câ ̣n nghèo 19 23,75 Nghèo 17 21,25 Tổng 72 90,00
44
Các số liệu trên cho thấy việc tiếp cận nền giáo dục có ảnh hưởng
không nhỏ tới việc xác định đối tượng hộ nghèo đa chiều. Trình độ văn hóa thấp chính là rào cản lớn nhất trong việc ho ̣ c hỏi và tiếp thu những kiến thức vào viê ̣c giảm nghèo .
4.2.2.3. Thực trạng nghèo đa chiều- y tế.
Chăm sóc sức khỏe vẫn là vấn đề khó khăn của các hộ . Qua điều tra , chất lượng dịch vụ y tế còn nhiều bất câ ̣p và ha ̣n chế , cả xã có 1trạm y tế nhưng hiê ̣n nay đã xuống cấp nghiêm tro ̣ng , cơ sở vâ ̣t chất và trang thiết bi ̣ phục vụ nhà trạm còn thiếu thốn ,người dân vẫn chưa thực sự quan tâm tới sức khỏe của mình. Tỷ lệ hộ có thành viên từ 6 tuổi trở lên không tham gia BHYT còn cao chiếm 31,25% (25 hô ̣). Số liê ̣u được thể hiện rõ ở bảng 4.6:
Bảng 4.6: Tỷ lệ tham gia BHYT và tiếp câ ̣n di ̣ch vụ y tế của các hộ năm 2014
Chỉ tiêu
Giàu và
khá Trung bình Câ ̣n nghèo Nghèo Tổng Số hô ̣ Tỷ lệ (%) Số hô ̣ Tỷ lệ (%) Số hô ̣ Tỷ lệ (%) Số hô ̣ Tỷ lệ (%) Số hô ̣ Tỷ lệ (%) Số hộ có thành viên từ 6 tuổi trở lên không tham gia BHYT
3 3,75 10 12,50 12 15,00 0 0 25 31,25
Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
45
Tỷ lệ hộ có thành viên từ 6 tuổi trở lên không tham gia BHYT củ a nhóm hô ̣ giàu và khá chỉ chiếm 3,75% trong khi câ ̣n nghèo chiếm tới 15%, trung bình 12,5%.
100% số hộ khô ng có người bi ̣ ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh. Lý giải nguyên nhân số hộ có thành viên từ 6 tuổi trở lên không tham gia BHYT còn chiếm tỷ lệ cao là do : Thứ nhất là nhóm hộ câ ̣n nghèo , còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế , không có đủ tiền để tham gia , trong khi không đươ ̣c hưởng trợ cấp như đối với người nghèo . Thứ hai là nhóm hộ trung bình và giàu có , mặc dù có đầy đủ điều kiện để tham gia song la ̣i chủ quan nên không mua . Còn hộ nghèo tham gia BHYT 100% do được Nhà nướ c hỗ trợ cấp miễn phí.
Sức khỏe là là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá nghèo đa chiều. Sức khỏe kém , tất yếu dẫn đến giảm sức LĐ và giảm năng suất LĐ . Nhà nước cần điều chỉnh , bổ sung các chế đô ̣ , chính sách , quan tâm hơn đến nhóm hô ̣ câ ̣n nghèo để tránh tình tra ̣ng tái nghèo sau đó .
Kết luận : Qua quá trình phân tích tình trạng nghèo của các hộ trong xã Động Đạt là phổ biến . Hộ gia đình còn thiếu hụt nhiều với việc tiếp cận thông tin và sử dụng di ̣ch vụ viễn thông , nhất là tài sản như máy tính ...còn hạn chế . Điều kiê ̣n nhà ở còn nhiều ha ̣n chế . Số hô ̣ ở nhà bán kiên cố thiếu kiên cố vẫn còn chiếm tỷ lệ cao . Trình độ học vấn được nâng cao nhưng không đồng đều , nhất là nhóm hô ̣ câ ̣n nghèo và nghèo , do kinh tế còn gă ̣p nhiều khó khăn nên không có điều kiê ̣n đầu tư cho con cái đi ho ̣c . Người dân chưa quan tâm đến tiếp cận y tế và sức khỏe của mình . Cũng như điều kiê ̣n sống và mức sống được nâng cao nhưng không đều, mức chênh lệch việc tiếp cận tất cả các chiều giữa các hộ giàu so với các hộ nghèo ở mức lớn . Cần có các giải pháp hợp lý, để giảm nghèo cho từng đối tượng, góp phần giảm nghèo bền vững.
46
4.2.2.4. Thực trạng nghèo đa chiều- nhà ở.
Điều kiện nhà ở của các hộ điều tra nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Có 16,25% hộ điều tra có nhà thiếu kiên cố và 36,25% số hô ̣ có nhà bán kiên cố , kiến trúc giản đơn (bảng 4.7). Tổng diện tích nhà của 80 hộ điều tra là 6762m2, DT nhà trung bình của 1 hộ là 84,53m2. Trong đó, diện tích của 1 ngôi nhà tối thiểu là 25m2, tối đa là 200m2. Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2
vẫn còn 5% (4hô ̣). Trong đó, trung bình có 1 hộ, cận nghèo có 2 hộ và nghèo có 1 hộ (bảng 4.7). Nhìn chung, mức chênh lệch về diện tích nhà ở của các hộ nghèo so với các hộ giàu và khá trong địa phương rất lớn. Đặc điểm về kiểu nhà ở của các hộ được thể hiện rõ ở bảng 4.7:
Bảng 4.7: Đặc điểm về kiểu nhà của các hộ điều tra năm 2014
Chỉ tiêu
Giàu và
khá Trung bình Câ ̣n nghèo Nghèo Tổng Số hô ̣ Tỷ lệ (%) Số hô ̣ Tỷ lệ (%) Số hô ̣ Tỷ lệ (%) Số hô ̣ Tỷ lệ (%) Số hô ̣ Tỷ lệ (%) Nhà kiên cố 20 25,00 9 11,25 5 6,25 4 5,00 38 47,50 Bán kiên cố 0 0 10 12,50 11 13,75 8 10,00 29 36,25 Thiếu kiên cố 0 0 1 1,25 4 5,00 8 10,00 13 16,25 Đơn sơ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2 0 0 1 1,25 2 2,50 1 1,25 4 5,00
47
Có 47,5% hộ hiện đang sử dụng nhà kiên cố, tương ứng 38 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó: Nhóm hộ giàu và khá có 20 hộ (25%) chiếm tỷ lệ cao nhất, nhóm hộ trung bình có 9 hộ (11,25%), cận nghèo có 5 hộ (6,25%) và nghèo có 4 hộ (5%).
Có 36,25% hộ có nhà bán kiên cố (29 hộ). Trong đó: Nhóm hộ giàu và khá không có hộ nào, trung bình có 10 hộ (12,5%), cận nghèo có 11 hộ (13,75%) và nghèo có 8 hộ (10%).
Có 16,25% hộ sử dụng nhà thiếu kiên cố . Trong đó: Nhóm hộ giàu và khá không có hộ nào, trung bình có 1 hộ, cận nghèo có 4 hộ và nghèo có 8 hộ (10%) chiếm tỷ lệ cao nhất . Hiện không có hộ nào sử dụng nhà ở kiểu nhà đơn sơ hay nhà tạm do đi ̣a phương đã thực hiê ̣n tốt công tác xoá nhà ta ̣m trong những năm qua.
Nhà ở là chỉ số quan trọng trong việc thể hiện mức sống của người dân trong việc đánh giá nghèo đa chiều. Vì ăn, ở là điều kiện thiết yếu, tối thiểu để đánh giá nghèo cho mỗi hộ gia đình. Qua điều tra cho thấy, về điều kiện tiếp cận nhà ở của các hộ nghèo so với các hộ khá có tỷ lệ chênh lệch nhau lớn. Nhìn chung, hộ nghèo và cận nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở, vì vậy để giảm nghèo bền vững, địa phương cần có các giải pháp thiết thực để các hộ thoát nghèo, nâng cao mức sống.
4.2.2.5. Thực trạng nghèo đa chiều-điều kiê ̣n sống.
Về vấn đề sử dụng nguồn nước sinh hoa ̣t không hợp vê ̣ sinh, có 7/80 hô ̣, chiếm 8,75% , các hộ này thường sử dụng nước giếng đào mà chưa được tiếp cận với nước giếng khoan hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Trong đó, hộ nghèo có 4 hộ, cận nghèo 3 hộ, nhóm hộ trung bình và giàu có không có hộ