- Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Động Đa ̣t ảnh hưởng đến nghèo.
- Đánh giá chung thực trạng nghèo của xã Động Đạt thông qua tiếp cận nghèo đơn chiều và nghèo đa chiều.
- So sánh tỷ lệ hộ nghèo thông qua phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều so với phương pháp tiếp cận nghèo đơn chiều.
22
- Những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong giảm nghèo bền vững.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững tại xã Động Đạt.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu trên 4 xóm là : Xóm Đồng Niêng , xóm Đuổm , xóm Đồng Chằm, xóm Vườn Thông .
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, đó chính là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Thu thập các số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các số liệu và báo cáo đánh giá tổng kết của Sở NN & PTNT, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên , của UBND xã Động Đạt . Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình SXNN, kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân và các tổ chức KT - XH, tình hình nghèo đói của xã Động Đạt trong những năm 2012 - 2014, mạng internet, v.v…
3.3.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ điều tra trên địa bàn xã Động Đạt. Để thu thập được số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng phiếu điều tra được lập sẵn.
Đến địa bàn nghiên cứu để quan sát thực tế, phỏng vấn chính thức các hộ gia đình để biết được tình hình nghèo đói của địa phương. Vai trò giảm nghèo bền vững đối với phát triển kinh tế của hộ. Từ đó nắm được một cách tương đối thông tin về tình hình cơ bản như thu nhập, nhân khẩu, lao động,
23
đất đai, chi phí sản xuất, tài sản, nguồn vốn của hộ, những thuận lợi và khó khăn để giúp hộ gia đình thoát nghèo bền vững.
* Phương pháp điều tra hộ.
Chọn mẫu điều tra: Toàn xã có 23 xóm, để phản ánh một cách trung thực, chính xác nhất thực trạng nghèo của các hộ tại xã Động Đa ̣t , huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên . Tôi đã tiến hành điều tra 80 hộ trên 4 xóm đại diện cho xã từ đó có thể suy rộng ra toàn xã, trong đó:
- Chọn 1 xóm có tình hình kinh tế phát triển nhất xã (xóm Đuổm ). - Chọn 1 xóm có tình hình phát tiển kinh tế thuộc loại trung bình (xóm Đồng Niêng).
- Chọn 2 xóm có tình hình phát triển kinh tế khó khăn (xóm Đồ ng Chằm và xóm Vườn Thông ).
-Điều tra 80 hộ tương ứng 100% số mẫu trên 4 xóm, mỗi xóm 20 hộ (25% tổng số phiếu điều tra).
-Phân bổ đều 80 hộ theo các chỉ tiêu: + Hộ giàu-khá giả: 20 hộ (25%). + Hộ trung bình: 20 hộ (25%). + Hộ cận nghèo: 20 hộ (25%). + Hộ nghèo: 20 hộ (25%).
Trong đó, mỗi xóm chọn 5 hộ giàu-khá giả, 5 hộ trung bình, 5 hộ cận nghèo và 5 hộ nghèo.
Lý do chọn mẫu: Trong 80 hộ điều tra, chọn 20 hộ nghèo đơn chiều, sau khi nghiên cứu kết quả nghèo đa chiều, so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.
- Nội dung phiếu điều tra:
24
Điều tra về tiếp cận nguồn vốn của hộ: Vốn con người, vốn sức khỏe, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn tâm lý, vốn vật chất, vốn thông tin v.v…
Cơ cấu nghề nghiệp của hộ: NN và phi NN. - Phương pháp điều tra:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn số hộ điều tra đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn thông tin qua quan sát trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp kiểm tra thông tin chéo giữa các hộ để có chính xác thông tin điều tra.
3.3.2.3. Hệ thống tiêu chí và chỉ số tính toán nghèo đa chiều
Tỷ lệ phần trăm hay số hộ nghèo đa chiều, cận nghèo đa chiều được tính toán thông qua hệ thống chỉ tiêu nghèo đa chiều do bộ LĐTBXH cung cấp bao gồm 5 chiều, 10 chỉ tiêu và cách thức cho điểm như sau:
Bảng 3.1: Bảng tính toán sơ bộ các chiều , chỉ số, ngƣỡng thiếu hụt nghèo đa chiều .
Chiều nghèo Chỉ số đo lƣờng Ngƣỡng thiếu hụt Điểm
1)Giáo dục
1.1.Trình độ giáo dục của người lớn
Hô ̣ gia đình có ít nhất 1 thành viên t rong đô ̣ tuổi lao đô ̣ng chưa tốt nghiê ̣p THCS và hiện khô ng đi ho ̣c
10
1.2.Tình trạng đi ho ̣c của trẻ em
Hô ̣ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong đô ̣ tuổi đi ho ̣c (từ 5- dưới 16 tuổi) hiê ̣n không đi học.
10
2.1.Tiếp cận các di ̣ch vụ y tế
Hô ̣ gia đình có người bi ̣ ốm đau nhưng không đi khám chữa bê ̣nh (ốm đau được xác đi ̣nh là bi ̣ bê ̣nh /chấn thương
25
2) Y tế
nă ̣ng đến mức phải nằm 1 chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ viê ̣c/học không tham gia đươ ̣c các hoa ̣t đô ̣ng bình thường).
2.2.Bảo hiểm y tế
Hô ̣ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiê ̣n ta ̣i không có BHYT
10
3) Nhà ở
3.1.Chất lượng nhà ở
Hô ̣ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ.
(Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố , bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ)
10
3.2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người
Diê ̣n tích nhà ở bình quân đầu người của hô ̣ gia đình nhỏ hơn 8m2
.
10
4) Điều kiện sống
4.1 Nguồn nước sinh hoạt.
Hô ̣ gia đình không được tiếp
câ ̣n nguồn nước hợp vê ̣ sinh 10 4.2 Hố xí/nhà tiêu Hộ gia đình không sử dụng
hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh. 10 5) Tiếp cận thông tin 5.1 Sử dụng dịch vụ viễn thông. Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet
10
5.2 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin
Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản: Ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn
10
26
Qua bàn bạc giữa Bộ LĐTBXH và Tổng cục Thống kê, các chuyên gia thì các đối tượng nghèo và cận nghèo được xác định với 4 phương án như sau:
Đối với riêng các đối tượng nghèo đa chiều thì trong phương án 1 và 2 thì các tiêu chí và chỉ số, phương pháp đánh giá là giống nhau như sau:
- Những hộ có tổng điểm từ 50 điểm trở lên là hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng
- Những hộ có tổng điểm từ 30 đến dưới 50 điểm là hộ nghèo đa chiều. - Những hộ có tổng điểm từ 20 đến dưới 30 điểm là hộ cận nghèo đa chiều.
Trong phương án 3, hộ nghèo và cận nghèo thì phương pháp xác định không tính đến nghèo đa chiều mà chỉ liên quan đến chuẩn mức sống tối thiểu và chuẩn nghèo chính sách (chuẩn nghèo chính sách ở đây sẽ được tính toán theo 2 trường hơ ̣p: Trường hợp 1 là 700.000 đồng/người/tháng với thành thị và 550.000 đồng/người/tháng với nông thôn. Trường hợp 2 là 980.000 đồng/người/tháng với thành thị, 820.000 đồng/người/tháng với nông thôn)
Trong phương án 4 thì coi thu nhập là một chiều và có điểm đánh giá là 50 điểm (chiếm 1/3 tổng số điểm đánh giá), trong đó những hộ gia đình nào có thu nhập bình quân đầu người dưới chuẩn thu nhập sẽ coi là thiếu hụt và được 50 điểm. Ở phương án này chuẩn thu nhập là 570.000 đồng/người /tháng với thành thị và 520.000 đồng/người/tháng với nông thôn.
Sau đây là cụ thể các phương pháp đánh giá:
Phƣơng án 1: Sử dụng chuẩn mức sống tối thiểu để xác định đối tượng
chính sách, trên cơ sở đó, phân loại đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình bằng mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản, theo phương án này, việc đo lường được thực hiện như sau:
27
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối
thiểu trở xuống (1,3 triệu/người/tháng KVTT và 01 triệu/người/tháng KVNT) và thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối
thiểu trở xuống (1,3 triệu/người/tháng KVTT và 01 triệu/người/tháng KVNT) và thiếu hụt dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản.
Hộ có mức sống trung bình: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người
dưới mức sống trung bình (cao gấp 1,5 lần mức sống tối thiểu), cao hơn mức sống tối thiểu và thiếu hụt dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản.
Phƣơng án 2: Căn cứ vào mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản
và mức sống tối thiểu để phân loại đối tượng.
Theo phương án này, các tiêu chí được xác đi ̣nh như sau:
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối
thiểu trở xuống (1,3 triệu/người/tháng KVTT và 01 triệu/người/tháng KVNT) hoặc thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ mức sống tối
thiểu trở xuống (1,3 triệu/người/tháng KVTT và 01 triệu/người/tháng KVNT) hoặc thiếu hụt dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản.
Phƣơng án 3: Việc đo lường, giám sát mức độ thay đổi khả năng tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản do Tổng cục Thống kê thực hiện theo phương án 1, nhưng việc xác định đối tượng hộ nghèo, cận nghèo sẽ dựa trên cơ sở chuẩn mức sống tối thiểu và chuẩn nghèo chính sách (khoảng bằng 60% mức sống tối thiểu), sử dụng mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản để phân tích nguyên nhân nghèo và nhu cầu hỗ trợ.
Theo phương án này, các tiêu chí được xác đi ̣nh như sau:
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn
28
Hộ cận nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn
mức sống tối thiểu trở xuống và cao hơn chuẩn nghèo chính sách.
Hộ có mức sống trung bình: Là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng dưới mức sống trung bình (cao gấp 1,5 lần mức sống tối thiểu), cao hơn mức sống tối thiểu.
Phương án 4: Coi thu nhập là 01 chiều thiếu hụt, gán điểm để tính trọng số với mức độ ưu tiên (khoảng 1/3 tổng số điểm), theo chuẩn tiếp cận đa chiều.
Theo phương án này, các tiêu chí được xác đi ̣nh như sau:
Hộ nghèo cùng cực: Là hộ thiếu hụt trên 1/2 nhu cầu xã hội cơ bản. Hộ nghèo: Là hộ thiếu hụt từ 1/3 đến dưới 1/2 nhu cầu xã hội cơ bản. Hộ cận nghèo: Là hộ thiếu hụt từ 1/5 đến dưới 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản.
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.3.3.1. Phương pháp so sánh
Sau khi các số liệu được tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều theo thu nhập để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.
3.3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành thu thập thông tin trong một khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Từ các số liệu và các thông tin thu thập được tiến hành phân tích những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo để thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp giảm nghèo bền vững.
3.3.3.3. Phương pháp Swot
Sử dụng phương pháp Swot để tiến hành thu thập thông tin về thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong giảm nghèo bền vững.
29
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Động Đạt
4.1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình
Xã Động Đa ̣t là m ột xã miền núi nằm ở trung tâm huyê ̣n Phú Lương , tỉnh Thái Nguyên . Có tổng diện tích đất tự nhiên 3648,94ha.
4.1.1.2. Điều kiện về đất đai và tình hình sử dụng.
Xã Động Đạt với tổng DT đất tự nhiên là 3648,94ha (2014) giảm 339,77ha so với những năm trước (2012-2013). Do quy hoa ̣ch thực hiê ̣n Nghi ̣ Quyết 124/NQ-CP về mở rô ̣ng đi ̣a giới hành chính thi ̣ trấn Đu . Trong đó, DT đất NN toàn xã năm 2012 là : 3394,63ha, chiếm 85,1% và do quá trình công nghiệp hóa nông thôn và quy hoạch nông thôn mới nên diện tích đất NN có xu hướng giảm dần qua các năm, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lê ̣ cao, do tổng diê ̣n tích đất tự nhiên của toàn xã giảm. Năm 2014, DT đất NN là: 3130,85ha, chiếm 85,8%. Số liê ̣u được cụ thể hoá trong bảng 4.1:
DT đất NN chiếm tỷ tro ̣ng lớn nhất (chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất trồng lúa nước), đang có xu hướng giảm dần tỷ lê ̣ đất NN, đất phi NN và tăng tỷ lệ đất chưa sử dụng . Cụ thể: Năm 2012 DT đất NN là 3394,63ha. Năm 2013 là 3285,71ha, giảm 3,21% tương ứ ng giảm 108,92ha. Đến năm 2014 giảm 154,86ha xuống còn 3130,85ha. Trong đó DT đất sản xuất NN có xu hướng giảm dần và có tốc đô ̣ giảm dần qua 3 năm 2012-2014 là 1,21% tương ứng với 158,94ha.
30
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Động Đạt năm 2012 - 2014
STT Loại đất 2012 2013 2014 So sánh (%) Diện tích (ha) Diện tích (ha) Diện tích (ha) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQ 2012/2014 TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT
TƢ̣ NHIÊN 3988,71 3988,71 3648,94 100 91,48 95,74 1 Đất nông nghiê ̣p 3394,63 3285,71 3130,85 96,79 95,29 96,04 1.1 Đất SX nông nghiê ̣p 1493,94 1420,62 1335,00 95,09 93,97 94,53 1.2 Đất lâm nghiê ̣p 1826,91 1798,12 1723,36 98,42 95,84 97,13 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 73,78 73,01 72,49 98,96 99,29 99,13 2 Đất phi nông nghiê ̣p 556,09 498,58 473,18 89,66 94,91 92,29 2.1 Đất ở 90,18 60,93 39,72 67,56 65,19 66,38 2.2 Đất chuyên dùng 365,36 355,45 344,75 97,29 96,99 97,14 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 11,94 11,75 11,37 98,41 96,77 97,59 2.4 Đất sông suối chuyên dùng 88,61 80,35 77,34 90,68 96,25 93,47 3 Đất chƣa sử dụng 37,99 39,21 44,91 103,21 114,54 108,88
3.1 Đất bằng chưa sử
dụng 0,05 1,45 2,21 2900 152,41 1526,21
3.2 Đất đồi núi chưa
sử du ̣ng 20,67 22,51 23,93 108,90 106,31 107,61
3.3 Núi đá không
rừng cây 17,27 17,77 18,77 102,89 105,63 104,26
31
Qua bảng 4.1: Diê ̣n tích đất lâm nghiê ̣p giảm trong 3 năm 2012-2014, với tốc đô ̣ giảm là 1,58% tương ứng giảm 28,79ha và tới năm 2014 tiếp tục giảm 4,1% tương ứ ng với 74,76ha. Diê ̣n tích đất mă ̣t nước nuôi trồng thủy sản giảm trong 3 năm liền, tốc độ giảm là 1,04% tương ứng 0,77ha. Năm 2014 giảm 0,73% tương ứng 0,52ha. Bên ca ̣nh đó, đất phi NN cũng có xu hướng giảm ma ̣nh.Năm 2012 DT đất phi NN là 556,09ha chiếm 13,94%. Năm 2013 giảm xuống 498,58ha,chiếm 12,5%, giảm 10,34% so với năm 2012, tương ứ ng giảm 57,51ha. Năm 2014 là 473,18ha, giảm 0,47% so với năm 2013, tương ứng giảm 25,4ha. Tốc đô ̣ giảm BQ năm 2012-2014 là 7,71%, tương ứng giảm 82,91ha.
Trong khi DT đất NN và phi NN có xu hướng giảm , thì DT đất chưa sử dụng lại tăng nhanh qua các năm. Năm 2012 là 37,99ha chiếm 0,95%. Năm 2013 tăng lên 39,21ha, chiếm 0,98%, tăng 3,21% so với năm 2012, tương ứng tăng 1,22ha. Năm 2014 là 44,91ha tăng 14,54% so vớ i năm 2013, tương ứng tăng 5,7ha. Tốc độ tăng BQ năm 2012-2014 là 8,8%. DT đất chưa sử dụng có xu hướng tăng do 2 nguyên nhân chủ yếu sau:
- Mô ̣t số hô ̣ dân chưa thực hiê ̣n đúng quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về công tác