Tƣợng Tuyết Sơn

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội chùa trăm gian với việc phát triển du lịch văn hóa (Trang 32)

7. Bố cục của khóa luận

1.2.4.3.Tƣợng Tuyết Sơn

Tƣợng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian, một trong những pho tƣợng Tuyết Sơn đẹp nhất, và cũng là pho tƣợng đẹp nhất chùa Trăm Gian.

Trong nhiều chùa, trên bàn thờ có thể gặp một pho tƣợng một ngƣời cực kì gầy gò, chỉ còn da bọc xƣơng ngồi trong một tƣ thế khắc khổ, đó là tƣợng Tuyết Sơn. Theo Phật giáo, thì khi thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm lìa bỏ gia đình đi tìm con đƣờng giải thoát, đã trải qua việc tu học với nhiều vị thầy. Sau đó ông đã tự mình tu tập khổ hạnh trong núi tuyết (Tuyết sơn), mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng, khiến cho thân thể suy kiệt. Tu khổ hạnh là một trong các phƣơng thức tu tập của Bàlamôn nhằm đạt chứng ngộ chân lý thƣợng đế.

Khi đó Tất Đạt Đa suy kiệt đến mức cùng cực, đúng lúc đó có một thôn nữ mang một bình sữa đi qua, thấy ông đã kiệt sức nên dâng tặng một bát sữa. Tất Đạt Đa nhận ra rằng phƣơng thức tu ép xác khổ hạnh không phải là con đƣờng đúng để đạt tới chính đẳng chính giác. Ông lập tức từ bỏ phƣơng pháp tu đó, nhẹ nhàng không vƣơng vấn, sau đó thành đạo dƣới gốc Bồ Đề , khi đó thành Phật . Tƣợng

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 26 Lớp: K37D – Việt Nam học

Tuyết Sơn do đó mô tả Tất Đạt Đa khi đang tu khổ hạnh , tức là khi chƣa chính quả , khi còn đang "sai lầm". Do khi đó chƣa đạt quả vị Phật, nên tƣợng Tuyết Sơn không ngồi trên tòa sen.

Tƣợng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian, một trong những pho tƣợng Tuyết Sơn đẹp nhất, và cũng là pho tƣợng đẹp nhất chùa Trăm Gian , tƣợng đƣợc tạc bằng gỗ mít sơn then đen nhánh . Pho thƣợng Tuyết Sơn ở chùa Trăm Gian rất giống với pho thƣợng Tuyết Sơn ở chùa Tây Phƣơng, song các đƣờng gân và mạch máu lại nổi lên rất rõ. Nhìn bức tƣợng Tuyết Sơn này ta có thể thấy đƣợc tài năng điêu khắc của các nghệ sĩ dân gian xƣa. Các khớp xƣơng, mạch máu nổi lên dƣới da, móng tay dài, xƣơng chân tay hiện rõ. Hốc mắt sâu, má hóp... rất đúng giải phẫu.

Tƣợng ngồi trên một ván tròn hơi giống hình chiếc lá dày độ 5 cm, phần bệ có khắc nổi hoa văn chanh , hai nƣ̉a bông hoa chanh ghép lại thành hình ô trám , chính giƣ̃a có hình hoa thị với 4 cánh tròn… Phong cách pho thƣ ợng này ở khoảng cuối thế kỷ XVII.

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội chùa trăm gian với việc phát triển du lịch văn hóa (Trang 32)