Lễ hội chùa Trăm Gian

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội chùa trăm gian với việc phát triển du lịch văn hóa (Trang 35)

7. Bố cục của khóa luận

1.3.Lễ hội chùa Trăm Gian

1.3.1. Phần lễ

Hàng năm chùa chùa Trăm Gian mở hội vào ngày mồng 4 tháng giêng. Ở chùa Trăm Gian, Phật giáo đã hòa nhập với tín ngƣỡng địa phƣơng nên ngoài thờ Phật thì Chùa còn thờ cả Thánh, hội chùa Trăm Gian kỷ niệm ngày hoá của đức Thánh Nguyễn Bình An ( thánh Bối ), trụ trì chùa Trăm Gian vào cuối đời Trần, là ngƣời đón thợ khéo về mở rộng cảnh chùa. Ông tu tại ngôi chùa này và là ngƣời nổi tiếng là thông tuệ phật pháp và có nhiều phép lạ giúp đỡ dân chúng.

Lễ hội chùa Trăm Gian là lễ hội vùng, gồm các thôn nhƣ thôn Nội, thôn Thƣợng, thôn Phƣơng Khê, (thuộc xã Tiên phƣơng) và thôn Thổ Nghĩa ( nay thuộc xã Tân Hoà, Quốc Oai). Trƣớc ngày hội, làng có dán bảng giấy hội ở nhiều nơi để mời khách thập phƣơng về dự.

Sáng ngày mùng 4, đại đám có rƣớc kiệu Thánh, rƣớc nhang yến (án), rƣớc giá cỗ (cỗ bánh chƣng bánh dày của nhà chùa), rƣớc giá văn bản (để bản văn tế), rƣớc mâm ngũ quả và bát nhang. Riêng kiệu Thánh là kiệu bát công do 18 ngƣời khiêng, mỗi giá rƣớc có bốn ngƣời khiêng. Ngƣời rƣớc đều mặc áo Mã tiền gồm trong là thân áo, ngoài đính các dải phƣớn màu xanh-đỏ-tím-vàng phía trên nhỏ bằng đũa cả, phía dƣới to bằng mái chèo.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 29 Lớp: K37D – Việt Nam học

Bắt đầu vào giờ Thìn (7-9 giờ sáng) thì rƣớc kiệu ra sập đá trƣớc nhà Tiền đƣờng để trí kiệu (tức chồng đòn ), cắm tàn quạt xung quanh và bày dàn bát bửu . Sau đó rƣớc xuống núi theo đƣờng chữ chi từ chùa xuống gác chuông thì vòng qua phải rồi quay lại đi giữa nhà giá ngự và hồ bán nguyệt để ra đƣờng làng, từ đây đi thẳng ra Quán Thánh ở giữa đồng chiêm là nơi có dấu tích bƣớc chân thứ nhất của Thánh về quê xin tƣơng cà.

Đến hòn đá ở Quán Thánh thì tổ chức tế. Chỉ huy đám rƣớc là ông Quản Tuần cùng các chức sắc chánh phó tổng, do trƣơng tuần dẹp đƣờng. Tế xong thì rƣớc về, khi đi đến chân núi thì rƣớc thẳng lên chùa mà không phải đi chữ chi nữa.

Đến tối Thánh hoàn cung thì đoàn Mai Lĩnh phải vào trƣớc cửa điện Thánh làm lễ trình rối với ý nghĩa là sự trình diện của quân Minh xƣa. Đoàn Mai Lĩnh có 4-5 ngƣời, gồm một ngƣời gánh những con rối đựng trong hai bồ to và mấy ngƣời đi trình rối. Khi trình rối, họ căng màn lên, ngƣời trình đứng sau màn lần lƣợt giơ con rối bà mẹ rồi thứ tự rối các con. Trình xong, các con rối đƣợc cất đi để năm sau dùng lại, sáng hôm sau đoàn về.

Về mâm ngũ quả thực ra có nhiều thứ quả gồm chuối tiêu sáu nải, cam đƣờng 10 quả, cam sành 10 quả, quýt 10 quả, bƣởi đào một quả, bƣởi chua một quả, bƣởi đƣờng một quả, bƣởi gấc một quả, na một quả, mít một quả, dứa một quả… càng nhiều thứ quả càng tốt.

Đoàn đại biểu Bối Khê quê hƣơng Đức Thánh sang dự hội chùa Trăm Gian đƣợc gọi là các cụ Sãi quan anh, gồm tám cụ ông và tám cụ bà. Đến hội chùa Bối Khê 12 tháng Giêng, đoàn đại biểu của tứ bích lên dự cũng đƣợc gọi nhƣ thế.

Để đón tiếp, làng bình chọn trong “Tứ bích” mỗi thôn hai ngƣời, phải là ngƣời cao tuổi, có uy tín trong dân, đạo cao đức trọng, đủ tƣ cách, khi tiếp chuyện phải nói năng lễ độ, nhún nhƣờng, hàn huyên thân tình sau một năm xa cách. Các cụ Sãi Bối Khê đƣợc lấy từ bảy sào ruộng do làng cấp để tổ chức hai bữa cơm (trƣa ngày 4, sáng ngày 5) và một bữa nƣớc (tối ngày 4). Cỗ chứa Sãi rất to bày trên mâm vuông hai tầng. Trƣa ngày 5 dân anh trở về.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 30 Lớp: K37D – Việt Nam học

Ngày 5 thổi cỗ chùa, ngƣời đến lƣợt phải làm không đƣợc cấp ruộng. Từ tối hôm trƣớc, gia đình thổi cỗ đã cho ngƣời đi mời khắp lƣợt, ngƣời đến chùa đều có quà mừng. Gia đình phải chuẩn bị gạo ngon, rá mới để vo và chậu mới để đựng cơm canh. Vo gạo cả dãy dài, ông chủ đi xem thọc tay vào từng rá gạo để kiểm tra. Ăn cỗ chùa vào trƣa ngày 5.

Đặc biệt những gia đình đƣợc chọn thi cỗ chay (xôi, chuối) để tế tạ ngày 6, phải chuẩn bị từ nhiều tháng trƣớc. Ngay từ tháng tám phải nhờ các cụ đi lùng trong làng ngoài xã, thấy nhà nào có chuối trổ hoa thì đặt mua trƣớc, khi chuối rụng bẹ thì mua cót vuông cắt thủng đáy bao lại để tránh bụi bẩn và côn trùng làm xây sát, chuối lớn một chút thì lấy giấy bản đệm để tạo hình cho quả xòe đều.

Đến rằm tháng chạp sửa lễ quan Giám Trai để cắt chuối và sắm gạo. Gạo nếp cái chừng dăm yến, giã từ rằm, đến ngày 25 thì sàng hạt to nhất và tấm bỏ riêng, chỉ lấy hạt 2/3 gạo thôi, đủ đóng đƣợc 16 phẩm oản to, đến ngày 28-29 thì cất vào chum, sáng mùng 5 mang ra vo để mùng 6 thôi xôi đóng oản. Tiêu chuẩn thi là chuối tiêu bốn nải dài còn xanh, dáng đẹp tròn, quả mập to vừa chín tới, vỏ quả không bị chấu đá, không có vết xƣớc hay tàn nhang và bụi trần. Oản cả 16 phẩm phải trắng rền, mịn màng, óng ánh nhƣ gƣơng. Gia đình đƣợc giải nhất mang phẩm oản và nải chuối biếu quan đầu tỉnh.

1.3.2. Phần hội

Sau phần lễ là những hoạt động vui chơi giải trí rất phong phú và độc đáo bao gồm: Thổi cỗ chùa, Thi oản chuối, cờ ngƣời, múa rối, đốt pháo, đâu vật…

Đặc sắc nhất của lễ hội chùa Trăm Gian là cờ ngƣời, nên hội chùa Trăm Gian còn đƣợc gọi là lễ hội đánh cờ ngƣời. Tham gia đóng các quân cờ, tƣớng nam phải là các cụ ông chức sắc, tƣớng nữ phải là vợ các quan viên trở lên, gia đình song toàn. Các tƣớng này phải là ngƣời hai thôn Thƣợng và Nội từ 50 tuổi trở lên, có tƣớng mạo đẹp. Quân cờ là trai gái ngƣời làng chƣa có vợ có chồng, dáng thanh tú. Cờ ngƣời đƣợc tổ chức trên sàn ở giữa hồ bán nguyệt, ngƣời xem đứng trên bờ quanh hồ. Trong nhà Giá ngự và trên bờ phía sƣờn núi đặt kiệu Thánh chí ở đấy để cũng xem trò dƣới hồ. Những ngƣời giỏi cờ khắp thiên hạ muốn vào đấu phải xin

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 31 Lớp: K37D – Việt Nam học

Ban quản cờ ghi tên rồi vào trong nhà khảo qua cờ bàn để xem tài cao thấp, sau đó chờ đến lƣợt mới lên sàn đấu.

Đấu vật cũng có nhƣng ít thôi, vì đây không có hói vật, tổ chức trên bãi cỏ quanh chùa, thƣờng thu hút các hói vật Quảng Bị, Chúc Sơn, Đồng Lƣ…

Hội pháo cũng sôi nổi, có pháo bông, pháo hoa, pháo ném vào màn pháo trên cao, pháo chuột, pháo nhị thanh. Đoàn dân anh Bối Khê thƣờng mang dàn pháo hoa lên mừng. Pháo hoa khi nổ nở ra các hình ngƣời xay lúa, ngƣời giã gạo và có khi là cả câu đối - chẳng hạn nhƣ câu vốn có trong chùa:

" Bắc quốc chí kim kinh lộ vũ

Nam phƣơng tự cổ vong trƣờng vân"

Rối nƣớc đƣợc tổ chức dƣới hồ, do ngƣời thuộc phƣờng rối nƣớc các nơi đƣợc đón về biểu diễn.

Không khí tƣng bừng náo nhiệt, hƣơng khói mù mịt, tiếng chiêng trống, đàn sáo nổi lên làm cho mọi ngƣời nhƣ say rƣợu. Có phƣờng hát Rô ở Quốc Oai đến, phƣờng chèo Tàu từ Đan Phƣợng sang. Có cả đặc sản “Xẩm chợ” Hà Đông. Chùa Trăm Gian là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Bắc Việt Nam. Mở hội ở chùa là hình thức tổ chức sớm hơn kiểu tổ chức ở đình. Do vậy, lễ hội chùa Trăm Gian còn vọng lại nhiều âm thanh và màu sắc điển hình của một quá khứ xa xƣa với những nét hùng tráng mang tính nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội chùa Trăm Gian truyền thống là lễ hội Phật giáo của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc, trong cái áo khoác tín ngƣỡng xƣa, là việc giáo dục tinh thần yêu nƣớc và đoàn kết, rèn luyện tinh thần thƣợng võ và thi tài khéo léo. Tinh thần ấy vẫn cần cho xã hội hôm nay, tất nhiên có sự đổi mới ở chừng mực cho thích hợp

1.3.3. Giá trị lễ hội chùa Trăm Gian

Giá trị tiêu biểu nhất của lễ hội là “ tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng”. Tức là, mọi lễ hội dù đƣợc phân chia ra sao, dù mang nội dung tôn giáo, nghề nghiệp, vòng đời, hay một ý nghĩa gì khác đi chăng nữa thì bao giờ cũng là sinh hoạt của một cộng đồng ngƣời để biểu dƣơng những vốn liếng văn hóa và sức mạnh cộng đồng gia tộc, cộng đồng địa phƣơng, cộng đồng tôn giáo hay quốc gia....

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 32 Lớp: K37D – Việt Nam học

Lễ hội chùa Trăm Gian là dịp để nhân dân khắp bốn phƣơng về đây hành hƣơng tế lễ, là dịp những giá trị văn hóa nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc của chùa đƣợc quáng bá rộng rãi ra khắp mọi miền đất nƣớc và cũng nhƣ các lễ hội khác thì lễ hội chùa cũng là dịp để nhân dân trong và ngoài vùng có dịp để gặp gỡ, trao đổi và giao lƣu, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và tạo nên sự cố kết cộng đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4. Tiểu kết

Chùa Trăm Gian với vị trí địa lý thuận tiện cho đi lại, thuộc một huyện ngoại thành của Hà Nội, từ trung tâm thành phố du khách có tìm đến nơi đây một cách dễ dàng băng các phƣơng tiện nhƣ ô tô, xe buýt hoặc xe máy.

Là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo, có gác chuông cổ, có lầu trống, có những pho tƣợng quý hiến và rất nhiều những cổ vật độc đáo mà không không nơi đâu có đƣợc đã làm cho ngôi chùa cổ kính ấy độc đáo lại càng thêm hấp dẫn.

Hội chùa Trăm Gian với rất nhiều các hoạt động vui chơi và giải trí không chỉ mang ý nghĩa về thỏa mãn nhu càu giải trí mà còn có ý nghĩa về giáo dục con ngƣời, nâng cao tinh thần tạp thể và trí tuệ.

Những điều trên là những lợi thế vô cùng to lớn mà nơi đây có đƣợc, chúng ta phải tận dụng khai thác một cách triệt để và hợp lý để những lợi thế ấy trở thành sức mạnh và nguồn lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội mà không làm ảnh hƣởng hay mất đi những giá trị vốn có của nó, để nơi đây mãi là một điểm đến hấp dẫn cho du khách thập phƣơng, những ngƣời nghiên cứa và cả nhân dân địa phƣơng.

Lễ hội này hằng năm thu hút không chỉ ngƣời dân địa phƣơng mà cò thu hút đƣợc một lƣợng khách du lịch khá lớn, mang đến cho chùa Trăm Gian nói riêng và huyện Chƣơng Mỹ nói chung một nguồi thu nhập lớn để cải thiện đời sống vật chất, dần dần nâng cao dân trí và đời sống tinh thần cho nhân dân.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 33 Lớp: K37D – Việt Nam học

CHƢƠNG 2

THƢ̣C TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA TRĂM GIAN

2.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật

* Công tác tu bổ, bảo tồn và tôn tạo di tích

Công tác tu bổ, bảo tồn và tôn tạo di tích đã đạt đƣợc những kết quả tƣơng đối tốt, chỉ đạo dự án tôn tạo , bảo tồn đảo bảo đúng quy hoạch , đáp ƣ́ng cơ bản yêu cầu chống xuống cấp , bảo tồn nhƣ̃ng di tích , hiện vật quan trọng . Việc đầu tƣ tôn tạo , bảo vệ và phát huy những giá trị lịch sử , văn hóa của di tích chùa Trăm Gian là đúng hƣớng theo dƣ̣ án của thành phố xây dƣ̣ng Khu du lịch tâm lich của huyện Chƣơng Mỹ. Hằng năm, Ban quản lý chùa phối hợp với phòng Văn hóa - Thông tin huyện Chƣơng Mỹ, Ban quản lý di tích , danh thắng Hà Nội và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm kê , đánh giá hiện trạng di tích , hiện vật và các hạng mục công trình trong khu di tích . Đề xuất với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội xin ý kiến chỉ đạo và có biện pháp hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật để tiến hành trùng tu , phục dƣ̣ng đúng nguyên mẫu , kỹ thuật. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp vì vậy công tác tu bổ , tôn tạo chƣa đồng bộ , chủ yếu tập trung vào các hạng mục , công trình trọng điểm có nguy cơ xuống cấp và hƣ hỏng . Một số công trình phụ trợ hay hạng mục chƣa đƣợc q uan tâm đầu tƣ , trùng tu. Bên cạnh đó , trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác bảo tồn có mặt còn hạn chế ,do vậy mà việc tham mƣu đề xuất có lúc còn chƣa kịp thời . Sƣ̣ chỉ đạo và phối hợp của các cơ quan lãnh đ ạo có lúc chƣa nhịp nhàng , làm ảnh hƣởng tới tiến độ và chất lƣợng công tác bảo tồn và trùng tu di tích . Nhất là trong công tác tu sửa chùa đã gặp phải những khó khăn và rắc rối nhất định do những ngƣời tham gia vào công tác tu sửa chƣa nhận thức đƣợc hết những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của mỗi cảnh vật trong khu di tích nên đã tu sửa một số công trình theo hƣớng làm mới nhƣ : Bậc đá cao vút dẫn vào chùa bao năm nay rêu phong cổ kính, đá đƣợc đẽo gọt thủ công tuyệt mỹ, giờ bị đập ra toàn bộ, ném di vật chỏng chơ ngay sân chùa, để đá xẻ thời nay thay thế. Khu gác

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 34 Lớp: K37D – Việt Nam học

khánh vững chãi, và nhà tổ cũng đƣợc tu sửa theo hƣớng làm mới. Tuy nhiên, việc xâm hại nghiêm trọng khác hẳn với việc phá hủy toàn bộ khu di tích. Chùa rộng 3ha với hàng chục hạnh mục, trong đó chỉ có 3 hạng mục bị xâm hại là chính xác, Gác chuông và tam bảo là phần quan trọng của ngôi chùa vẫn còn đó. Và khả năng phục hồi lại những hạng mục đã bị xây dựng mới của chùa Trăm Gian là tƣơng đối khả quan.

Chƣa có sƣ̣ phân định rõ việc bảo tồn các di tích với phát triển các công trình dịch vụ đáp ứng yêu cầu tham quan của du khách . Hoạt động đầu tƣ sƣu tầm , nghiên cƣ́u và bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ tƣơng xƣ́ng , vì vậy mảng phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở di tích chƣa thật sƣ̣ hiệu quả . Hoạt động du lịch chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức theo yêu cầu phát triển.

* Hệ thống giao thông, điện- nước:

Hệ thống giao thông, điện- nƣớc nằm trong hệ thống cơ sở hạ tầng , vật chất kỹ thuật của chùa Trăm Gian , trong nhƣ̃ng năm gần đây hệ thống giao thông và điện nƣớc không ngƣ̀ng đƣợc đầu tƣ , xây dƣ̣ng và hoàn thiện, tạo nên diện mạo mới cho khu di tích này ngày càng khang trang , tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và là tiền đề quan trọng để thu hút khách du lich đến với chùa Trăm Gian ngày càng nhiều hơn . Do đó , ban quản lý di tích chùa Trăm Gian và các cấp lãnh đạo của huyện Chƣơng Mỹ rất quan tâm , thƣờng xuyên chỉ đạo và tập trung huy động các nguồn lƣ̣c vào việc xây dƣ̣ng và hoàn thiện hệ thống giao thông nói riêng và hệ thống cở sở hạ tầng tại chùa Trăm Gian nói chung.

Hệ thống giao thông tƣ̀ đƣờng quốc lộ 6 vào chùa dài 5km đƣợc mở rộng , đảm bảo cho tất cả các phƣơng tiện tƣ̀ ô tô , xe máy … có thể đi tƣ̀ đƣờng quốc lộ vào chùa một cách dễ dàng và th uận tiện, các tuyến đƣờng phụ vào khu di tích cũng là đƣờng bê tông dễ dàng đi lại cho nhân dân địa phƣơng và du khách trăm miền tới đây một cách dễ dàng và thuận tiện nhất , đƣờng nối các cụm di tích trong chùa cũng đƣợc xây bằng hệ thống bậc thang và có cả đƣờng cho xe máy có thể đi lên khu vƣ̣c

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội chùa trăm gian với việc phát triển du lịch văn hóa (Trang 35)