Tƣợng Quan Âm

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội chùa trăm gian với việc phát triển du lịch văn hóa (Trang 33)

7. Bố cục của khóa luận

1.2.4.4. Tƣợng Quan Âm

Dạng tƣợng Quan Âm Tọa Sơn có lẽ chính là sự kết hợp của tín ngƣỡng thờ Mẫu với Phật giáo. Trong điện Mẫu ở các chùa, ba Mẫu Thiên – Thoải (Thủy) – Thƣợng Ngàn thƣờng đƣợc tạo hình giống nhau và đƣợc đặt ở vị trí ngang hàng nhau. Tuy nhiên ở nhiều nơi Mẫu Thƣợng Ngàn còn đƣợc tách ra thờ riêng trong Sơn Trang, đƣợc tạo hình là cả một cảnh rừng núi, hang động còn hoang sơ. Nhƣ thế Mẫu Thƣợng Ngàn theo đúng nghĩa là ngƣời Mẹ ngồi trên đỉnh núi. Khi tín ngƣỡng thờ Mẫu thâm nhập vào ngay chính Phật điện thì Mẫu đƣợc Phật hóa thành Bồ Tát, cụ thể Mẫu Thƣợng Ngàn hóa thân thành Bồ Tát Quan Âm Tọa Sơn. Loại tƣợng này có bế một đứa bé – tƣợng trƣng cho chúng sinh đau khổ, nên còn đƣợc gọi là Quan Âm Tống Tử. Trong quá trình dân gian hóa hình thức này chuyển thành Quan Âm Thị Kính, cũng gọi là Mụ Thiện.

Tƣợng Quan âm tọa sơn tại chùa Trăm Gian có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XVIII.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 27 Lớp: K37D – Việt Nam học

1.2.5. Một số hiện vật cổ quý giá khác

Ngoài ra, ở chùa Trăm Gian còn có một số lƣợng lớn di vật nhƣ:

Quảng Nghiêm cổ tự là một trong số những hiện vật cổ quý giá ở chùa Trăm Gian. Quả chuông cao 140cm, đƣờng kính miệng là 79cm, miêng loe khỏi thân 7cm, là điển hình của chuông đồng Tây Sơn , miệng để trơn, có 4 núm đánh, quanh núm có từ 24- 26 hạt nhân. Phần quai chuông là hai con rồng chung lƣng vào nhau , rồng ở đây không có đuôi , phía dƣới lƣng là cụm mây xoắn , vây lƣng rồng là vây gai . Trên thân có khắc bài minh do Thuỵ Nhâm hầu Phan Huy Ích soạn có niên đại Cảnh Thịnh nhị niên tuế thứ Giáp Dần mạnh xuân cát đán (1794) và Ngô Thì Nhậm nhuận sắc.

Một khánh đồng có niên đại “Cảnh Hƣng thập niên cƣ̉u nguyệt nhị thập cƣ̉u nhật chú” tƣ́c đúc ngày 29-9- Cảnh Hƣng thứ 10 (1750). Chính giữa khánh có hình mặt trăng là núm đánh gồm 2 vòng tròn nổi khối . Mặt trƣớc có 4 chƣ̃ đại tƣ̣ viết theo kiểu chƣ̃ triện cách điệu , 4 chƣ̃a đại tƣ̣ mặt sau là “quảng Nghiên thiền tƣ̣” . Dƣới 4 chƣ̃ đại tƣ̣ mắt trƣớc có băng chạy nagng với dòng chƣ̃ viết theo kiểu chƣ̃ Phạn. Khánh dài 147cm, rộng 94cm do một vị cung tần của chúa Trịnh cung tiến (Vƣơng thị phủ nội cung tần Nguyễn Thị Vinh cung tiến ).

Hiện nay chùa cò n bảo lƣu đƣợc 14 tấm bia đá , trong đó có 2 tấm bia nằm ở sân trên phía trƣớc nhà tiền đƣờng hầu nhƣ không còn nét chƣ̃ , hoa văn, còn lại đều nguyên lành về hình dáng , chƣ̃ viết, hoa văn trang trí _ đó chính là tài sản vô cùn g quý giá của ngƣời xƣa để lại . Trong số này phần lớn là bia hậu , bia trùng tu nhƣng đặc biệt nhà chùa còn giƣ̃ đ ƣợc 3 tấm bia quý đó là : “Quảng Nghiên tự bi ký” , “Đặng tƣớng công bi”, “ Tiên Lƣ̃ đƣ́c thánh bi ký”.

Bệ gạch đ ất nung ở Tam bảo chùa . Bệ gạch cao , đồ sộ , có kích thƣớc dài 2m60, rộng 1m30, cao 0m96. Đây là ví dụ tiêu biểu cho bệ đất nung thời nhà Mạc . Trang trí trên bệ rất phong phú , tầng trên bệ là lớp cánh sen , cánh sen ở đây to , mập và trang trí nhiều hình mây xoắn . Tiếp đến là lớp thƣ́ hai hơi thu vào , bốn góc của lớp này có bốn hình chim thần Ga ru đa . Phía trong các khoang nhỏ đƣợc trang trí nhiều về đề tài rồng , lân, ngƣ̣a, voi và hoa lá . Năm 1973 có tình trạng nứt đổ nền

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 28 Lớp: K37D – Việt Nam học

chùa, Sở văn hóa tổ chƣ́c tháo ra tu sƣ̉a lại và qua đó chúng ta thấy trong lòng bệ còn nhiều đồ đất nung có giá trị nhƣ : nhƣ̃ng viên gạch có hoa văn khá đẹp , ngƣời ta gọi là gạch hòm sớ , trên đó chạm nhƣ̃ng họa tiết trang trí phong phú nhƣ : rồng yên ngƣ̣a, hƣơu, nai, hổ, báo… và mỗi con một kiểu rất sinh động . Tầng dƣới bệ là nhƣ̃ng lớp cánh sen úp giống nhƣ tầng trên.

Hơn 40 pho tƣợng thổ và mộc , trong đó phần l ớn là tƣợng đƣợc tạo tác vào thời Lê.

Đó là rồng đá thời Trần làm lan can thành bậc cửa chùa, có thân dài mập nhƣng ghép đầu rồng thời Nguyễn.

Trong chùa còn có nhiều bia, hoành phi, câu đối…, riêng có hai câu đối khảm trai, tƣơng truyền có từ thời nhà Hồ (1400-1406).

1.3. Lễ hội chùa Trăm Gian 1.3.1. Phần lễ 1.3.1. Phần lễ

Hàng năm chùa chùa Trăm Gian mở hội vào ngày mồng 4 tháng giêng. Ở chùa Trăm Gian, Phật giáo đã hòa nhập với tín ngƣỡng địa phƣơng nên ngoài thờ Phật thì Chùa còn thờ cả Thánh, hội chùa Trăm Gian kỷ niệm ngày hoá của đức Thánh Nguyễn Bình An ( thánh Bối ), trụ trì chùa Trăm Gian vào cuối đời Trần, là ngƣời đón thợ khéo về mở rộng cảnh chùa. Ông tu tại ngôi chùa này và là ngƣời nổi tiếng là thông tuệ phật pháp và có nhiều phép lạ giúp đỡ dân chúng.

Lễ hội chùa Trăm Gian là lễ hội vùng, gồm các thôn nhƣ thôn Nội, thôn Thƣợng, thôn Phƣơng Khê, (thuộc xã Tiên phƣơng) và thôn Thổ Nghĩa ( nay thuộc xã Tân Hoà, Quốc Oai). Trƣớc ngày hội, làng có dán bảng giấy hội ở nhiều nơi để mời khách thập phƣơng về dự.

Sáng ngày mùng 4, đại đám có rƣớc kiệu Thánh, rƣớc nhang yến (án), rƣớc giá cỗ (cỗ bánh chƣng bánh dày của nhà chùa), rƣớc giá văn bản (để bản văn tế), rƣớc mâm ngũ quả và bát nhang. Riêng kiệu Thánh là kiệu bát công do 18 ngƣời khiêng, mỗi giá rƣớc có bốn ngƣời khiêng. Ngƣời rƣớc đều mặc áo Mã tiền gồm trong là thân áo, ngoài đính các dải phƣớn màu xanh-đỏ-tím-vàng phía trên nhỏ bằng đũa cả, phía dƣới to bằng mái chèo.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 29 Lớp: K37D – Việt Nam học

Bắt đầu vào giờ Thìn (7-9 giờ sáng) thì rƣớc kiệu ra sập đá trƣớc nhà Tiền đƣờng để trí kiệu (tức chồng đòn ), cắm tàn quạt xung quanh và bày dàn bát bửu . Sau đó rƣớc xuống núi theo đƣờng chữ chi từ chùa xuống gác chuông thì vòng qua phải rồi quay lại đi giữa nhà giá ngự và hồ bán nguyệt để ra đƣờng làng, từ đây đi thẳng ra Quán Thánh ở giữa đồng chiêm là nơi có dấu tích bƣớc chân thứ nhất của Thánh về quê xin tƣơng cà.

Đến hòn đá ở Quán Thánh thì tổ chức tế. Chỉ huy đám rƣớc là ông Quản Tuần cùng các chức sắc chánh phó tổng, do trƣơng tuần dẹp đƣờng. Tế xong thì rƣớc về, khi đi đến chân núi thì rƣớc thẳng lên chùa mà không phải đi chữ chi nữa.

Đến tối Thánh hoàn cung thì đoàn Mai Lĩnh phải vào trƣớc cửa điện Thánh làm lễ trình rối với ý nghĩa là sự trình diện của quân Minh xƣa. Đoàn Mai Lĩnh có 4-5 ngƣời, gồm một ngƣời gánh những con rối đựng trong hai bồ to và mấy ngƣời đi trình rối. Khi trình rối, họ căng màn lên, ngƣời trình đứng sau màn lần lƣợt giơ con rối bà mẹ rồi thứ tự rối các con. Trình xong, các con rối đƣợc cất đi để năm sau dùng lại, sáng hôm sau đoàn về.

Về mâm ngũ quả thực ra có nhiều thứ quả gồm chuối tiêu sáu nải, cam đƣờng 10 quả, cam sành 10 quả, quýt 10 quả, bƣởi đào một quả, bƣởi chua một quả, bƣởi đƣờng một quả, bƣởi gấc một quả, na một quả, mít một quả, dứa một quả… càng nhiều thứ quả càng tốt.

Đoàn đại biểu Bối Khê quê hƣơng Đức Thánh sang dự hội chùa Trăm Gian đƣợc gọi là các cụ Sãi quan anh, gồm tám cụ ông và tám cụ bà. Đến hội chùa Bối Khê 12 tháng Giêng, đoàn đại biểu của tứ bích lên dự cũng đƣợc gọi nhƣ thế.

Để đón tiếp, làng bình chọn trong “Tứ bích” mỗi thôn hai ngƣời, phải là ngƣời cao tuổi, có uy tín trong dân, đạo cao đức trọng, đủ tƣ cách, khi tiếp chuyện phải nói năng lễ độ, nhún nhƣờng, hàn huyên thân tình sau một năm xa cách. Các cụ Sãi Bối Khê đƣợc lấy từ bảy sào ruộng do làng cấp để tổ chức hai bữa cơm (trƣa ngày 4, sáng ngày 5) và một bữa nƣớc (tối ngày 4). Cỗ chứa Sãi rất to bày trên mâm vuông hai tầng. Trƣa ngày 5 dân anh trở về.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 30 Lớp: K37D – Việt Nam học

Ngày 5 thổi cỗ chùa, ngƣời đến lƣợt phải làm không đƣợc cấp ruộng. Từ tối hôm trƣớc, gia đình thổi cỗ đã cho ngƣời đi mời khắp lƣợt, ngƣời đến chùa đều có quà mừng. Gia đình phải chuẩn bị gạo ngon, rá mới để vo và chậu mới để đựng cơm canh. Vo gạo cả dãy dài, ông chủ đi xem thọc tay vào từng rá gạo để kiểm tra. Ăn cỗ chùa vào trƣa ngày 5.

Đặc biệt những gia đình đƣợc chọn thi cỗ chay (xôi, chuối) để tế tạ ngày 6, phải chuẩn bị từ nhiều tháng trƣớc. Ngay từ tháng tám phải nhờ các cụ đi lùng trong làng ngoài xã, thấy nhà nào có chuối trổ hoa thì đặt mua trƣớc, khi chuối rụng bẹ thì mua cót vuông cắt thủng đáy bao lại để tránh bụi bẩn và côn trùng làm xây sát, chuối lớn một chút thì lấy giấy bản đệm để tạo hình cho quả xòe đều.

Đến rằm tháng chạp sửa lễ quan Giám Trai để cắt chuối và sắm gạo. Gạo nếp cái chừng dăm yến, giã từ rằm, đến ngày 25 thì sàng hạt to nhất và tấm bỏ riêng, chỉ lấy hạt 2/3 gạo thôi, đủ đóng đƣợc 16 phẩm oản to, đến ngày 28-29 thì cất vào chum, sáng mùng 5 mang ra vo để mùng 6 thôi xôi đóng oản. Tiêu chuẩn thi là chuối tiêu bốn nải dài còn xanh, dáng đẹp tròn, quả mập to vừa chín tới, vỏ quả không bị chấu đá, không có vết xƣớc hay tàn nhang và bụi trần. Oản cả 16 phẩm phải trắng rền, mịn màng, óng ánh nhƣ gƣơng. Gia đình đƣợc giải nhất mang phẩm oản và nải chuối biếu quan đầu tỉnh.

1.3.2. Phần hội

Sau phần lễ là những hoạt động vui chơi giải trí rất phong phú và độc đáo bao gồm: Thổi cỗ chùa, Thi oản chuối, cờ ngƣời, múa rối, đốt pháo, đâu vật…

Đặc sắc nhất của lễ hội chùa Trăm Gian là cờ ngƣời, nên hội chùa Trăm Gian còn đƣợc gọi là lễ hội đánh cờ ngƣời. Tham gia đóng các quân cờ, tƣớng nam phải là các cụ ông chức sắc, tƣớng nữ phải là vợ các quan viên trở lên, gia đình song toàn. Các tƣớng này phải là ngƣời hai thôn Thƣợng và Nội từ 50 tuổi trở lên, có tƣớng mạo đẹp. Quân cờ là trai gái ngƣời làng chƣa có vợ có chồng, dáng thanh tú. Cờ ngƣời đƣợc tổ chức trên sàn ở giữa hồ bán nguyệt, ngƣời xem đứng trên bờ quanh hồ. Trong nhà Giá ngự và trên bờ phía sƣờn núi đặt kiệu Thánh chí ở đấy để cũng xem trò dƣới hồ. Những ngƣời giỏi cờ khắp thiên hạ muốn vào đấu phải xin

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 31 Lớp: K37D – Việt Nam học

Ban quản cờ ghi tên rồi vào trong nhà khảo qua cờ bàn để xem tài cao thấp, sau đó chờ đến lƣợt mới lên sàn đấu.

Đấu vật cũng có nhƣng ít thôi, vì đây không có hói vật, tổ chức trên bãi cỏ quanh chùa, thƣờng thu hút các hói vật Quảng Bị, Chúc Sơn, Đồng Lƣ…

Hội pháo cũng sôi nổi, có pháo bông, pháo hoa, pháo ném vào màn pháo trên cao, pháo chuột, pháo nhị thanh. Đoàn dân anh Bối Khê thƣờng mang dàn pháo hoa lên mừng. Pháo hoa khi nổ nở ra các hình ngƣời xay lúa, ngƣời giã gạo và có khi là cả câu đối - chẳng hạn nhƣ câu vốn có trong chùa:

" Bắc quốc chí kim kinh lộ vũ

Nam phƣơng tự cổ vong trƣờng vân"

Rối nƣớc đƣợc tổ chức dƣới hồ, do ngƣời thuộc phƣờng rối nƣớc các nơi đƣợc đón về biểu diễn.

Không khí tƣng bừng náo nhiệt, hƣơng khói mù mịt, tiếng chiêng trống, đàn sáo nổi lên làm cho mọi ngƣời nhƣ say rƣợu. Có phƣờng hát Rô ở Quốc Oai đến, phƣờng chèo Tàu từ Đan Phƣợng sang. Có cả đặc sản “Xẩm chợ” Hà Đông. Chùa Trăm Gian là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Bắc Việt Nam. Mở hội ở chùa là hình thức tổ chức sớm hơn kiểu tổ chức ở đình. Do vậy, lễ hội chùa Trăm Gian còn vọng lại nhiều âm thanh và màu sắc điển hình của một quá khứ xa xƣa với những nét hùng tráng mang tính nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội chùa Trăm Gian truyền thống là lễ hội Phật giáo của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc, trong cái áo khoác tín ngƣỡng xƣa, là việc giáo dục tinh thần yêu nƣớc và đoàn kết, rèn luyện tinh thần thƣợng võ và thi tài khéo léo. Tinh thần ấy vẫn cần cho xã hội hôm nay, tất nhiên có sự đổi mới ở chừng mực cho thích hợp

1.3.3. Giá trị lễ hội chùa Trăm Gian

Giá trị tiêu biểu nhất của lễ hội là “ tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng”. Tức là, mọi lễ hội dù đƣợc phân chia ra sao, dù mang nội dung tôn giáo, nghề nghiệp, vòng đời, hay một ý nghĩa gì khác đi chăng nữa thì bao giờ cũng là sinh hoạt của một cộng đồng ngƣời để biểu dƣơng những vốn liếng văn hóa và sức mạnh cộng đồng gia tộc, cộng đồng địa phƣơng, cộng đồng tôn giáo hay quốc gia....

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 32 Lớp: K37D – Việt Nam học

Lễ hội chùa Trăm Gian là dịp để nhân dân khắp bốn phƣơng về đây hành hƣơng tế lễ, là dịp những giá trị văn hóa nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc của chùa đƣợc quáng bá rộng rãi ra khắp mọi miền đất nƣớc và cũng nhƣ các lễ hội khác thì lễ hội chùa cũng là dịp để nhân dân trong và ngoài vùng có dịp để gặp gỡ, trao đổi và giao lƣu, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và tạo nên sự cố kết cộng đồng

1.4. Tiểu kết

Chùa Trăm Gian với vị trí địa lý thuận tiện cho đi lại, thuộc một huyện ngoại thành của Hà Nội, từ trung tâm thành phố du khách có tìm đến nơi đây một cách dễ dàng băng các phƣơng tiện nhƣ ô tô, xe buýt hoặc xe máy.

Là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo, có gác chuông cổ, có lầu trống, có những pho tƣợng quý hiến và rất nhiều những cổ vật độc đáo mà không không nơi đâu có đƣợc đã làm cho ngôi chùa cổ kính ấy độc đáo lại càng thêm hấp dẫn.

Hội chùa Trăm Gian với rất nhiều các hoạt động vui chơi và giải trí không chỉ mang ý nghĩa về thỏa mãn nhu càu giải trí mà còn có ý nghĩa về giáo dục con ngƣời, nâng cao tinh thần tạp thể và trí tuệ.

Những điều trên là những lợi thế vô cùng to lớn mà nơi đây có đƣợc, chúng ta phải tận dụng khai thác một cách triệt để và hợp lý để những lợi thế ấy trở thành sức mạnh và nguồn lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội mà không làm ảnh hƣởng hay mất đi những giá trị vốn có của nó, để nơi đây mãi là một điểm đến hấp dẫn cho du khách thập phƣơng, những ngƣời nghiên cứa và cả nhân dân địa phƣơng.

Lễ hội này hằng năm thu hút không chỉ ngƣời dân địa phƣơng mà cò thu hút đƣợc một lƣợng khách du lịch khá lớn, mang đến cho chùa Trăm Gian nói riêng và huyện Chƣơng Mỹ nói chung một nguồi thu nhập lớn để cải thiện đời sống vật chất, dần dần nâng cao dân trí và đời sống tinh thần cho nhân dân.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 33 Lớp: K37D – Việt Nam học

CHƢƠNG 2

THƢ̣C TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA TRĂM GIAN

2.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật

* Công tác tu bổ, bảo tồn và tôn tạo di tích

Công tác tu bổ, bảo tồn và tôn tạo di tích đã đạt đƣợc những kết quả tƣơng đối tốt, chỉ đạo dự án tôn tạo , bảo tồn đảo bảo đúng quy hoạch , đáp ƣ́ng cơ bản yêu cầu chống xuống cấp , bảo tồn nhƣ̃ng di tích , hiện vật quan trọng . Việc đầu tƣ tôn tạo ,

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội chùa trăm gian với việc phát triển du lịch văn hóa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)