8. Những chữ viết tắt trong đề tài
2.5.3. Hình thành kĩ xảo và thói quen
- Kĩ xảo: Do kĩ xảo thực hiện chức năng làm giảm bớt khó nhọc, biểu hiện ở khẳ năng thực hiện các hành động mà không cần có sự kiểm tra đặc biệt của ý thức. Kĩ xảo là kĩ năng ở mức độ cao của sự nắm vững kiến thức. Nếu kĩ năng đòi hỏi ở mức độ nhiều hay ít sự tự kiểm tra tỉ mỉ của ý thức thì kỉ xảo là hành động tự động hóa, khi đó sự kiểm tra của ý thức xảy ra chớp nhoáng và các thao tác được thực hiện nhanh như một cái máy toàn bộ tổng hợp, một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các dạng của kĩ xảo:
Kĩ xảo thực nghiệm: Các Kĩ xảo thực nghiệm quan trọng cần rèn luyện ở HS như: sử dụng đúng dắn các dụng cụ đo; sử dụng đúng dắn các trang bị phụ trợ; lập được các mạch điện đơn giản theo sơ đồ và các thiết bị thực nghiệm theo hình vẽ.
Kĩ xảo áp dụng các PP toán học: Tính toán các đại lượng biến đổi; giải hệ phương trình đơn giản; sử dụng các bội ước và các ước số của các đơn vị của các đại lượng VL; tính các đại lượng trung bình.
- Thói quen: Thói quen sẽ giúp kĩ năng, kĩ xảo thông thạo và nhanh chóng hơn. Các
thói quen cần hình thành ở HS trong học tập VL là:
Trong giải các bài toán: Cân nhắc các điều kiện đã cho; phân tích nội dung bài toán VL; biểu diễn tình huống VL trên hình vẽ; lập các Phương trình; chuyển tất cả các đơn vị đo về cùng một hệ thống....
Trong việc tiến hành các công tác TN: Tìm phạm vi xác định các đại lượng VL cần đo trước khi thực hiện TN; lập kế hoạch; lựa chọn thiết bị TN; chuẩn bị mẫu báo cáo trước; vẽ đồ thị trên giấy kẽ li; xem xét sai số...[7]