8. Những chữ viết tắt trong đề tài
3.4. Áp dụng PPTN trong D Hở THPT
Ví dụ: Bài học “Dòng điện trong chất khí” (lớp 11)
Làm xuất hiện vấn đề: Trước tiên GV sẽ hỏi HS không khí có dẫn điện không ? Có cách
nào để làm không khí dẫn được điện không ?
Đối với HS câu hỏi này là câu hỏi khó. Thông thường HS cho rằng không khí không dẫn điện, nhưng có nhiều TN của các nhà khoa học chứng minh trong những trường hợp đặc biết không khí vẫn dẫn điện ( trong các ngày mưa dông, hoặc là không khí bị kích thích…) do đó GV có thể đưa ra một vài hiện tượng đơn giản để HS có thể thấy ngay là chất khí dẫn điện. Ví dụ như: Khi xảy ra hỏa hoạn thì các mạch điện bị chập mạch làm đám cháy lớn hơn và gây ra tiếng nổ, những cây xanh hay công trình bị sét đánh
Xây dựng giả thuyết: GV yêu cầu HS dự đoán nguyên nhân nào sinh ra dòng điện trong
chất khí? HS căn cứ vào điều kiện nhiệt độ, thời tiết để suy luận(GV có thể hướng dẫn HS kết hợp với kiến thức hóa học về sự dịch chuyển va chạm của các hạt điện tích )
Suy ra hệ quả: Khi nhiệt độ cao thì nguyên tử hoặc phân tử mất bớt electron và trở thành
ion dương. Do đó dđ trong chất khí là dòng chuyển dời của các ion dương và electron.
TN kiểm tra: Dùng một nam tụ điện mắc vào một vôn kế tĩnh điện và một đèn cồn khi
chưa nung nóng không khí giữa hai bản tụ kim vôn kế chỉ vạch số 0. khi dùng đèn nung nóng kim vôn kế bị lệch chứng tỏ có dòng điện chạy qua. Như vậy giả thuyết đã được khẳng định và được phát biểu: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường.
Ứng dụng: Các ứng dụng trong kỹ thuật của dđ trong chất khí được nghiên cứu trong các hiện tượng sấm, sét, hồ quang điện,…
3.5. Tổ chức DH VL theo PPTN ở THPT