Kết quả kiểm tra:

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng học tập vật lí của học sinh khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lí 11 nâng cao (Trang 64)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

5.6.4. Kết quả kiểm tra:

Trong đượt TTSP tôi được phân công dạy lớp 11 nhưng không được dạy chương 3. Dòng điện trong các môi trường nên em chưa có điều kiện áp dụng đề kiểm tra vào thực tiễn.

KẾT LUẬN



Trong công cuộc hội nhập và phát triển đất nước thì cuộc cách mạng đổi mới trong giáo dục như một bước tiến tất yếu. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo của HS; phát triển tư duy và trí tuệ cho HS; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Giữa những định hướng thiết thực của phương pháp dạy học tích cực tôi đã chọn cho mình hướng nghiên cứu là Rèn luyện kĩ năng học tập vật lí của HS, để hoàn thiện hơn nữa sự hiểu biết của bản thân về vấn đề rèn luyện kĩ năng học tập vật lí của HS, tạo một nền tảng sơ khai về PPDH tích cực theo đường lối đổi mới của giáo dục hiện đại, một hành trang vô cùng quan trọng cho người giáo viên Vật lí trong tương lai.

Qua việc NC đề tài tôi xin điểm lại những nội dung tôi đã đạt được:

- Tôi đã nghiên cứu lý thuyết về con đường nhận thức, các mức độ nhận thức, các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương pháp thực nghiệm.

- Tôi đã NC qui trình soạn giáo án và đã thấy được tầm quan trọng của từng bước trong qui trình, cách thực hiện các qui trình.

- Tôi đã vận dụng lý thuyết để nghiên cứu soạn giáo án các bài chương 3. Dòng điện trong các môi trường, Vật lí 11 nâng cao.

- Tôi đã NC được các biện pháp góp phần hình thành và phát kĩ năng học tập vật lí cho HS.

- Hiểu được tầm quan trọng của GV trong việc rèn luyện kĩ năng học tập vật lí của học cho HS.

Bên cạnh những thành công của đề tài thì vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như:

- Do trong quá trình TTSP tôi không được giảng dạy chương 3 nên đề tài luận văn này chỉ thực hiện trên cơ sở lý thuyết, chưa được áp dụng, kiểm tra, đánh giá trên thực tiễn dạy học ở trường THPT nên có thể nói tính thuyết phục là không cao.

- Vì trong thực tế ở trường phổ thông những khó khăn từ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sự chênh lệch giữa trình độ HS…sẽ dẫn đến nhiều sự khác biệt so với cơ sở lý thuyết mà đề tài luận văn đã đưa ra và đây cũng là những nhược điểm của đề tài cần được khắc phục khi cọ sát với thực tế giảng dạy sau này.

Đây là đề tài mà em rất tâm đắc, chắc chắn sau này khi về trường phổ thông tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn và vận dụng nó vào trong giảng dạy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Hải Châu….Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa 12 môn Vật lí (Tài liệu dùng trong các lớp tập huấn bồi dưỡng giáo viên cốt cán thực hiện chương trình và SGK lớp 12). NXB Giáo dục.

[2] Phạm Quý Tư… Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Vật lí 10 nâng cao. Bộ GD-ĐT - 2006.

[3] Lương Duyên Bình,… Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Vật lí 11. Bộ GDĐT. NXB Giáo dục - 2007.

[4] Phạm Hữu Tòng, Lí luận dạy học vật lí ở trường trung học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. NXB giáo dục.

[5] Lương Duyên Bình,… Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Vật lí 10 Cơ bản. Bộ GDĐT. NXB giáo dục - 2006.

[6] Phạm Hữu Tòng, Hình thành kiến thức, kĩ năng - phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học VL. Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Giáo dục.

[7] Phạm Hữu Tòng, Thiết kế hoạt động dạy học VL.NXN Giáo dục - 1999.

[8] Trần Quốc Tuấn, Chuyên đề PPDH Vật lý. Bồi dưỡng PPTN cho HS trong dạy học ở trường THPT - 2004.

[9] Trần Thúy Hằng, Hà Duyên Tùng, Thiết kế bài giảng vật lí 11 nâng cao, tập 1. NXB Hà Nội – 2007.

[10] Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Văn Phán, Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn VL lớp 11. NXB Giáo dục – 2008.

[11] ThS. Nguyễn Phú Đông, Hướng dẫn học và giải chi tiết bài tập VL 11. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội – 2010.

PHỤ LỤC

Thiết kế một số giáo án chương dòng điện trong các môi trường

BÀI 3 DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG

I. Mục tiêu

1.Kiến thức:

- Hiểu được bản chất và tính chất của dòng điện trong chân không. Hiểu được đường đặc tuyến Vôn-ampe của dòng điện trong chân không.

Hiểu được bản chất và những ứng dụng của tia catôt. [9]

2. Kĩ năng

Nhận biết được các thiết bị của ống phóng điện từ.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Các hình vẽ trong SGK

- Sưu tầm các hình ảnh ứng dụng của tia catôt và ống phóng điện tử - Các kiến thức về môi trường chân không

- Phiếu học tâp.

PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1:Chọn một đáp án sai khi nói về dòng điện trong chân không:

A. dòng điện trong chân không chỉ đi theo một chiều từ anot sang catot

B. sau khi bứt khỏi catot của ống chân không chịu tác dụng của điện trường electron chuyển động từ catot sang anot

C. dòng điện trong chân không là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường

D. khi nhiệt độ càng cao thì cường độ dòng điện bão hòa càng lớn

Câu 2: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chân không vào hiệu điện thế được

biểu diễn bởi đồ thị nào sau đây:

Câu 3: Tia catốt là chùm:

A. electron phát ra từ anot bị nung nóng B. electron phát ra từ catot bị nung nóng C. ion dương phát ra từ catot bị nung nóng D. ion âm phát ra từ anot bị nung nóng

Câu 4: Chọn một đáp án sai khi nói về tính chất của tia catot:

A. làm phát quang một số chất khi đập vào chúng B. mang năng lượng C. bị lệch trong điện từ trường

I O U I O U I O U I O U A B C D Ibh Ub

Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải của tia catot:

A. tác dụng lên kính ảnh B. có thể đâm xuyên các lá kim loại mỏng C. ion hóa không khí D. không bị lệch trong điện từ trường

Câu 6: Bản chất của dòng điện trong chân không là

A. Dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương cùng chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường

B. Dòng dịch chuyển có hướng của các electron cùng ngược điện trường

C. Dòng dịch chuyển có hướng của các electron bứt ra khỏi catôt khi bị đốt nóng

D. Dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương cùng chiều điện trường và các ion âm , electron ngược chiều điện trường

Câu 7: Cường độ dòng điện bão hòa trong chân không tăng khi nhiệt độ catôt tăng là do

A. Số hạt tải điện do bị ion hóa tăng lên

B. Sức cản của môi trường lên các hạt tải điện giảm đi C. Số electron bật ra khỏi catôt nhiều hơn

D. Số electron bật ra khỏi catôt trong một giây tăng lên

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng

A. Dòng điện trong chân không tuân theo định luật Ôm

B. Khi hiệu điện thế đặt vào điôt chân không tăng thì cường độ dòng điện tăng C. Dòng điện trong chân không chỉ theo một chiều từ anôt đến catôt

D. Quỹ đạo của eletron trong tia catôt không phải là một đương thẳng

Câu 9: Đối với dòng điện trong chân không, khi catôt bị nung nóng đồng thời hiệu điện

thế giữa hai đầu anôt và catôt bằng không thì A. Giữa anôt và catôt không có các hạt tải điện B. Các hạt tải điện là electron, ion dương và ion âm C. Cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0

D. Cường độ dòng điện chạy trong mạch vẫn khác không

Câu 10: Cường độ dòng điện bão hòa trong điôt chân không bằng 1mA, trong thời gian

1s số electron bứt ra khỏi mặt catôt là

A. 6,6.1015 electron B. 6,1.1015 electron C. 6,25.1015 electron D. 6,0.1015 electron

Đáp án: 1C, 2A, 3B, 4D, 5D, 6C, 7D, 8C, 9D, 10C

2. Học sinh

- Ôn lại khái niệm chân không lớp 10 THPT - Chuẩn bị nội dung bài mới

III. Tiến trình xây dựng kiến thức

Cơ hội góp phần rèn luyện kĩ năng học tập VL của HS:

- Tìm hiểu về dđ trong chân không: HS có cơ hội rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả sơ đồ TN, nhận biết các kí hiệu có trong sơ đồ mạch điện, kĩ năng giải thích bản chất dđ trong chân

- Trong mục sự phụ thuộc không của cường độ dòng điện trong chân không vào hiệu điện thế: HS được rèn luyện kĩ năng làm việc với đồ thị.

IV. Tổ chức hoạt động dạy học

HĐ 1: Kiểm tra bài cũ và chuẩn bị điều kiên xuất phát vào bài

Dòng điện trong chân không:

 Thí nghiệm

 Bản chất

Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chân không vào hiệu điện thế

Tia catôt: Các tính chất của tia catôt

Ống phóng điện tử

Nhắc lại các kiến thức về dòng điện trong kim loại, trong chất điện điện phân, khái niệm về chân không.

Vây liệu dđ trong chân không có tuân theo định luật Ôm như dđ trong kim loại hay trong chất điên phân không

HĐ của HS HĐ của GV

- Cá nhân nhớ lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi của GV.

- HS suy nghĩ, nhận thức ván đề cần nghiên cứu

- Nhắc lại bản chất của dòng điện trong chân không, hiện tượng cực dương tan. Viết biểu thức biểu thị 2 định luật Fa-ra- dây.

- Thế nào là môi trường chân không ? - Chúng ta đã biết đặc điểm của dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất điện phân. Vậy trong môi trường không tồn tại hạt vật cất thì có dòng điện không ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.

HĐ 2: Nghiên cứu về dòng điện trong chân không

HĐ của HS HĐ của GV

- Chú ý lắng nghe và phat biểu

- Thực hiện yêu cầu của GV đọc SGK quan sát hình 21.1 và trả lời các dụng cụ có trong hình

- Học sinh lắng nghe

- Dựa vào kiến thức cũ và quan sát trả lời - HS suy nghĩ

- HS làm việc với SGK và thảo luận

+ HS dựa vào mục 1.b trả lời: catôt bị đốt nóng, electron bị bứt ra khỏi catôt .

+ HS trả lời câu hỏi: electron chuyển động hỗn loạn

Từ 1.b rút ra câu trả lời

+ Từ những gợi ý của GV, HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời

- Lắng nghe GV giải thích

- Giới thiệu môi trường chân không. Yêu cầu HS nêu khái niệm chân không

- HS đọc phần mục 1.a kết hợp với hình vẽ cho biết tên các dụng cụ TN

- GV giới thiệu TN (điôt chân không) - Khi đóng khóa K1 và K2 thì mA bị lệch chứng tỏ điều gì?

- Nêu bản chất dòng điện trong chân không? Gợi ý:

- HS đọc phần mục 1.b và thào luận

+ Khi đóng khóa K1 thì hiện tượng gì xảy ra với catôt ?

+ Các electron chuyển động như thế nào khi K1 đóng ?

+ Tiếp tục đóng K2 thì các electron chuyển động như thế nào ?

+ Hạt tải điện của dòng điện trong chân không là hạt nào ?

- GV giải thích Nếu mắc Anôt với cực dương, Catôt với cực âm của nguồn điện thì do tác dụng của lực điện trường các

- HS phát biểu

- Dựa vào diễn giảng của GV cùng với SGK, HS trả lời

- HS lắng nghe và ghi nhận

electron dịch chuyển từ Catôt sang Anôt tao ra dòng điện.

- Từ đó HS phát biểu dòng điện trong điôt chân không

- Nếu mắc anôt với cực âm, Catôt với cực dương thì không có lực điện trường. Vậy dòng điện trong điôt có chiều như thế nào ? - GV khẳng định lại phát biểu dòng điện trong điôt chân không. Dòng điện chạy trong điôt chân không chỉ theo một chiều từ anôt đến catôt.

HĐ 3: Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dđ trong chân không vào hiệu điện thế

HĐ của HS HĐ của GV

- HS quan sát nhận xét rồi đưa ra kết luận

- HS tiếp tục quan sát hình để trả lời

-HS dựa vào đực tính của điot rồi trả lời. Lên bảng vẽ kí hiệu

- Quan sát hình 24.2 sau đó nhận xét hình dạng của đồ thị? Dòng điện trong chân không có tuân theo định luật Ôm không ? - Khi U < Ub thì cường độ dòng điện như thế nào?

U Ub thì như thế nào

T’ > T cường độ dòng điện lúc này ra sao

- Hãy cho biết ứng dụng của điôt chân không ? Vẽ kí hiệu ?

HĐ 4: Tìm hiểu về tia catôt

HĐ của HS HĐ của GV

- HS thực hiện yêu cầu của GV - HS lắng nghe GV

- HS lắng nghe

- HS suy nghĩ trả lời

- Yêu cầu HS đọc phần TN và quan sát hình 24.4

- GV mô tả lại TN và hướng dẫn HS tìm hiểu các tính chất của tia catôt

- Quan sát hình 25.1, nếu không có điện trường hay từ trường thì phương truyền của tia catôt như thế nào?

- Dựa vào kiến thức về định luật bảo toàn năng lượng trả lời

- HS tập trung theo dõi

- HS suy nghĩ câu tả lời

- HS chú ý lắng nghe - HS nhắc lại các tính chất

- HS kể tên các ứng dụng đã thấy trong thực tế hoặc từ suy luận từ tính chất

catôt phát ra sẽ hội tụ tại tâm của mặt cầu chứng tỏ tia catôt phát ra như thế nào với mặt tia catôt

- Khi tia catôt đập vào một vật làm cho vật đó nóng lên chứng tỏ điều gì ?

- GV giới thiệu về tính đâm xuyên, tác dụng lên kính ảnh và có khẳng năng ion hóa không khí của tia catôt

- Khi một số chất đập vào tia catôt làm chúng phát ra các ánh sáng màu. Ví dụ thủy tinh phát ra ánh sáng màu xanh lục, vôi phát ra ánh sáng màu cam. Điều này có nghĩa là gì ?

- GV giới thiệu về tính chất tia catôt bị lệch trong điện từ trường

- Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của tia catôt

- Kể tên các ứng dụng của tia catôt mà em biết hoặc suy ra từ ứng dụng của chúng - GV đưa ra các ứng dụng...., ống phóng điện tử. Để biết cấu tạo và nguyên tắc HĐ của chúng ta sang phần 4

HĐ 5: Tìm hiểu về ống phóng điện tử

HĐ của HS HĐ của GV

- Hs thực hiện yêu cầu của GV rồi lắng nghe GV giảng

- Từ việc vừa đọc sách đưa ra các câu trả lời

- HS lắng nghe và ghi nhận

- Yêu cầu hS đọc mục 4. Sau đó Gv giới thiệu về ống phóng điện tử kết hợp với hình vẽ để giớ thiệu nguyên tắc HĐ

- Cho biết tác dụng của các cặp bảng thẳng đứng và nằm ngang

- GV giới thiệu về ứng dụng của ống phóng điện tử

HĐ 6: Củng cố và định hướng nhiệm vụ tiếp theo

- HS chú ý theo dõi

- HS lắng nghe và ghi nhận yêu cầu của GV

- Nhắc lại các nội dung trọng tâm: dđ trong chân không, bản chất, sự phụ thuộc của cường độ dđ vào hiệu điện thế, các tính chất của tia catôt

- Làm các bài tập 1, 2, 3 và trả lời các câu hỏi SGK, sách bài tập, làm phiếu học tập. Chuẩn bị nội dung bài mới.

V. Rút kinh nghiệm ... ... ... ... ...

Bài 4 DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Điều kiện để không khí dẫn điện, bản chất của dòng điện trong chất khí.

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng học tập vật lí của học sinh khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lí 11 nâng cao (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)