Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 104)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành các tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi kiểm tra kết quả học tập của HS thông qua hình thức kiểm tra 15 phút. Việc kiểm tra được thực hiện ở bài “Sóng” và đoạn trích “ Đất Nước”

* Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm bài “Sóng” – Xuân Quỳnh.

Lớp Sĩ số

Xếp loại (số lượng, tỷ lệ %)

Giỏi Khá T Bình Yếu Kém 12A5 40 5HS 15HS 18HS 2HS 0HS

103 12.5% 37.5% 45% 5% 0% 12A6 40 6 HS 15 % 15HS 37.5% 16HS 40% 3HS 7.5% 0HS 0%

* Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm đối chứng bài “Sóng” – Xuân Quỳnh.

Lớp Sĩ số Xếp loại (số lượng, tỷ lệ %) Giỏi Khá T Bình Yếu Kém 12A7 42 2 HS 4.7% 10HS 23.8% 21HS 50% 7HS 16.6% 2HS 4.7% 12A15 44 3HS 6.8% 11HS 25% 20HS 45.4% 6HS 13.6% 4HS 9%

* Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng bài “Sóng

Loại Thực nghiệm 84HS Đối chứng 86HS Kết quả thực nghiệm so với đối chứng Số lượng % Số lượng %

Giỏi 11 13.75 5 5.8 Giỏi tăng 7.95% Khá 30 37.5 21 24.4 Khá tăng 13.1% Trung bình 34 42.5 41 47.6 Trung bình giảm

5.1%

Yếu 5 6.25 13 15.1 Yếu giảm 8.8% Kém 0 0 6 6.9 Kém 0 %

* Bảng 3.4. Kết quả thực nghiệm bài “ Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm.

Lớp Sĩ số Xếp loại (số lượng, tỷ lệ %) Giỏi Khá T Bình Yếu Kém 12A5 40 6HS 15% 17HS 42.5% 15HS 37.5% 2HS 5% 0HS 0% 12A6 40 7HS 14HS 17HS 2HS 0HS

104

17.5% 35% 42.5% 5% 0%

* Bảng 3.5. Kết quả thực nghiệm đối chứng bài “ Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm.

Lớp Sĩ số Xếp loại (số lượng, tỷ lệ %) Giỏi Khá T Bình Yếu Kém 12A7 42 3 HS 7.1% 11HS 26.1% 22HS 52.3% 4HS 9.5% 2HS 4.7% 12A15 44 4HS 9% 10HS 22.7% 22HS 50% 4 HS 9% 4HS 9%

*Bảng3.6.Tổng hợp kết quả thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng

bài “Đất Nước” Loại Thực nghiệm 80HS Đối chứng 86HS Kết quả thực nghiệm so với đối chứng Số lượng % Số lượng %

Giỏi 13 16.2 7 8.1 Giỏi tăng 8.1% Khá 31 38.75 21 24.4 Khá tăng 14.3% Trung bình 32 40 44 51.1 Trung bình giảm

11.1%

Yếu 4 5 8 9.3 Yếu giảm 4.3% Kém 0 0 6 6.9 Kém 0 %

3.4.2. Đánh giá kết quả

GV đã tiến hành dạy giáo án thực nghiệm và giáo án thực nghiệm đối chứng ở 4 lớp với 8 tiết. Trong đó, 2 lớp được dạy bằng giáo án thực nghiệm và 2 lớp dạy theo giáo án thực nghiệm đối chứng. Đối tượng chọn giảng là các lớp có trình độ học tập ngang nhau ở đầu và giữa học kỳ I. Tuy nhiên, sau khi tiến hành giảng dạy và khảo sát kết quả thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng kết quả học tập của HS đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, tiến bộ. Theo đó, những lớp dạy theo giáo án thực nghiệm đã tăng tỷ lệ HS khá giỏi, giảm tỷ lệ HS trung bình, đặc biệt xóa được tỷ lệ HS kém (0%).

105

Ngoài ra, các lớp dạy bằng giáo án thực nghiệm đã phát huy tốt tinh thần tích cực, chủ động của HS trong học tập và tính tương tác trong dạy học. Điều này hình thành và triển ở HS các kĩ năng hợp tác, thuyết phục, tư duy, lập luận…

3.4.2.1. Đánh giá chung

Sử dụng giáo án thực nghiệm bước đầu đã cải tiến được kết quả học tập và thái độ học tập của HS. Tỷ lệ HS khá giỏi tăng lên, giảm và xóa tỷ lệ HS yếu, kém.

Kết quả của việc xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực trong dạy học thơ trữ tình đã tạo nên sự tương tác của môi trường học tập, phát huy tiềm năng của người học, làm cho giờ học thành một giờ đối thoại sinh động, hiệu quả.

Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực trong dạy học thơ trữ tình góp phần đổi mới PP dạy học văn ở trường PT hiện nay.

3.4.2.2.Đánh giá kết quả thực nghiệm, nghiên cứu lấy ý kiến từ GV và HS sau giờ học

* Kết quả thực nghiệm và quan sát giờ học

Chúng tôi nhận thấy kết quả thực nghiệm và quan sát giờ học của HS được thể hiện ở một số mặt sau: nhận thức, kĩ năng và quá trình tương tác.

Về nhận thức, HS đã hiểu được những kiến thức cơ bản của hai bài học

Sóng” và “Đất Nước”. Sự hiểu biết đó được thể hiện qua cách trả lời của các em, nhận

thức của HS về biểu hiện của tình yêu trong bài “Sóng” (Xuân Quỳnh) và quá trình hình thành của đất nước, trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước, tư tưởng đất nước là của nhân dân trong bài “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm). Từ đó, các em nhận thấy được giá trị, văn hoá, trách nhiệm trong tình yêu ở bài “Sóng”, thể hiện lòng yêu quý và tinh thần trách nhiệm đối với đất nước trong đoạn trích “Đất nước”

Về kĩ năng, qua hai bài dạy, chúng tôi nhận thấy HS đã có những kĩ năng cơ bản: thuyết phục, lập luận, hợp tác; nhiều HS mạnh dạn, tự tin khi trình bày cách hiểu của mình trước tập thể lớp. Dù đôi khi cách trình bày của các em còn vụng, sơ sài, tính thuyết phục chưa cao nhưng không khí thảo luận của lớp rất sôi nổi. Quá trình thảo luận nhóm, HS làm việc rất tích cực, đúng tiến độ thời gian và hợp tác tốt với nhóm.

Quá trình tương tác trong dạy học được diễn ra liên tục do GV đã chuẩn bị tốt kế hoạch, thiết kế bài giảng đồng thời HS đã có sự chuẩn bài ở nhà khá chu đáo.

106

Hầu hết HS trong các lớp thực nghiệm đều trả lời khá chính xác câu hỏi mà GV đặt ra. Trong đó, có những câu HS trả lời với nhiều ý kiến khác nhau, thể hiện tư duy sáng tạo, độc lập trong quá trình tương tác, hỏi đáp, thảo luận. Có thể kể ra một số câu hỏi sau:

- Từ hình dung về cảnh biển mà em biết, hãy nhận xét về biểu hiện của sóng trong khổ 1?

Trạng thái của sóng khiến ta liên tưởng đến tâm trạng của tác giả như thế nào trong tình yêu?

- Có ý kiến cho rằng câu thơ “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể” còn thể hiện

quan niệm mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu. Ý kiến của em như thế nào?

- Dù biết rằng “Đất Nước” đã có rồi nhưng “Đất Nước” có từ bao giờ vẫn là một ẩn số.

Nhân vật ta đã nhận thức về nguồn gốc của “Đất Nước” như thế nào? Dựa vào văn bản,

hãy hình dung đất nước được hình thành từ bao giờ và ở đâu?

- Có ý kiến cho rằng đất nước là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cá nhân và

cộng đồng, hiện thực và huyền thoại. Ý kiến của em như thế nào?

- Bản thân em cần phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước?

Bằng việc xây dựng và tổ chức dạy học theo hệ thống câu hỏi, GV đã tạo cho HS bầu không khí học tập sôi nổi, đối thoại, tranh luận, trình bày nhận thức một cách tích cực. Qua đó, GV không chỉ hình thành, củng cố tri thức học tập cho HS mà quan trọng là phát huy tối đa tính tích cực học tập của HS. Tuy nhiên, qua những tiết dạy trên, chúng tôi nhận thấy vẫn có một số hạn chế sau: việc ghi chép bài của HS gặp khó khăn do các em phải dành thời gian để suy nghĩ, thảo luận; kĩ năng khai thác nghệ thuật trong tác phẩm thơ trữ tình của các em còn yếu.

* Khảo sát lấy ý kiến GV và HS - Kết quả khảo sát ý kiến GV

Tham khảo ý kiến của 30 giáo viên Văn ở 3 trường THPT tại TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy:

Đa số GV đều khẳng định sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập của HS là phù hợp với yêu cầu đổi mới PP dạy học văn. Với việc xây dựng và tổ chức dạy học theo hệ thống câu hỏi trên lớp một cách khoa học, GV đã mang lại hiệu quả thiết thực cho việc dạy Ngữ văn hiện nay nói chung và thơ trữ tình nói riêng. 90% ý kiến của GV cho rằng câu hỏi có vai trò quan trọng trong việc tổ chức tiến trình dạy học. Nhờ có câu hỏi mà HS tích cực tham gia hoạt động học tập, không khí lớp học vì thế mà trở nên sinh động.

107

Tuy nhiên, nhiều thầy cô giáo cũng thừa nhận rằng là câu hỏi trong SGK là quá khó đối với HS, vì mang tính khái quát cao, chưa phát huy tốt việc chuẩn bị bài và tự học của HS ở nhà. Do vậy, trong giáo án, thầy cô giáo cần xây dựng cho mình hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng HS của mình. Dĩ nhiên, hệ thống GV sử dụng chủ yếu là câu hỏi tái hiện, phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, ít sử dụng các dạng câu hỏi phát huy năng lực cảm xúc, câu hỏi so sánh, câu hỏi nêu vấn đề…Nguyên nhân chính là nhiều thầy cô chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về PP dạy học bộ môn.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy hầu hết các GV lo ngại về những hạn chế của việc nêu câu hỏi: HS không ghi bài đầy đủ, quá trình thảo luận, trao đổi tốn nhiều thời gian nên sẽ có hiện tượng cháy giáo án.

Qua việc khảo sát ý kiến của GV, chúng tôi nhận thấy rằng xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình là việc làm cần thiết, hiệu quả. Để thực hiện tốt nội dung trên, GV cần phối hợp giữa hình thức nêu câu hỏi với các HTDH, BPDH khác.

- Kết quả khảo sát ý kiến HS

Khảo sát lấy ý kiến của 150 HS lớp 12 của Trường THPT Tân Bình, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất, đa số HS gặp khó khăn trong quá trình học tác phẩm trữ tình. Theo đánh giá của các em, tác phẩm không gây hứng thú chiếm tỷ lệ 45.3%, HS hiểu ý thơ nhưng không biết diễn đạt, diễn xuôi đoạn thơ ( 60.6%), thiếu tự tin khi tham gia thảo luận, trao đổi với bạn, thầy cô. Hơn nữa, các em khẳng định rằng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị bài trong SGK rất khó trả lời, mang tính khái quát cao (chiếm tỷ lệ 48 %).

Thứ hai, việc chuẩn bị bài của HS ở nhà chưa được phát huy hiệu quả trong giờ lên lớp. Những nội dung GV nêu ra trong giờ học, ít được HS hưởng ứng, vì còn xa lạ với nội dung HS chuẩn bị bài ở nhà. Do vậy, khi được hỏi, HS còn thụ động, lúng túng, thiếu tự tin, cách trả lời thiếu tính thuyết phục. Nguyên nhân là câu hỏi trên lớp của GV và SGK chưa được gắn kết chặt chẽ, GV chưa phát huy được kiến thức nền mà HS đã chuẩn bài ở nhà trước.

Thứ ba, do định hướng nghề nghiệp và tâm lí xã hội, nên hiện tượng HS không thích học văn đã trở thành phổ biến. Từ đó, các em học tập chưa tích cực, thậm chí đối phó. Việc chuẩn bài ở nhà chưa đầy đủ. Khảo sát về việc học tập của HS ở nhà, thời gian dành cho môn văn “rất ít” chiếm tỷ lệ 22.67%, thậm chí có tới 16.6% không bao giờ học bài ở nhà. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học văn ở nhà trường.

108

Thứ tư, hầu hết các em HS thích được GV tổ chức cho thảo luận, trao đổi bằng hệ thống câu hỏi mà GV nêu ra. Bởi lẽ, khi trả lời câu hỏi của GV và thảo luận nhóm, các em được thổ lộ những suy nghĩ, nhận thức của mình về nội dung bài học. Kết quả là các em không chỉ nắm vững kiến thức bài học mà còn nỗ lực, tích cực học tập để khẳng định mình trước bạn và thầy cô. Do đó, xây dựng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của HS là cách làm thiết thực, hiệu quả.

3.5. Bài học rút ra từ chương thực nghiệm

Từ khi tiến hành thay SGK năm 2003 đồng thời thực hiện việc đổi mới PPDH, chúng ta đã dần dần khắc phục tình trạng dạy học theo lối truyền thụ một chiều, phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. Nhờ thế, giờ văn trở thành giờ học trao đổi, đối thoại rất lí thú, sinh động giữa GV –HS thông qua văn bản – tác phẩm. Qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của HS trong dạy học hai tác phẩm nói trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

3.5.1. Những thuận lợi

Thứ nhất, xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương đã trở thành phổ biến hiện nay nhờ tăng cường nắm bắt lý thuyết và kinh nghiệm từ thực tiễn dạy học. Bởi thế, từng bước việc sử dụng câu hỏi đã phát huy được tác dụng: phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong học tập, bồi dưỡng cho HS khả năng lập luận, thuyết phục trước tập thể, giúp cho GV thu nhận được thông tin nhận thức từ HS để GV kịp thời điều chỉnh PPDH của mình, tạo nên môi trường tương tác sôi nổi, hiệu quả.

Thứ hai, GV cần đa dạng hoá hình thức nêu câu hỏi để phát huy tối đa tiềm năng của từng HS. Hệ thống câu hỏi không chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức mà còn yêu cầu HS phải tư duy, sáng tạo. Muốn vậy, GV phải thiết kế nhiều dạng câu hỏi: câu hỏi sự kiện, hội tụ, phân kì, so sánh, nêu vấn đề, thách thức…Hơn nữa, câu hỏi nêu ra phải đảm bảo tính mới mẻ, kích thích suy nghĩ, cảm xúc, tạo những khoảng trống cho HS phát huy năng lực đọc – hiểu.

Thứ ba, hệ thống câu hỏi chỉ có thể đạt hiệu quả cao nhất khi GV biết kết hợp tốt với các HTDH, BPDH khác như thuyết trình, giảng bình, trực quan sinh động…Không có PP, BP giáo dục nào là duy nhất, hoàn hảo. Vì thế, việc kết hợp tốt các hình thức dạy học sẽ tạo ra sự hứng thú, gây sự chú ý cho HS đồng thời bầu không khí lớp học vì thế mà trở nên sinh động.

109

3.5.2. Một số vấn đề khó khăn

Thứ nhất, quá trình tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận sẽ mất nhiều thời gian, hơn nữa, lớp học có nhiều tiếng ồn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khung thời gian cho phép và sự yên tĩnh của lớp học. Do vậy, để giờ học đạt hiệu quả, GV yêu cầu HS chuẩn bị bài học ở nhà một cách chu đáo, trên lớp, học sinh phải có ý thức chủ động, tích cực và hợp tác đồng thời GV phải có BP quản lí lớp chặt chẽ, nghiêm túc.

Thứ hai, quá trình hỏi đáp sẽ phát sinh những vấn đề ngoài dự kiến. Với HS khá giỏi, học sinh năng khiếu, các em sẽ có nhu cầu tìm hiểu những cái mới, những vấn đề khó. Đó là những vấn đề nằm ngoài giáo án thiết kế của GV. Nếu GV tổ chức quá trình dạy học không hợp lí thì HS sẽ đi chệch hướng so với mục đích, yêu cầu đặt ra. Vì vậy, GV phải dự trù những tình huống phát sinh và xử lí linh hoạt những tình huống ấy.

Thứ ba, cần thống nhất giữa câu hỏi trong SGK và câu hỏi trong thiết kế giáo án của GV. Trong khi chuẩn bị bài, HS đã suy nghĩ và dự kiến câu trả lời theo những câu hỏi trong SGK. Nếu câu hỏi trên lớp không gắn với hệ thống câu hỏi trong SGK thì HS sẽ khó khăn trong việc trả lời. Do vậy, GV cần phát huy những câu hỏi mà HS đã có điều kiện chuẩn bị trước đồng thời thiết kế, bổ sung những câu hỏi của mình sao cho thống nhất, gắn bó với câu hỏi trong SGK.

Thứ tư, HS trung bình và yếu thường gặp khó khăn trong quá trình trao đổi, thảo luận. Do nhiều nguyên nhân, đối tượng này thường tỏ ra thờ ơ, thụ động, nhút nhát hoặc im lặng hoặc trả lời sơ sài trước những câu hỏi mà GV đặt ra. Điều này là một trở ngại lớn của quá trình tương tác. Để khắc phục hiện tượng trên, GV phải có biện pháp giúp đỡ HS, quan tâm, khích lệ các em, tác động tích cực vào hoạt động nhận thức của các em.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)