Nhận xét tình hình nêu câu hỏi qua thực tế dạy học

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 46)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Nhận xét tình hình nêu câu hỏi qua thực tế dạy học

Để có sự đánh giá khách quan về thực trạng của việc nêu câu hỏi trong dạy đọc hiểu ở một số trường PT hiện nay, chúng tôi đã khảo sát giáo án của một số GV ngữ văn ở một số nơi. Dưới đây là bảng thống kê:

1.1. Bảng thống kê phân loại câu hỏi

Người dạy Tên bài dạy

SL câu hỏi

Phân loại câu hỏi

Tái hiện Phân tích So sánh Nêu vấn đề

45

Trần Thị Hà Từ ấy (Tố Hữu) 6 4 2

Thân Thị Phương Thảo

Người lái đò sông Đà (Nguyễn

Tuân) 8 4 4

Trần Thị Thanh Chì Phèo (Nam Cao) 9 7 2

Trần Thị Thu Hằng Chí Phèo (Nam Cao) 10 6 2 1 1

Đỗ Huỳnh Mai Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) 8 5 2 1

Ngô Thị Hoàng Anh Nhàn(Nguyễn Bỉnh Khiêm) 8 4 4

Nguyễn Thị Diệu Thu Chiều tối (Hồ Chí Minh) 6 4 1 1

Lê Thị Thanh Vân Đất Nước ( Nguyễn Khoa

Điềm) 9 5 2 1 1

Lê Thị Bích

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch)

6 4 2

Trần Kim Chi Thuật hoài ( Phạm Ngũ Lão) 8 5 2 1

Bao Thị Kim Hà Tây Tiến (Quang Dũng) 9 5 3 1

Nguyễn Thị Minh Thư Đàn ghi ta của Lorca (T. Thảo) 7 4 2 1

Trần Thị Thanh Trao duyên ( Trích Truyện

Kiều –Nguyễn Du) 6 4 2

Nguyễn Tố Mai Uyên

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

7 4 3

Nguyễn T.Tuyết Hồng Sóng (Xuân Quỳnh) 7 4 2 1

15 114 100% 69 61% 35 31% 5 4% 5 4%

Qua bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy người dạy đã thiết kế một số câu hỏi trong bài giảng, coi đây là BP để kích thích hoạt động nhận thức của HS. Nhờ vậy, giờ văn không còn cảnh truyền thụ một chiều của thầy mà đã có sự hoạt động tương tác giữa thầy và trò.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, GV vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc vận dụng câu hỏi phát huy tính tích cực của người học vào việc dạy học tác phẩm văn chương, vai trò của chủ thể học sinh còn bị xem nhẹ. Trong việc nêu câu hỏi, GV có một số hạn chế sau:

46

- Câu hỏi đưa ra đôi khi có tính chất chiếu lệ, hỏi cho có hỏi. Khi nêu câu hỏi, GV chưa chú ý đúng mức tới mục đích của nó, không chú ý thu nhận kết quả trả lời của HS. Vì thế, GV nhận xét chưa đúng mức về câu trả lời của các em. Điều này khiến cho GV để sót lỗi về từ, câu, kiến thức thậm chí là nghi thức giao tiếp cần thiết.

- Câu hỏi rời rạc, tản mạn. Nguyên nhân là người giáo viên chưa xác định đúng vấn đề then chốt, trọng tâm của bài học. Thiết kế bài giảng sử dụng quá nhiều câu hỏi về chi tiết nhưng thiếu câu hỏi chìa khóa ( key questions). Các câu hỏi liên kết với nhau chưa chặt chẽ. Điều này khiến cho học sinh bị phân tán về tâm lí đồng thời nội dung trọng tâm của bài học bị dàn trải.

- Câu hỏi thiếu tính tư duy và còn đơn điệu. Dạng câu hỏi nghiêng về tái hiện kiến thức và câu hỏi phân tích vẫn là phổ biến ( chiếm tỷ lệ 92%). Để trả lời những câu hỏi này, học sinh không phải động não nhiều mà thường cầm sách hoặc tài liệu tham khảo, đề cương đọc lại. Dạng câu hỏi nêu cảm xúc, so sánh, nêu vấn đề…được sử dụng khá hạn chế ( chiếm tỷ lệ 8%).

- Tổ chức cho HS thảo luận, GV đôi khi không đưa ra câu hỏi gợi ý mà giao cho mỗi tổ tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Cách làm này thiếu tính định hướng nên HS rất lúng túng trong việc thảo luận.

Tóm lại, câu hỏi của GV phần lớn chưa được biên soạn, thiết kế công phu, thiếu tính khoa học. Nội dung cũng như cách nêu câu hỏi chưa phù hợp với đối tượng HS. Bên cạnh đó, câu hỏi sử dụng còn đơn điệu, chủ yếu là dạng câu hỏi tái hiện kiến thức và phân tích. Từ thực tiễn đó, chúng tôi thiết nghĩ cần xây dựng và vận dụng hệ thống một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo, phong phú và phù hợp.

47

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍCH

CỰC TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM TRỮ TÌNH “ SÓNG” (XUÂN QUỲNH) VÀ “ĐẤT NƯỚC” (NGUYỄN KHOA ĐIỀM)

2.1. Những định hướng của việc dạy học tác phẩm văn chương theo quan điểm giáo dục tích cực

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)