Kế hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 82)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Kế hoạch thực nghiệm

3.3.1. Thời gian thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm vào cuối học kỳ I năm học 2012-2013

3.3.2. Công việc thực nghiệm

Người viết luận văn trực tiến hành giảng dạy thực nghiệm trên 4 lớp của trường THPT Tân Bình ( 12A5, 12A6, 12A7, 12A15). Về trình độ của đối tượng HS, lớp 12A5 và 12A7 có nhiều học sinh khá giỏi; lớp 12A15 có nhiều học sinh trung bình; lớp 12A6 có nhiều học sinh yếu kém. Ngoài ra, chúng tôi xin dự giờ đồng nghiệp ở các lớp khác dạy theo giáo án thông thường.

81

Với trường THPT Trường Chinh, chúng tôi giao tài liệu thực nghiệm gồm ( Giáo án, phiếu học tập, đề kiểm tra, phiếu khảo sát GV và HS).

3.3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Sóng ( Xuân Quỳnh) I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

- Giúp HS hiểu được tâm hồn và niềm khao khát nhận thức của người phụ nữ về tình yêu thủy chung, bất diệt; những nét đặc sắc về nghệ thuật ( kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ)

- Tích hợp với một số bài thơ viết về tình yêu của Xuân Quỳnh ( Tự hát, Thuyền và biển,

Sân ga chiều em đi…) và một số tác giả khác Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hữu Thỉnh,

Tagor…

2.Kỹ năng

Qua bài thơ “Sóng”, hình thành ở HS kỹ năng đọc hiểu và tạo lập văn bản ( phân tích, cảm nhận) một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại.

3.Thái độ

Giáo dục cho HS biết khát vọng, trân trọng tình yêu, hướng tới tình yêu đẹp đẽ, nhân văn: trong sáng, thủy chung, trách nhiệm, vị tha và cao cả.

II. Chuẩn bị 1.Giáo viên

- Quan điểm, nguyên tắc dạy học cần thể hiện trong bài dạy: Thực hiện định hướng dạy học đọc hiểu trong các hoạt động của GV và HS và quan điểm dạy học tích cực thông qua thiết kế hoạt động dạy học, hướng dẫn HS tích cực hoạt động, chủ động tiếp nhận giá trị của tác phẩm, kiểm tra đánh giá; chú ý tới đặc điểm của văn học Việt Nam, đặc biệt là thơ ca 1945-1975, đặc điểm tính chất loại thể của tác phẩm.

- Thời gian, phương tiện dạy học:

Bài dạy được tiến hành trong 90 phút trên lớp.

Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu prjector (hỗ trợ khi nghe nhạc và xem chân dung nhà thơ), phiếu học tập, băng hình.

82

+ Ảnh chân dung Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ, một số tập thơ của Xuân Quỳnh, băng hình bài hát Thuyền và biển( nhạc Phan Huỳnh Điểu)

+ SGK Ngữ văn 12, tập 1, SGV Ngữ văn 12, tập 1. + Thiết kế giáo án thể nghiệm.

+ Tham khảo một số bài viết của một số tác giả viết về bài thơ “Sóng”: Hà Minh Đức, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Đăng Suyền, Chu Văn Sơn, Nguyễn Trọng Hoàn, Lưu Khánh Thơ, …

2.Học sinh

- Chuẩn bị bài: đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi của SGK và GV gợi ý. - SGK Ngữ văn 12, tập 1, SGV Ngữ văn 12, tập 1.

- Số lượng 40HS/lớp, bố trí bàn ghế xoay tròn, thành những vòng tròn nhỏ để HS trao đổi, thảo luận.

III.Phương pháp: Vấn đáp – đàm thoại kết hợp với PP trực quan sinh động, bình giảng. Để thực hiện các PP nêu trên, GV sử dụng các biện pháp, hình thức dạy học: nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, sử dụng phiếu học tập.

IV.Tiến trình lên lớp

1.Ổn định lớp: GV kiểm diện sĩ số HS, yêu cầu HS trả bài và chuẩn bị học bài mới.

2.Kiểm tra bài cũ:

- Trong bài thơ Dọn về làng, em thích nhất khổ thơ nào? Hãy đọc thuộc lòng và nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó.

- Trong bài thơ Tiếng hát con tàu, em thích nhất khổ thơ nào? Hãy đọc thuộc lòng và nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó.

- Trong bài thơ Đò Lèn, em thích nhất khổ thơ nào? Hãy đọc thuộc lòng và nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó.

3.Giới thiệu bài mới: Tùy tình hình mỗi lớp, GV có thể chọn một trong các hình thức giới thiệu bài mới kết hợp với việc cho HS xem chân dung ảnh Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ, các tập thơ của Xuân Quỳnh.

-Từ cuộc đời và phong cách thơ Xuân Quỳnh.

-Từ quê hương tác giả.

-Từ đề tài tình yêu

83

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu

những yếu tố ngoài văn bản

1/ GV: Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy

cho biết những nét chính về cuộc đời và sự

nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh?

- Trong trường hợp HS chưa tích cực phát

biểu, GV chia nội dung trên thành những câu

hỏi nhỏ:

Có ý kiến cho rằng: cuộc đời nhà thơ gắn bó

với các hoạt động nghệ thuật? Tác giả có

những tập thơ nào? Đặc điểm phong cách

thơ Xuân Quỳnh ?

- HS: Trả lời.

-GV: Yêu cầu HS khác bổ sung, sau đó GV chốt ý ( nhấn mạnh vị trí của thơ Xuân Quỳnh trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam) và gợi thêm những bài thơ khác của Xuân Quỳnh cùng viết về đề tài tình yêu để HS cần đọc.

2/GV: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - HS: Ra đời năm 1967, in trong tập thơ

“Hoa dọc chiến hào”

3/GV: Trong hoàn cảnh chiến tranh, các nhà

thơ thường đề cập đến những vấn đề lớn như đất nước, nhân dân,…nhưng bài thơ lại viết

về đề tài tình yêu. Vậy, tình yêu có ý nghĩa

như thế nào đối với con người trong cuộc sống?

- HS: suy nghĩ và lần lượt trả lời từng vế câu

I.Giới thiệu chung 1.Tác giả: (1942-1988)

- Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê quán ở làng La Khê, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

- Trải qua tuổi thơ bất hạnh, mồ côi mẹ khi còn rất nhỏ.

- Cả cuộc đời gắn bó với những hoạt động nghệ thuật: diễn viên múa, làm báo, sáng tác thơ, biên tập viên nhà xuất bản.

- Tác phẩm chính: Tơ tằm – chồi

biếc(1963), Hoa dọc chiến hào(1968),

Gió Lào cát trắng(1974), Tự

hát(1984), Hoa cỏ may(1989). Xuân

Quỳnh là “nhà thơ tài ba trong giới

thơ phụ nữ”. Thơ Xuân Quỳnh thể

hiện một trái tim phụ nữ hiền hậu, nhiều lo sâu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Ngôn ngữ thơ giản dị, ý thơ sâu lắng.

2. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời năm 1967 in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”.

84

hỏi của GV.

- GV: Tổ chức cho HS đọc văn bản. Nhịp thơ

khá đều đặn và biến đổi (3/2, 2/1/2…).Yêu

cầu giọng đọc suy tư, chiêm nghiệm, chân

thành. GV nhận xét về cách đọc của HS.

4/GV: Theo em, bố cục bài thơ được phân

chia làm mấy phần? Hình tượng gì xuyên

suốt bài thơ?

-HS trả lời theo nhiều cách phân chia khác

nhau. GV tổng hợp các ý kiến phát biểu và

định hướng cách phân chia bố cục.

3.Bố cục:

- Những cung bậc của sóng (khổ 1,2) - Những lo âu, thao thức, nhớ nhung, thủy chung trong tình yêu

( khổ 3,4,5,6,7)

- Khát vọng tình yêu bất tử ( khổ 8,9)

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản

5/GV: Hình tượng sóng và em xuyên suốt bài

thơ. Hãy cho biết ý nghĩa và mối quan hệ của hai hình tượng đó?

- HS suy nghĩa và trả lời.

6/GV: Từ hình dung về cảnh biển mà em biết,

hãy nhận xét về biểu hiện của sóng trong khổ

1? Trạng thái của sóng khiến ta liên tưởng đến tâm trạng của tác giả như thế nào trong tình yêu?

- HS căn cứ khổ 1 ( hai câu đầu) để trả lời.

II. Đọc hiểu

1. Ý nghĩa hình tượng “sóng” và “em”

-“Sóng”: ẩn dụ, là sự hoá thân của cái

tôi trữ tình.

- “Em”, thể hiện cái tôi trữ tình của tác giả.

=>Hai hình tượng trữ tình này gắn bó với nhau nhằm diễn tả khát vọng tình yêu đang dâng trào mãnh liệt trong trái tim nhà thơ.

2. Những biểu hiện của tình yêu

- Khổ 1:

+ Trạng thái “Dữ dội, dịu êm, ồn ào,

lặng lẽ” đối lập nhau diễn tả những

biểu hiện của tâm trạng người con gái đang yêu.

85

7/GV đọc mẫu Dữ dội/ và dịu êm/ Ồn ào/ và lặng lẽ rồi hỏi: Nhận xét về nhịp điệu của câu thơ. Nhịp thơ nói lên điều gì về nội dung?

- HS: Nhịp 2/1/2, nhịp như nhịp sóng để diễn

tả con sóng lòng của nhà thơ.

8/GV hỏi: Hình dung hướng đi của sóng từ

sông ra biển lớn. Hình ảnh đó gợi cho em

suy nghĩ gì? Hãy cho biết tại sao tác giả lại

dùng từ bể mà không dùng từ biển?

- HS lần lượt trả lời.

9/GV: Có ý kiến cho rằng câu thơ còn thể

hiện quan niệm mới mẻ của Xuân Quỳnh về

tình yêu. Ý kiến của em như thế nào? - HS trả lời, thảo luận.

- GV diễn giảng về quan niệm mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu, so sánh với một số câu ca dao truyền thống cùng đề tài.

10/GV hỏi: Khổ 2 nói đến sự bất biến của

sóng. Từ sự bất biến của thiên nhiên, tác giả

muốn nói đến điều gì? Tình yêu đối với tuổi

trẻ có ý nghĩa như thế nào?

- HS trao đổi, thảo luận và trả lời.

- GV tổ chức cho HS thảo luận. Chia lớp

thành 4 tổ. Mỗi tổ thảo luận từ 1 đến 2 khổ

+ Nhịp thơ như nhịp sóng. Con sóng trong thơ Xuân Quỳnh rất nữ tính, rất phù hợp với tâm hồn của người con gái.

+ Những trăn trở, khát vọng của tình yêu.

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Sóng vươn mình tới đại dương bao la thể hiện những khát vọng to lớn. Từ “bể” âm mở gợi không gian vô tận. - Quan niệm mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu đôi lứa: chủ động, bày tỏ khát vọng tình yêu của mình.

Khổ 2:

- Khát vọng tình yêu mãnh liệt nhất là tuổi trẻ

“Ôi con sóng ngày xưa … Bồi hồi trong ngực trẻ”

Sóng và tình yêu luôn bất biến, trường tồn.

=>Tình cảm chân thành, hồn nhiên, đúng đắn.

Khổ 3:Trăn trở, lo lắng

86

thơ. HS điền vào Phiếu học tập kết quả thảo

luận của nhóm. Sau đó, GV yêu cầu đại diện

nhóm lên trình bày.

11/Khổ 3: Sự trăn trở, lo lắng của tác giả về tình yêu được diễn tả bằng hình thức nghệ thuật gì? Tại sao tác giả lại nghĩ về anh trước rồi mới nghĩ đến em? Qua khổ thơ, em

thấy được nét đẹp gì trong phẩm chất của

nhân vật trữ tình?

12/ Khổ 4: Tình yêu là gì? Tình yêu bắt đầu

từ đâu? Tìm những câu thơ định nghĩa về

tình yêu mà em biết. Từ đó, em hãy nhận xét

về bản chất của tình yêu?

13/ Khổ 5: Nỗi nhớ trong tình yêu được nhà

thơ cảm nhận như thế nào? Cách thể hiện

nỗi nhớ có gì độc đáo? So sánh nỗi nhớ của

tác giả và nỗi nhớ trong thơ Xuân Diệu?

14/Khổ 6,7: Những thủ pháp nghệ thuật gì

được tác giả vận dụng để diễn tả lòng thủy

chung? Tác dụng của những thủ pháp nghệ

.. Từ nơi nào sóng lên”

Điệp ngữ “em nghĩ” nói lên những suy tư, thao thức, lo lắng, đặt ra nhiều câu hỏi. Nghĩ về anh, em là phẩm chất tốt đẹp, giàu đức hi sinh, hồn hậu, bao dung chở che của người phụ nữ.

Khổ 4: Tình yêu là một điều bí mật. Thiên nhiên bí ẩn có thể lí giải được, ngược lại tình yêu thì không thể “ Sóng

bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu/ Em

cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”

Khổ 5:Tình yêu đồng hành với nỗi nhớ.

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

… Cả trong mơ còn thức”

“Lòng sâu – mặt nước” gợi lên nỗi

nhớ tràn ngập không gian cả tầng sâu, bề rộng, một nỗi nhớ tầng tầng lớp lớp. Nỗi nhớ được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Nỗi nhớ trải dài theo thời gian từ ngày sang đêm. Nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức.

Khổ 6,7:Tình yêu luôn gắn với lòng thuỷ chung. Nghệ thuật đối: Xuôi,

87

thuật. Đâu là cách nói sáng tạo của tác giả?

Xuân Quỳnh có tin vào tình yêu không? Nếu

có, thì niềm tin ấy như thế nào?

15/GV: Khát vọng tình yêu của nhà thơ được

thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật

nào? Ý nghĩa, tác dụng của hình thức nghệ

thuật đó? Tại sao nhà thơ lại khát vọng hóa

thân thành những con sóng? Tìm những câu

thơ có nội dung tương đồng để diễn tả khát

vọng trên? ( Tự hát, Thơ tình cuối mùa

thu…). Từ đó, hãy đánh giá về quan niệm

của Xuân Quỳnh về tình yêu.

- HS suy nghĩ và trả lời. GV nhận xét, bổ

sung và gợi ý để HS tìm đọc thêm những tác

phẩm thơ tình của Xuân Quỳnh.

tả những bất trắc bôn ba, xa cách ngàn trùng trong cuộc đời. Tình yêu cho em sức mạnh để vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn. “Cũng nghĩ, một phương”:

khẳng định niềm tin tuyệt đối vào tình yêu. “Hướng về anh một phương”:

cách nói sáng tạo, không phải là phương hướng mà là phương của tình yêu, niềm tin.

“Dẫu xuôi về phương bắc

… Hướng về anh một phương”

- Sóng trở về với bờ, em cũng vượt qua khó khăn để đến với anh. “ Ở ngoài

kia đại dương …Dù muôn vời cách

trở”. Mượn quy luật của thiên nhiên, tác giả Xuân Quỳnh nói lên quy luật của tình yêu.

=>Khẳng định sức mạnh của tình yêu. - Khổ 8,9: Khát vọng tình yêu vĩnh hằng.

- Khát vọng tình yêu được tác giả thể hiện qua các cặp từ: Tuy- vẫn, dẫu – vẫn thể hiện sự khẳng định mạnh mẽ. - Nhà thơ nhận ra sự hữu hạn của kiếp người. Hạnh phúc của tình yêu mỏng manh và hữu hạn mà thời gian thì vô cùng vô tận

“ Cuộc đời tuy dài thế …đi qua”

- Khao khát một tình yêu bất tử.

Làm sao được tan ra

88

Hình thức câu hỏi thể hiện sự lo âu và khát vọng hoá thân vào sóng biển để vỗ tới ngàn đời bài ca bất tử về tình yêu. Từ ngàn năm gợi lên sự vô tận vĩnh hằng của thời gian. Các từ qua, xa, ra, nhỏ, vỗ kết thúc dòng thơ ngân vang gợi lên khát vọng tình yêu bất tử.

Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS đánh giá, tổng kết

16/ GV: Qua việc tìm hiểu bài thơ, em hãy

nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của

tác phẩm? Bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp sáng tác thơ Xuân Quỳnh

và nền thơ ca hiện đại Việt Nam 1945-1975?

- HS suy nghĩ trả lời. GV dùng PP giảng

bình để chốt ý và nêu lên những nhận xét về giá trị của bài thơ.

17/GV:Khát vọng tình yêu có lí tưởng quá

không? Em học được điều gì sau khi học bài

thơ “Sóng”?

3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật 3.1. Nội dung

- “Sóng” là bài thơ tình tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh, diễn tả một trái tim hồn hậu, mãnh liệt, một tình yêu muốn hiến dâng trọn vẹn, thuỷ chung tuyệt đối của tác giả.

-“Sóng” còn “tượng trưng cho cái đẹp,

cái tốt, cái cao quý của con người,

tượng trưng cho niềm khát khao được

sự hoàn thiện mình” (Lưu Khánh Thơ)

3.2. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ, nhịp thơ như nhịp sóng, giọng thơ: tha thiết, chân thành, đằm thắm.

- Ẩn dụ, tượng trưng kết hợp với nhân hoá, sử dụng nhuần nhuyễn các cặp tiểu đối.

- Tứ thơ có sự phát triển. Mở đầu sóng còn khoảng cách xa với người, giữa bài, sóng đồng hành với người, cuối tác phẩm, người nhập vào sóng.

4.Hướng dẫn HS củng cố kiến thức

89

- Đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Xuân Quỳnh? Đặc điểm ấy thể hiện qua bài

Sóng”như thế nào?

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)