Thuyết minh về giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 102)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.4. Thuyết minh về giáo án thực nghiệm

Thực nghiệm đề tài được thực hiện bằng hai giáo án với tổng số tiết là 4 ( Sóng: 2 tiết, Đất Nước: 2 tiết)

101

* Về phân nhóm lớp học:

GV chia lớp học thành 4 tổ, mỗi tổ có 2 nhóm, mỗi nhóm có 5 HS. Trong đó, mỗi nhóm có một nhóm trưởng làm nhiệm vụ điều hành hoạt động của nhóm trong quá trình thảo luận và một thư ký ghi chép lại kết quả của nhóm đã thống nhất.

Đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa trên ba căn cứ: - Nhóm tự đánh giá vào phiếu

- Các nhóm khác đánh giá vào phiếu

- Kết quả trình bày của nhóm do GV đánh giá.

*Về hệ thống câu hỏi trong giáo án:

Thiết kế đọc hiểu bài “Sóng”có tất cả 17 câu hỏi. Hệ thống câu hỏi được sắp xếp từ mức độ dễ đến khó, từ nhận biết, thông hiểu đến phân tích, đánh giá, khái quát. Cụ thể như sau:

- Nhóm câu hỏi những yếu tố ngoài văn bản: 3 câu - Nhóm câu hỏi tìm hiểu về tác phẩm: 12 câu

- Nhóm câu hỏi đánh giá nội dung và hình thức của tác phẩm: 2 câu

Các câu hỏi trong bài được sắp xếp theo tính hệ thống gồm nhiều dạng câu hỏi. Hệ thống câu hỏi liên kết với nhau về nội dung và hình thức biểu đạt. Yêu cầu của câu hỏi đa dạng, có câu hỏi nêu ra một yêu cầu, có câu hỏi đòi hỏi HS phải thực hiện nhiều yêu cầu. Vì vậy, nhiều câu hỏi được thiết kế theo kiểu chức năng tổng hợp: vừa yêu cầu HS nhận biết, phân tích, vừa đánh giá, so sánh vấn đề.

- Câu hỏi tìm hiểu yếu tố ngoài văn bản: 3 câu (1,2,3,) - Câu hỏi phát huy năng lực cảm xúc: câu 6

- Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng: câu 8

- Câu hỏi tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: 10 câu (4,5,7,10,11,12,13,14,15,16)

- Câu hỏi gợi tìm: Câu 10 - Câu hỏi so sánh: Câu 8

- Câu hỏi nêu vấn đề: Câu 11,15 - Câu hỏi thách thức: câu 17

Thiết kế đọc hiểu đoạn thơ “Đất Nước” - một đoạn thơ dài với 89 câu thơ, vì thế giáo án thiết kế có 29 câu hỏi. Hệ thống câu hỏi được sắp xếp từ mức độ dễ đến khó, từ nhận biết, thông hiểu đến phân tích, đánh giá, khái quát. Cụ thể như sau:

102

- Nhóm câu hỏi những yếu tố ngoài văn bản: 3 câu - Nhóm câu hỏi tìm hiểu về tác phẩm: 24 câu

- Nhóm câu hỏi đánh giá nội dung và hình thức của tác phẩm: 2 câu

“Đất Nước” là đoạn thơ dài, thuộc thể loại trường ca. Nội dung tư tưởng của đoạn thơ

rất lớn, đề cập đến những vấn đề mang tính thời đại. Đoạn thơ được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo trên các phương diện: thể thơ, câu thơ, kết cấu, giọng điệu, ngôn từ…Khi xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài giảng này, GV phải bao quát được các yêu cầu trên để giúp HS nhận thức được kiến thức cơ bản của bài học. Vì vậy, về số lượng câu hỏi của bài này nhiều hơn bài “Sóng”.

- Câu hỏi tìm hiểu yếu tố ngoài văn bản: 3 câu (1,2,3) - Câu hỏi phát huy năng lực cảm xúc: câu 6

- Câu hỏi liên, tưởng tượng: câu 7

- Câu hỏi tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản: 16 câu (4,5,7,8,9,10,11,12,13,15,18,21,23,25,26,27)

- Câu hỏi gợi tìm: 3 câu ( 11,12,13) - Câu hỏi so sánh: 2 Câu (19,28)

- Câu hỏi nêu vấn đề: 4 Câu (14,16,22,24) - Câu hỏi thách thức: câu 20

Như vậy, việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong hai giáo án trên thể hiện tính hệ thống và sự tiếp nối liên hoàn nhằm giúp HS hiểu được giá trị của mỗi tác phẩm. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy trên lớp, GV nêu thêm những câu hỏi khác, câu hỏi gợi tìm, gợi ý nhằm tạo nên tính tương tác trong giờ học và phát huy tính tích cực của HS.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “sóng” và “đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ) (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)